Khám Phá Top 5 Lễ Hội và Di Tích Ấn Tượng tại Bắc Ninh: Hành Trình Văn Hóa Độc Đáo

Ngocha203

Thành viên
Tham gia
3/1/2024
Bài viết
1

1. Giới Thiệu Về Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Nơi đây được mệnh danh là Kinh Ba, là một trong tứ trấn (trấn Bắc) của Kinh thành Thăng Long, có vị trí quan trọng về an ninh – quốc phòng, đồng thời là vùng đất địa linh nhân kiệt với nền văn hiến lâu đời. Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi, Bắc Ninh là một trong 8 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng.


Tuy không có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên như một số tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng Bắc Ninh từ lâu đã được biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, giàu giá trị lịch sử, truyền thống, khoa bảng, đức hy sinh và cách mạng. Đây là nơi hội tụ nhiều tinh hoa của các làng nghề truyền thống, các lễ hội, phong tục tập quán dân gian đặc sắc, là địa điểm hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Dưới đây là những lễ hội và di tích độc đáo mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm Bắc Ninh.

2. Di Tích Lịch Sử Độc Đáo

a. Chùa Phật tích – Di tích Bắc Ninh

Chùa Phật Tích tên chữ là Vạn Phúc Tự, được xây dựng trên núi Phật tích thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, cách Hà Nội 20km về phía Đông. Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời với kiến thức mang đậm dấu ấn thời Lý.

Chùa Phật Tích - Di sản văn hóa Bắc Ninh


Chùa Phật Tích – Di sản văn hóa Bắc Ninh


Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, với những giá trị còn lưu giữ được đến ngày nay, chùa Phật tích không chỉ vinh dự được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, mà còn là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia có một không hai trong cả nước là: đại tượng Phật A Di và hàng tượng 10 linh thú trước cửa tam quan.

Đặc biệt là bức tượng Phật A di đà cao 27m nằm trên đỉnh núi, được đánh giá là một trong những bức tượng đá lớn bậc nhất Đông Nam Á với nhiều đường nét chạm khắc rất công phu và tinh xảo.

Đến với chùa Phật tích, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên để cảm nhận được sự tài hoa của các nghệ nhân thông qua công trình kiến trúc, sự thư thái trong không gian linh thiêng khi lễ Phật và hơn hết là được thưởng thức những món ăn chay bình dị.

b. Đền Bà Chúa Kho

Đền bà Chúa Kho khi xưa nằm tại lưng chừng núi Kho, Bắc Ninh. Ngày nay, sau quy hoạch lại thì đền thờ bà Chúa Kho có địa chỉ tại làng Cổ Mễ, phường Ninh Vũ, thành phố Bắc Ninh. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ với những đường nét chạm khắc công phu.

Đền Bà Chúa Kho - Di tích văn hóa Bắc Ninh


Đền Bà Chúa Kho – Di tích văn hóa Bắc Ninh


Ngoài ra, đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử quan trọng nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ bao gồm: Đình – Chùa – Đền đã được nhà nước công nhận. Không chỉ là di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao mà nơi đây còn mang giá trị tín ngưỡng tâm linh, thu hút nhân dân khắp cả nước hành hương mỗi dịp lễ hội hàng năm.

c. Đền Đô

Đền Đô là một trong những ngôi đền vô cùng nổi tiếng thờ 8 vị vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Ngôi đền này được xây dựng trên đất của làng Đình Bảng với diện tích hơn 31.000 m2. Đền được dựng trên nền đất xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương. Trải qua thời gian dài do chiến tranh tàn phá, đền Đô đã được tu sửa và mở rộng nhưng vẫn theo đúng hình dáng và kiến trúc ban đầu.

Đền Đô - Di tích văn hóa Bắc Ninh


Đền Bà Chúa Kho – Di tích văn hóa Bắc Ninh


Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và dân gian được kết hợp hài hòa, chạm khắc tinh xảo. Các công trình trong khu đền sắp xếp hài hòa với thiên nhiên khoáng đạt. Với những giá trị lịch sử sâu sắc, đền Đô không chỉ là một di tích lịch sử văn hóa mà còn là điểm đến linh thiêng ở đất Kinh Bắc.

d. Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp nằm ngay khu vực ven sông Đuống, quanh chùa có dòng sông uốn lượn quanh co là khung cảnh vô cùng nên thơ. Chùa còn có tên khác là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Đây là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được vẻ đẹp sơ khai lúc ban đầu.

Chùa Bút Tháp - Di tích văn hóa Bắc Ninh


Chùa Bút Tháp – Di tích văn hóa Bắc Ninh


Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa cổ với nét kiến trúc vô cùng độc đáo. Ninh Phúc tự được cho xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 thời Hậu Lê. Kiến trúc xây dựng của chùa theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.Tuy đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính. Đây cũng là một trong những di tích lịch sử Quốc Gia mà du khách nên ghé tới. Đặc biệt bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội chùa Bút Tháp.

e. Chùa Dâu

Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Được biết đến là một ngôi chùa có niên đại hàng nghìn năm và là ngôi chùa cổ được hình thành sớm nhất tại nước ta. Đây là một trong những công trình di tích lịch sử tín ngưỡng đánh dấu sự khởi nguồn phát triển của Phật giáo tại Việt Nam.

