3 dạng sai khớp cắn thường gặp và giải pháp điều trị

hanhnguyentuminh

Thành viên
Tham gia
3/6/2016
Bài viết
0
Sai khớp cắn là tình trạng tương quan không đạt chuẩn giữa 2 hàm. Sự sai lệch này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự cân đối hài hòa của khuôn mặt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai cũng như chức năng của hàm nhai và sức khỏe răng miệng về lâu dài. Vậy nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn và cách điều trị như thế nào?

DCFvtDkmarlG9ic9eoR9Wfd43ii2dJ3NALwhnnEjYJP0pVts5V9czspEIBbNyylJ9qIckD05JXCUII4pc6iyxFlEUXiXx7IgFUzLy9QKoh-5sulVhF850haiXWdGD-chLUizTXIA


1. Sai khớp cắn là gì?
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm và răng trên – dưới, bao gồm cả tỷ lệ cân xứng và diện tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ và khi ăn nhai của răng cũng như của xương hàm.

Thông thường, một hàm răng đạt khớp cắn chuẩn phải đảm bảo cân đối và đều đẹp giữa hai hàm. Tuy nhiên, khi răng mọc không đúng thế, đúng chiều và phương bình thường, đặc biệt là ở nhóm răng trước thì đều dẫn đến hàm răng sai khớp cắn.

2. Tại sao răng bị sai khớp cắn?
Sai lệch khớp cắn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:

- Do di truyền: Nguyên nhân sai khớp cắn do di truyền chiếm đến 70%, răng lệch khớp cắn, hô móm chủ yếu do gen di truyền mà khi hầu hết khi lớn lên rồi ta mới phát hiện ra

- Mất răng sữa sớm: Nếu răng sữa mất sớm sẽ gây hiện tượng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, những chiếc răng xung quanh mọc chen lấn vào vùng bị mất răng, đến khi răng mất mọc lên không đủ chỗ sẽ dẫn đến tình trạng mọc chen chúc, chìa ra ngoài ngay nghiêng lệch… Do vậy để tránh tình trạng sai khớp cắn, cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm nha khoa để bác sĩ có phương pháp điều chỉnh cho răng mọc đúng vị trí ngay từ đầu

- Thói quen xấu hồi nhỏ: các thói quen như tật mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả lâu… kéo dài sẽ có xu hướng đẩy răng mọc không đúng vị trí ban đầu dẫn đến hiện tượng sai khớp cắn

3. Các dạng sai khớp cắn phổ biến
Các trường hợp răng hô vẩu, móm cụp, khấp khểnh, chen chúc, răng khểnh, méo vẹo đều được gọi là răng lệch khớp cắn, đôi khi là lệch khớp hàm tùy theo mức độ hoặc bản chất lệch lạc và do xương hay do răng gây ra.

Có thể phân biệt các dạng lệch lạc khớp cắn như sau:

Khớp cắn chéo: với các đặc điểm sau:

+ Đường đi qua trán – mũi – cằm bị gấp khúc ở khe răng cửa.

+ Các nhóm răng trong và ngoài đều xô lệch, đoạn nằm trong, đoạn nằm ngoài không theo thứ tự là móm hay hô vẩu.

✿ Khớp cắn chuẩn: Còn gọi là khớp cắn trung tâm. Đặc điểm của cắn chuẩn gồm:

Người có khớp cắn chuẩn sẽ có khuôn miệng và gương mặt cân đối, hài hòa

+ 3 phần trám – mũi – cằm tương quan rất cân đối dù nhìn nghiêng hay nhìn thẳng.

+ Nhóm răng trước của hàm trên (gồm các răng cửa và răng nanh) ở ngoài nhóm răng cửa trước của hàm dưới, nhưng không cách xa mà tiếp xúc với nhau ở khoảng 2/3 thân trong răng hàm trên (tính từ rìa răng lên) trong trạng thái nghỉ.

+ Đường chạy từ mũi qua khe răng cửa chính 2 hàm răng tới cằm là một đường thẳng và là trục trung tâm đối xứng của khuôn mặt.

Người có khớp cắn chuẩn khi có răng sai lệch thì không cần chỉnh về khớp cắn mà chỉ cần chỉnh về sự sai lệch của răng.

✿ Khớp cắn ngược:

Đây là dạng sai khớp cắn loại 3 với các đặc điểm sau:

+ Tương quan 3 phần trán – mũi – cằm bị lệch, gãy ở giữa gương mặt nên nhìn nghiêng sẽ thấy mũi gãy hoặc cằm nhô ra trước tạo mặt lưỡi cày.

+ Nhóm răng trước hàm trên ở trong nhóm răng trước hàm dưới và bị hàm dưới che khuất hoàn toàn.

+ Nhóm răng sau 2 hàm vẫn tiếp xúc nhau bình thường

+ Đường đi từ trán xuống mũi và cằm có thể gãy khúc, có thể thẳng nhưng nếu thẳng lại có thể bị lệch trái hoặc lệch phải.

+ Người bị cắn loại 3 ăn nhai khó khăn hơn, có thể phát âm không chuẩn xác và hay bị dị tật răng nanh ngầm.

✿ Khớp cắn sâu: Đặc điểm cụ thể của tình trạng sai khớp cắn này là:

+ Tương quan trán – mũi – cằm bình thường

+ Nhóm răng trước hàm trên che khuất hàm dưới, có tiếp xúc hoặc không, rìa răng trước hàm dưới chạm vào nướu trong hàm trên

+ Nhóm răng sau vẫn tiếp xúc bình thường.

Trường hợp sai khớp cắn gây nên cắn chéo
 
×
Quay lại
Top