kinh nghiệm phân loại đồ và lượng giặt quần áo

aahuyen276

Thành viên
Tham gia
3/12/2015
Bài viết
1
Tại sao nên phân loại quần áo trước khi giặt?
Bạn đã bao giờ nhìn thấy chiếc áo ưa thích của mình bị dính màu loang lổ? Hay chiếc áo màu đỏ mới toanh, sau một lần giặt đã chuyển sang màu hồng? Đó là do bạn chưa phân loại quần áo đúng cách. Phân loại quần áo đúng cách không chỉ là để riêng quần áo trắng và quần áo màu. Việc phân loại không đúng cách có thể làm hỏng bộ quần áo của bạn, thậm chí, hỏng cả máy giặt. Hãy làm theo những hướng dẫn sau đây của máy giặt để lúc nào cũng là những người nội trợ giỏi giang bạn nhé.


Phân loại đồ trước khi bỏ chúng vào máy giặt
Trước tiên, bạn cần đọc kỹ ghi chú trên nhãn mác quần áo để có thể chọn chế độ giặt phù hợp giúp quần áo đạt được hiệu quả giặt sạch vượt trội mà vẫn bảo quản được quần áo bền lâu.
Sau đó, bạn hãy phân loại quần áo theo các đặc điểm như: màu sắc, loại vải để gom chúng giặt theo từng chương trình phù hợp.
Phân loại theo màu sắc của quần áo
Quần áo màu trắng: Đối với những loại quần áo của màu trắng bao gồm: áo thun, tất (vớ), áo sơ mi, vỏ gối, khăn tắm, đồ vải lanh và các quần áo màu trắng khác. Nên giặt phần quần áo này bằng nước nóng khoảng 50 độ C (trừ khi trên nhãn mác của quần áo ghi thông tin cụ thể về cách giặt)

Giặt đồ trắng riêng giúp bạn bảo quản chúng không bị ố màu
Quần áo màu sáng:
Cách phân loại quần áo bạn có thể gom những loại quần áo sáng màu không phải màu trắng như: hồng, cam, vàng, xanh nhạt… Những quần áo có màu trắng, nhưng trên áo có logo màu, in màu… cũng thuộc phần này. Nên giặt phần quần áo này với nước ấm khoảng 35 độ C.
Quần áo tối màu: Đối với những loại quần áo tối màu như: đen, xanh hải quân, xanh jeans sẽ thuộc nhóm này. Bạn hãy lưu ý càng tôi màu càng rất dễ bị ra màu dẫn đến quần áo của bạn bị bạc màu. Do đó, bạn cần giặt bằng nước lạnh khoảng 25 độ C.
Phân loại theo chất liệu vải
Đối với loại quần áo nhạy cảm: Bạn cần phân loại và giặt riêng đối với những loại quần áo dễ bị hư hỏng này như: len, lụa, satin, thêu ren hoặc bất cứ sản phẩm trên nhãn yêu cầu "giặt bằng tay". Các sản phẩm này phải được giặt riêng từng sản phẩm bằng nước lạnh, hoặc theo đúng cách mà nhà sản xuất yêu cầu.


Đồ mỏng, quần áo lót: Đối với những loại quần áo này bạn nên cho vào trong túi giặt nhỏ để tránh bị hỏng cũng như bị biến dạng do tốc độ quay vắt của máy giặt.
Các loại khăn lồng: Đối với khăn lông bạn nên giặt riêng và chọn chương trình giặt phù hợp với loại hay hoặc giặt tay để tránh tình trạng xơ bộng dính lên quần áo
Phân loại quần áo theo độ bẩn
Bạn cần phân loại quần áo bẩn ít, vừa, bẩn nhiều để có cách xử lý trước khi giặt. Thông thường đối với những quần áo có vết bẩn khó tẩy như: Cafe, trà, bùn đất, máu khô, vết son môi,.. bạn nên sử dụng chất tẩy ở bên ngoài sau đó mới cho vào máy giặt.
Đảm bảo lượng đồ giặt phù hợp
Không được giặt quá tải. Điều đó có thể khiến quần áo không sạch, làm hỏng quần áo và thậm chí làm hư máy giặt.

Với loại máy giặt 7kg, có nghĩa là khối lượng đồ cho vào máy giặt tối đa là 7kg. Con số này được hiểu là 7kg đồ khô. Để kéo dài tuổi thọ máy giặt, bạn nên giặt tối đa 80% khối lượng giặt của máy.
Trọng lượng trung bình của áo sơ mi và áo thun là 200gr/cái, quần tây 400gr/cái và quần Jean là khoảng 600gr.
Với các loại đồ len có thể giặt máy, bạn chỉ nên giặt tối đa 2-3 cái cho 1 lần giặt.
 
×
Quay lại
Top