Chùa Dâu - Di tích văn hóa Bắc Ninh


Chùa Dâu – Di tích văn hóa Bắc Ninh


Kiến trúc của chùa cho đến ngày hôm nay vẫn giữ nguyên kết cấu “nội công ngoại quốc”. Bao gồm các hạng mục: Cổng tam quan, Tiền thất, Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Hậu đường, tháp Hòa Phong với diện tích hơn 177m2. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính là Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Bên cạnh đó là các công trình phụ trợ: nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, tường bao 4 hướng hình chữ Quốc…

Kiến trúc trang nhã và bí ẩn của chùa làm cho nó trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách.

3. Lễ Hội Nổi Tiếng

Bắc Ninh được xem là vùng đất của lễ hội với gần 600 lễ hội truyền thống diễn ra trong năm, trong đó có nhiều lễ hội lớn, đặc sắc như: Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, Lễ hội Kinh Dương Vương, Lễ hội chùa Dâu, Lễ hội đền Bà Chúa kho… Mỗi lễ hội là một viện bảo tàng sống về văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, tập tục và những trò chơi dân gian truyền thống, là di sản quý hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

a. Hội Lim

Hội Lim là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời. Nó thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm và là sự kiện quan trọng, kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và tín ngưỡng tâm linh. Hội Lim không chỉ là dịp để cộng đồng kết nối, mà còn là nơi lưu giữ và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền, hát trong các tư gia, hát đối từng cặp. Khách hành hương, trảy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của địa phương, hay tham dự các trò chơi dân gian như đu bay, chọi gà…

Chèo thuyền hát quan họ


Chèo thuyền hát quan họ


b. Hội Đền Đô

Lễ Hội Đền Đô là một trong những sự kiện lễ hội quan trọng và truyền thống của người dân Bắc Ninh, Việt Nam. Thường được tổ chức từ ngày 14 – 16/3 âm lịch hàng năm tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang, khai mở cho một vương triều hưng thịnh, rực rỡ. Lễ Hội Đền Đô kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và các hoạt động tín ngưỡng, nơi được xem là linh thiêng và đồng thời là biểu tượng của lịch sử và văn hóa.

c. Hội đền Bà Chúa kho

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho là một trong những sự kiện lễ hội quan trọng, diễn ra hàng năm vào vào ngày 14 tháng giêng. Đây là lễ hội được tổ chức để tôn vinh Bà Chúa Kho, được xem là thần linh bảo vệ và mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho nhân dân. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ được hòa mình trong không khí trang nghiêm của các nghi lễ tế truyền thống cùng các trò chơi dân gian truyền thống náo nhiệt như chọi gà, kéo co…

Hình ảnh du khách đến chơi lễ hội Đền Bà Chúa Kho


Hình ảnh du khách đến chơi lễ hội Đền Bà Chúa Kho


d. Hội chùa Bút Tháp

Lễ Hội Chùa Bút Tháp được tổ chức vào ngày 23 – 24/3 âm lịch hàng năm tại Chùa Bút Tháp, nằm ở thôn Di Tiên, xã Di Sơn, huyện Tiên Du, là một trong những ngôi chùa có uy tín và quan trọng về mặt lịch sử cũng như tâm linh.

Lễ hội gồm 2 phần, trong đó phần lễ với những hoạt động tín ngưỡng như: lễ cúng Phật, lễ dâng hương, lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, lễ cúng tổ… được diễn ra chủ yếu trong khu nội tự. Sau phần lễ là đến phần hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: cờ tướng, bóng bàn, thi thả chim bồ câu và biểu diễn nghệ thuật chèo… Các hoạt động này không chỉ thu hút nhân dân trong tỉnh, mà còn có sự tham gia, giao lưu của nhiều đoàn văn nghệ, thể thao ở các tỉnh khác như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên.

e. Hội chùa Dâu

Đến hẹn lại lên, từ mùng 6 – 8/4 âm lịch, người dân 3 xã Thanh Khương, Trí Quả, Hà Mãn thuộc vùng Dâu – Luy Lâu, huyện Thuận Thành lại náo nức mở hội rước Phật Tứ pháp. Tới hội chùa Dâu, du khách và người dân địa phương sẽ được tham gia các nghi thức cổ truyền như cướp nước, múa trống, múa gậy và nhiều trò diễn xướng dân gian như chầu văn, hát chèo, hát trống quân,…

Nổi bật là hoạt động rước tượng Tứ Pháp từ 3 chùa về chùa Dâu “công đồng” hội tụ các yếu tố Mây + Sấm + Chớp = Mưa, đi sau đó 4 kiệu sẽ đến chùa Tổ thăm mẹ Man Nương. Đây là một trong những lễ hội lớn và lâu đời nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, phản ánh ước nguyện về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

4. Trải Nghiệm Ăn Uống và Du Lịch

a. Đặc Sản

Vùng đất Bắc Ninh nổi tiếng là làng quan họ có lịch sử lâu đời, với nền văn hoá đặc sắc, những công trình di tích cổ xưa và hơn hết nữa là được thiên nhiên ưu ái ban cho cảnh quan vô cùng xinh tươi, bình yên và đặc sắc.
Chưa dừng lại ở đó, những món ngon đặc sản cũng là một trong những lý do níu chân du khách.

