Kinh nghiệm luyện và thi Listening IELTS (part 1)

Tham gia
5/1/2016
Bài viết
0
(Du học CHD) - Nhiều học sinh than với CHD là IELTS Listening khó lấy hết điểm, khó nghe hết. Tuy nhiên, trên thực tế, Listening là phần dễ ăn điểm nhất trong đề thi IELTS Acedamic. Trong bài viết này, CHD sẽ chia sẻ với các bạn học sinh về kinh nghiệm ôn thi cũng như luyện thi Listening theo từng dạng bài.

Dạng bài điền tên, số, mã số
Đây có thể nói là dạng bài thường chỉ gặp ở session 1 hoặc 2 trong đề thi nghe IELTS thôi. Nhiều người coi nó là cách để kiếm điểm trong khi với vài người thì nó lại là ác mộng.
du học Phần Lan

Với dạng bài này, theo như CHD nhận thấy, đa phần người làm bài sẽ gặp những lỗi như sau:

✓ Điền sai hoàn toàn tên của người hoặc vật cần điền, hoặc điền sai mã số nào đó. Có thể người nghe sẽ điền thiếu số hoặc chữ, hoặc điền thừa số hoặc chữ.

✓ Người nghe không thể nghe được người ta đánh vần cái gì. Thông thường lỗi này là do kĩ năng nghe kém, không nghe kịp bài nghe

Kinh_nghiem_luyen_nghe_IELTS%20(2)(1).jpg

Ở part 1 thì thường là người nghe phải điền vào một cái form nào đó. Và người nói sẽ nói một số từ như “CV”, “profile”, details”. Thực tế cái khó của bài này là người ta “làm khó” các bạn khi đánh vần thôi. Nếu thực sự ko biết người ta nói tới đâu trong bài đọc và câu hỏi thì rất khó để các bạn lấy điểm ở mức “cơ bản” nhất ấy chứ.

Với dạng bài này, một điều cơ bản nhất các bạn cần biết đó là sự khác nhau giữa cách phát âm của một số từ như “8” và “H”. Ngoài ra còn vấn đề ở cách phát âm chữ X, không hề giống như trong tiếng Việt. Do đó, điều đầu tiên các bạn cần biết là tìm hiểu lại cách phát âm của bảng chữ cái Alphabet trong tiếng Anh. Thêm nữa không nhiều người chịu để ý phát âm chữ Z, hay nhiều người nhầm giữa “G” và “J”, nhầm giữa “E” và “I”, hay nhầm “K” và từ “key”. Đây là những sai lầm rất cơ bản và chủ quan. Bạn đừng đánh rơi điểm ở phần này nha ^^

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của các giảng viên CHD, bạn cũng cần nắm được quy luật đánh vần; thông thường, người Anh vẫn add intonation khi đánh vần. Thực tế là nếu đọc 3 chữ liền nhau, trọng âm sẽ nhấn âm vào chữ đầu và chữ cuối. Quy luật này áp dụng đọc bộ 3 từ đầu tới cuối, nếu ở cuối gồm 4 hoặc 2 chữ thì sẽ đọc luôn cụm này (quy tắc nhấn không đổi). Ngoài ra quy luật đánh vần sẽ thay đổi khi đánh vần 2 chữ liền nhau. Tức là sẽ đọc 2 chữ này và 1 chữ sau hoặc trước nó thành 1 bộ 3. (thực tế quy tắc đánh vần rắc rối hơn rất nhiều, nhưng chỉ cần nắm cơ bản là vậy). Tương tự với số hoặc một dãy code (gồm cả số và chữ.

Khi đánh vần một dãy số người ta có nhiều cách, đọc từng số, theo bộ ba, hoặc đọc 2 số thành 1 cặp với nhau. Trong bản thân các số có đa âm người ta cũng đọc có trọng âm rõ ràng, nhiều bạn không để ý tới việc phát âm này.

Khi nghe thì các bạn hãy tập thói quen nhẩm lại trong đầu, sau khi người ta đánh vần xong, sẽ nói tiếp thông tin nào đó ko quan trọng, dành thời gian này để các bạn nhẩm lại và điền sẽ tốt hơn là điền ngay lúc đó. (áp dụng cho số và tên thôi, dùng cho code thì dễ nhầm lắm).

Kinh_nghiem_luyen_nghe_IELTS%20(3).jpg

Lưu ý, tên các con đường thường sẽ không được đánh vần đâu, do đó, các bạn nên chịu khó đọc báo, để ý tới tên địa chỉ, thực tế tên đường trong IELTS được đặt tên rất dễ thôi, đều là các từ thông thường.

Với dạng bài này, và với bài task 1,2,3 nói chung, do hình thức bài nghe là cuộc giao tiếp giữa 2 đối tượng, nên chỉ có 2 giọng mà thôi, các bạn cần nhớ rõ 2 giọng này. Do hình thức của IELTS thông thường là thông tin cần cho bài test là nằm đa số trong câu trả lời của một người thôi (có thể là của người mua hay người bán, của thầy hay của trò, của gái hay của dai…) Nên bạn nên tập trung nhiều vào một người nắm thông tin thôi (tuy nhiên các bạn nên đọc trước câu hỏi để dự đoán nó sẽ do ai trả lời, sẽ tốt hơn nhiều, do đó cần luyện kĩ năng đọc nhanh để đọc đề).


Cách tập luyện cho dạng bài này:
Các bạn có thể tham khảo ở sách Listening Strategies for the IELTS Test (sách hình chìa khóa ở bìa)

Tập viết và nhẩm tất cả tên của mọi người, hoặc dãy số bạn gặp (dùng ngay trong cái danh bạ của các bạn là đủ), hoặc dãy code nào bạn gặp. Biến nó thành phản xạ của bạn luôn.

►►Một số lưu ý nhỏ:

Tên các con đường thường sẽ không được đánh vần đâu, do đó, các bạn nên chịu khó đọc báo, để ý tới tên địa chỉ, thực tế tên đường trong IELTS được đặt tên rất dễ thôi, đều là các từ thông thường.

Nhiệt độ được đọc là 19 degrees Celsius hoặc 19 degrees Fahrenheit. Các bạn có thể viết tắt là C hay F đều được nhé.

CHD chúc các bạn ôn thi thành công ^^
Nếu có vấn đề gì thắc mắc về luyên thi IELTS hay du học Phần Lan 2016, các bạn hãy gọi ngay đến số Hotline của CHD để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé

Hotline_CHD-tu-van-du-hoc.jpg
 
×
Quay lại
Top