Cái chết dưới góc nhìn khoa học (kỳ 1)

minhtinhsieudang

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/7/2010
Bài viết
134
Khoa học ngày càng tiến bộ giúp loài người nhận thức chính xác hơn về cái chết, nhưng quá trình này vẫn cách cái xa cái đích cuối cùng.
/COLOR]
Hành trình định nghĩa cái chết
Trong đại từ điển bách khoa Britannica ấn bản đầu tiên (1768), cái chết được định nghĩa đơn giản là “sự chia tách giữa phần hồn và phần xác”. Định nghĩa này cho thấy mối quan hệ giữa cái chết và các yếu tố tâm linh tồn tại cả trong giới học giả.

Nhưng đến ấn bản Britannica số 15 (1973), bài về cái chết đã dài hơn 30 lần, đồng thời cái chết cũng không còn được định nghĩa bằng những ngôn từ ngắn gọn mang tính khẳng định nữa, mà thay vào đó là sự thừa nhận cái chết “chỉ có thể được phỏng đoán” và là “câu đố cuối cùng của các nhà thơ”.

Điều này thể hiện sự gia tăng đáng kể lượng tri thức mà con người đã tìm ra từ giữa thế kỷ 18 đến nay, khi nhân loại đạt được những thành tựu to lớn trong việc nghiên cứu các lĩnh vực khoa học. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sinh lý học loài người khiến việc định nghĩa cái chết trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

chet.jpg

Trước đây, để xác định một nguời không còn sống, nguời phương Tây xác định cái chết bằng những cách đơn giản như đặt một chiếc lông vũ ở lỗ mũi, hay đặt một cái gương trước mặt người cần xác định. Nếu như chiếc lông không dịch chuyển, hay cái gương không bị mờ đi, thì người đó được coi như đã chết và tang lễ cũng như việc chôn cất được tiến hành.

Đến khoảng thế kỷ 18, cái chết được xác định qua việc nghe nhịp tim. Tuy nhiên, trong hàng thập kỷ trước khi chiếc ống nghe ra đời, người ta vẫn dựa vào một phương pháp gọi là phép thử Balfour, trong đó người ta đâm một mũi kim xuyên qua d.a thịt và chạm vào đến tim, sau đó theo dõi cử động của đầu kim để xác định tim còn đập hay không.

Thế nhưng, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự hoạt động của tim phổi đã không còn được coi là đóng vai trò quyết định đến việc xác định tình trạng sống chết của con người. Với kỹ thuật hô hấp nhân tạo, kích tim,... giới y học đã có thể khiến cho tim phổi hoạt động trở lại sau khi bị ngưng trệ tạm thời. Các thiết bị hỗ trợ sự sống như máy tim phổi nhân tạo thậm chí còn có thể giúp duy trì sự sống kể cả khi tim phổi đã dừng hoạt động. Dù hoạt động tim phổi được duy trì nhưng con người vẫn không bao giờ có thể tỉnh lại được. Đó là trường hợp não bị tổn thương quá nặng.

Năm 1968, ĐH Harvard đã đưa ra một định nghĩa mới về cái chết. Theo định nghĩa này, chết là khi não gặp phải những tổn thương không thể phục hồi được (tình trạng “chết não”), đẩy tình trạng tim phổi ngừng hoạt động thành trạng thái “chết lâm sàng”.

Chưa có khái niệm thuyết phục
Nếu coi linh hồn là cái gì đó khiến cho một người trở nên độc nhất và “mang tính người”, thì định nghĩa của ĐH Havard phần nào đó giống với định nghĩa cái chết trong ấn bản Britannica đầu tiên, nhưng thay vì dùng khái niệm “linh hồn”, định nghĩa mới này cho rằng, một người được xem là đã chết khi ký ức và nhân cách của người đó lưu giữ trong não bị biến mất, mà không thể phục hồi lại được.
khcn-chet6.jpg

Đã xảy ra nhiều trường hợp, người được đưa đi chôn vẫn còn sống. Các dấu vết khảo cổ học ở một số khu an táng cho thấy, nắp quan tài có vết cào cấu thể hiện sự bất lực của người nằm trong đó. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, dựa theo định nghĩa trên, những trường hợp vỏ não bị thương tổn, con người có thể bị rơi vào tình trạng mất trí nhớ, không thể chữa trị hay phục hồi được, trong khi người đó vẫn có khả năng sống, chỉ ký ức và nhân cách trước đây của họ bị mất vĩnh viễn. Cái chết, khi đó được dành cho “con người trong quá khứ".Vì vậy, hầu hết các quốc gia phát triển đều ký vào một văn bản pháp lý định nghĩa chết là cái chết của não, bao gồm cả vỏ não và thân não.

Ở người, thân não điều khiển các hoạt động như hô hấp, cử động và nói năng. Theo như định nghĩa này, một người được xem là đã chết về mặt pháp lý nếu não của người đó mất hoàn toàn tất cả các chức năng thần kinh đối với cơ thể.

Thế nhưng, việc căn cứ vào tình trạng của não làm tiêu chuẩn cho việc xác định cái chết cũng không làm định nghĩa về cái chết trở nên đơn giản. Việc xác định xem một bộ não phải bị tổn thương ở mức độ nào mới được tính là đã chết cũng còn nhiều tranh cãi.

Điều này dẫn đến sự chênh lệch trong việc định nghĩa cái chết giữa các cơ quan pháp lý với giới y học và thậm chí, cả trong giới y học với nhau. Thêm vào đó, máy móc hiện đại dù có thể phát hiện được những dấu hiệu nhỏ nhất của sự sống, nhưng việc đo nhầm và đo sót là hoàn toàn có thể xảy ra.

Như vậy, sau hàng nghìn năm, con người vẫn chưa thể có một định nghĩa về cái chết nào thực sự thuyết phục. Thậm chí, có vẻ khoa học càng phát triển, việc đưa ra định nghĩa tổng quát về cái chết càng khó đạt được. Gần như, loài người chỉ mới có thể định nghĩa cái chết trên từng khía cạnh cụ thể.

Câu trả lời cho câu hỏi “bản chất cái chết là gì?” có lẽ phải để lại cho hậu thế tiếp tục khám phá. Trong khi hiện tại, chúng ta vẫn phải bằng lòng với định nghĩa “chết là khi người ta không sống” hay "con người chỉ thực sự chết khi bị người đời quên lãng".

tôi không muốn khi chết bị nhôt trong quan tài bị ngộp thở đâu :KSV@17::KSV@17:
 
Xem thử phim Buried (2010) thì bạn sẽ hiểu cảm giác bị chôn sống là như thế nào
 
×
Quay lại
Top