Nơi đây đặc trưng với những đồng lúa mênh mông, cảnh đồng quê thanh bình và những món ăn tại đây cũng mang đậm hồn quê, mọi thứ thật bình dị, đơn giản, nhưng chỉ cần nếm thử, những hương vị bình dị ấy sẽ làm cho bạn nhớ mãi.

Các món đặc sản có thể kể đến như: bánh phu thê Đình Bảng – thứ quà quý mà lễ cưới nào cũng có; bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, nem làng Bùi, cháo thái Đình Tổ, gà Hồ hấp lá chanh, đậu Gù Trà Lâm, rượu Hoa Cúc… Những món ăn tuy bình dân nhưng mang đậm hồn cốt người dân Kinh Bắc.


Đặc sản Bắc Ninh


Đặc sản Bắc Ninh


b. Thử Nghiệm Các Quán Cà Phê Cổ Kính

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với di sản văn hóa mà còn là địa điểm thuận lợi cho những người yêu thích không gian cà phê độc đáo và cổ kính. Dưới đây là một số quán cà phê cổ kính ở Bắc Ninh mà bạn có thể thử nghiệm:

– Cà Phê Phố Cổ – Bảo Vệ Nét Đẹp Cổ Kính

Địa Chỉ:
Số 15 Phố Cổ, TP. BN

Nằm ẩn mình trong con ngõ nhỏ của Phố Cổ, quán cà phê này giữ được vẻ đẹp cổ kính với những bức tường gạch cũ, bàn ghế gỗ cổ điển và không gian yên bình.

– Cộng Cà Phê – Góc Ngọc Lâm Cổ Kính

Địa Chỉ:
Số 34 Đặng Thái Thân, TP. BN

Dù là một chuỗi cà phê nổi tiếng, nhưng chi nhánh ở Bắc Ninh lại mang một vẻ đẹp cổ kính với không gian mở, view thoáng đãng và trang trí độc đáo.

– Quán Cà Phê Nhà Thờ – Hòa Quyện Với Khung Cảnh Lịch Sử

Địa Chỉ:
Gần Nhà Thờ Lớn, TP. BN

Nằm gần Nhà Thờ Lớn, quán cà phê này mang đến không gian ấm cúng với những bức tường cổ kính, tạo nên một bức tranh hòa quyện với không khí lịch sử xung quanh.

– Cà Phê Gia Đình – Bản Năng Tình Thân

Địa Chỉ:
Số 28 Nguyễn Thị Mình Khai, TP. BN

Quán cà phê này giữ được vẻ cổ kính qua từng chi tiết trang trí, với những hình ảnh gia đình truyền thống, làm cho bạn có cảm giác như đang ngồi trong một không gian gia đình ấm áp.

5. Những Gợi Ý Đặc Biệt

Một số tour, tuyến du lịch tiêu biểu nội tỉnh Bắc Ninh

Hành trình theo địa chỉ đỏ: Khu Lưu niệm Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ – làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê – đền Đô – Đình Bảng – chùa Phật Tích

Tìm về truyền thống khoa bảng vùng Kinh Bắc: Văn Miếu Bắc Ninh – đền thờ Lê Văn Thịnh – Khu di tích Lệ Chi Viên – làng nghề đúc đồng Đại Bái – lăng và đền thờ Kinh Dương Vương – làng tranh Đông Hồ

Du lịch cộng đồng – về Miền Quan họ: chùa Dạm – làng gốm Phù Lãng – làng Quan họ Viêm Xá (nơi thờ Vua Bà – Thủy Tổ Quan họ)

Văn hiến Kinh Bắc : đền Đô – đình Đình Bảng – lăng Kinh Dương Vương – làng Tranh Đông Hồ – chùa Bút Tháp

Kết Luận

Bắc Ninh không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những người muốn khám phá lịch sử và văn hóa độc đáo mà còn mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời. Hãy bắt đầu hành trình của bạn và khám phá những điều mới mẻ tại vùng đất này.


Sinh viên thực hiện: Chu Thị Ngọc Hà

Mã sinh viên: 21050182

Lớp học phần: INE3104 8
 

Đính kèm

  • 15_(2) (1).jpg
    15_(2) (1).jpg
    697,7 KB · Lượt xem: 0
×
Quay lại
Top