Bộ lạc có phong tục "nude toàn tập"

dALo

Kẻ lang thang đi ngang cuộc đời ...
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2011
Bài viết
4.051
Ở đây, đàn ông dùng mảnh vải để che thân còn phụ nữ thì... không mặc gì.

Yawalapiti là một trong 14 bộ lạc sinh sống ở khu vực Công viên Quốc gia Xingu, Brazil. Theo thống kê năm 2011, dân số của bộ lạc chỉ có 156 người. Điểm đặc biệt nhất của bộ lạc này là theo phong tục truyền thống xưa, họ có thể "nude toàn tập".

Ngày nay, đàn ông dùng mảnh vải để che phía trước, còn phụ nữ thì vẫn... không mặc gì ngoài một vài miếng vải "tượng trưng" quấn qua vai. Chúng ta cùng ghé thăm bộ lạc được cho là kỳ lạ nhất Trái đất qua chùm ảnh dưới đây.

566561-120606kptinbotoc01b-b9579.jpg


Trang phục truyền thống của đàn ông gọi là xono, đó chỉ là một miếng vải nhỏ để che đằng trước. Họ còn tô điểm cho mình bằng chiếc mũ lông chim gắn nhựa thông. Còn phụ nữ "trang trí" người bằng các màu sơn tự nhiên, để ngực trần và quấn mảnh vải qua vai.


566561-120606kpbotoc02-091f8.jpg

Nhà của người Yawalapiti chủ yếu là những túp lều lớn, có một hay hai cửa nhỏ

566561-120606kpbotoc03-0c42e.jpg


Bên cạnh đó, hàng ngày, phụ nữ Yawalapiti bôi hạt urukum lên da cho có màu đỏ. Urukum là một loại cây có thân dài khoảng 2,7m, có gai nhọn màu đỏ hoặc xanh lá. Nếu tách quả urukum, bạn sẽ thấy trong đó có rất nhiều các hạt nhỏ. Mỗi hạt đều có sắc tố cam sẫm, bóp hạt urukum xoa lên người hay dùng nó làm màu vẽ là sở thích cũng như truyền thống của người Yawalapiti.


566561-120606kpbotoc04-f6862.jpg


Màu của Urukum còn được biết đến là màu sắc truyền cảm hứng cho các nghi lễ và mang đến cho họ sự hòa hợp với đất đai. Những người Yawalapiti vẽ trên cơ thể mình những hình khối, họa tiết riêng bằng quả urukum.


566561-120606kpbotoc05-1565c.jpg


Theo họ, cây urukum chính là sợi dây kết nối con người vào cõi tâm linh, bảo vệ họ tránh gặp phải điều xấu và khiến họ luôn ở trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái.


566561-120606kpbotoc06-174c6.jpg


Trong cuộc sống hàng ngày, sắc tố đỏ của urukum được dùng như một lá chắn để tránh khỏi ánh nắng Mặt trời, muỗi và được xem như là một biểu hiện của sức khỏe và vẻ đẹp.


566561-120606kpbotoc15-2e57b.jpg

Vào các dịp lễ, người Yawalapiti thổi sáo tre urua - một loại sáo truyền thống của bộ lạc

566561-120606kpbotoc14-48b0b.jpg

Người đàn ông này đang vẽ mình bằng urukum theo phong tục truyền thống, chuẩn bị cho nghi lễ sắp được diễn ra

566561-120606kpbotoc10-e1e85.jpg


Bên cạnh các phong tục có phần “lạ” trên, bộ lạc này còn nổi tiếng với nghi lễ Quarup - nghi lễ tôn vinh cái chết của người quan trọng đối với họ.


566561-120606kpbotoc08-f5b1c.jpg


Nghi lễ thường tổ chức vào tháng 8 hàng năm và kéo dài vài ngày. Năm nay, lễ Quarup sẽ tổ chức cho hai người. Đó là một tộc trưởng của Yawalapiti và Darcy Ribeiro - một nhà nghiên cứu, nhà nhân chủng học, chính trị gia nổi tiếng đã có nhiều đóng góp cho hoạt động phát triển mối quan hệ giữa các bộ lạc châu Mỹ bản địa và nền giáo dục ở Brazil.


566561-120606kpbotoc09-c9469.jpg


Mặc dù Quarup là lễ hội giành cho người chết nhưng đây cũng là dịp để những người dân Yawalapiti được nhảy múa vui vẻ, ăn mừng cuộc sống và sự tái sinh. Bên cạnh đó, những cô gái trẻ có cơ hội lựa chọn cho mình người bạn đời. Họ đeo nhiều đồ trang sức rực rỡ nhằm thu hút ánh nhìn của đối phương. Những chàng trai trẻ sẽ tham gia thi đấu những cuộc đấu vật nhằm tìm ra người chiến thắng. Người này sẽ có cơ hội lựa chọn một người phụ nữ mà họ ưng ý nhất.


Còn đây là một vài bức ảnh về cuộc sống thường ngày của bộ lạc Yawalapiti:

566561-120606kpbotoc10-1e87f.jpg

Thành viên bộ lạc Yawalapiti bắt cá - nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho họ - trong Công viên Quốc gia Xingu, bang Mato Grosso, Brazil.

566561-120606kpbotoc11-0f34c.jpg

Người đàn ông Yawalapiti dùng cây timbo (một loại cây có độc với các loài thủy sinh) nhúng xuống nước cho độc tố trong cây lan ra, khiến lũ cá bị tê liệt để dễ dàng bắt chúng bằng tay.

566561-120606kpbotoc12-e1f8f.jpg

Trong khi cha mẹ làm việc thì những đứa trẻ chơi đùa với nhau bên bờ sông.

566561-120606kpbotoc13-6a2ce.jpg

Bên cạnh đó, các em còn được dạy học bắn tên


 
×
Quay lại
Top