Đề xuất mở rộng hàng loạt ga đường sắt tuyến TP.HCM - Hà Nội

Kienyei

Thành viên
Tham gia
11/12/2023
Bài viết
71
Trong báo cáo giữa kỳ quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế vừa được liên danh tư vấn Trung tâm Đầu tư phát triển GTVT và Công ty CP Tư vấn đầu tư - xây dựng GTVT gửi lên Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất mở rộng năm ga trên tuyến đường sắt quan trọng TP.HCM - Hà Nội. Cụ thể, liên danh tư vấn cho biết trong tám ga được quy hoạch thì có đến năm ga được đề xuất mở rộng.
duong-sat-1-5454.jpg.webp


Khai thác du lịch, kết nối cảng
Theo đó, Ga Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình, ga đầu mối đường sắt quốc gia kết nối cụm cảng thủy nội địa Ninh Bình - Ninh Phúc) được đề xuất mở rộng từ 6,2 ha lên 6,5 ha. Lý do là khối lượng hàng hóa qua ga có xu thế tăng lên, cùng với các hoạt động liên quan như khai thác cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc, cảng cạn Phúc Lộc, trung tâm logistics và việc sẽ tập trung chạy tàu hàng khi tuyến đường sắt tốc độ cao đi vào khai thác dự kiến trong tương lai.

Ga Khoa Trường (tỉnh Thanh Hóa, ga đầu mối đường sắt quốc gia nhằm trung chuyển hàng hóa phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn) được đề xuất mở rộng từ 4,9 ha lên 18,5 ha. “Về quy mô, ga đường sắt kết nối với Khu kinh tế Nghi Sơn và cảng biển Nghi Sơn cần đáp ứng nhu cầu xếp dỡ khoảng 2-3 triệu tấn/năm đến năm 2050, quy mô dự kiến đạt 12-18 ha” - liên danh tư vấn nói về lý do ga này cần mở rộng.

Ga Vinh (TP Vinh, tỉnh Nghệ An, ga đường sắt quốc gia trong đô thị, có vai trò du lịch) được đề xuất mở rộng từ 6,21 ha lên 6,5 ha. Về chức năng, Ga Vinh là ga hỗn hợp, ưu tiên phục vụ hành khách, có bãi hàng phục vụ nhu cầu hàng tiêu dùng cho khu vực TP Vinh và huyện lân cận, không có nhánh kết nối với cảng biển, cảng cạn.

Ga Kim Liên (TP Đà Nẵng, ga đầu mối đường sắt quốc gia kết nối với cảng Liên Chiểu) được đề xuất mở rộng từ 7,27 ha lên 18,5 ha. “Thực trạng Ga Kim Liên chưa được thiết kế để có năng lực tiếp nhận xếp dỡ khối lượng hàng hóa, hành khách đủ lớn. Nếu đảm nhận thêm phần ga hàng của Ga Đà Nẵng và kết nối với cảng biển Liên Chiểu, Ga Kim Liên cần phải quy hoạch mở rộng và có đường kết nối ra khu công nghiệp và cảng Liên Chiểu” - báo cáo lý giải.

Cuối cùng là Ga Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận, đường sắt quốc gia trong đô thị, có vai trò kết nối tuyến đường sắt du lịch) được đề xuất mở rộng từ 4,45 ha lên 12,5 ha. Liên danh tư vấn cho biết theo định hướng, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt là tuyến đường sắt phục vụ hành khách, đặc biệt là khách du lịch để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Lạt và TP Phan Rang - Tháp Chàm.

Ga Khoa Trường (tỉnh Thanh Hóa, ga đầu mối đường sắt quốc gia nhằm trung chuyển hàng hóa phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn) được đề xuất mở rộng từ 4,9 ha lên 18,5 ha.

Quy hoạch để tạo quỹ đất dự trữ
“Quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế nhằm đồng bộ với quy hoạch các tỉnh có ga đường sắt để đưa ra phương án dự trữ quỹ đất và mở ra cơ hội đầu tư kinh doanh đường sắt gắn với đầu tư, phát triển kinh tế của địa phương” - báo cáo nêu về lý do cần phải quy hoạch lại các ga cho phù hợp.

Đọc thêm

Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Bao-Phap-luat-tphcm.jpg
 
×
Quay lại
Top