Một số dấu hiệu nhận biết bệnh bong gân khớp cổ chân

hoangquanlaij

Thành viên
Tham gia
14/9/2017
Bài viết
0
Bệnh bong gân khớp cổ chân là tình trạng mà nhiều người thường gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy không quá ngu hiểm nhưng nếu không tìm được phương pháp chữa đau khớp cổ chân phù hợp có thể dẫn đến trật khớp cũng như viêm xương khớp.

1. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh bong gân khớp cổ chân

Ngay sau chấn thương, khớp cổ chân đau kèm theo sưng nề, bầm tím, căng mọng, giảm hoặc mất vận động. Khi tình trạng cấp tính qua đi, thăm khám lâm sàng có thể thấy khớp cổ chân mất vững. Nếu bong gân mức độ nặng, người bệnh có thể nghe tiếng “rắc” khi chấn thương, sau đó mất cơ năng cổ chân giống gãy xương.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh bong gân khớp cổ chân


Chụp phim X-quang

Cấu trúc xương không thay đổi. Có thể thấy hình ảnh gián tiếp của tổn thương dây chằng như bong mộng chầy mác (tổn thương dây chằng bên mác), khe sáng mắt cá trong giãn rộng (tổn thương dây chằng delta-bên chầy).

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chỉ định chụp MRI khi nghi ngờ tổn thương dây chằng mức độ nặng hoặc tổn thương sụn khớp và khi cổ chân hết giai đoạn sưng nề.

Phân độ dựa trên mức độ tổn thương dây chằng.

Độ 1 (mức độ nhẹ): Các dây chằng bị kéo giãn nhẹ, tổn thương ở mức độ vi thể trên các sợi xơ. Biểu hiện: sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân.

Độ 2 (mức độ trung bình): Đứt một phần dây chằng. Biểu hiện: Sưng nề mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân, có cảm giác mất vững khớp cổ chân khi thăm khám.

Độ 3 (mức độ nặng): Đứt hoàn toàn dây chằng. Sưng nề, bầm tím toàn bộ khớp cổ chân. Thăm khám thấy khớp cổ chân mất vững rõ.

2. Phương pháp điều trị bệnh bong gân khớp cổ chân

Hầu hết các trường hợp bong gân cổ chân không cần phẫu thuật, kể cả bong gân mức độ nặng. Có 3 bước điều trị bong gân khớp cổ chân từ mức độ nhẹ đến nặng:
  • Bước 1: Nghỉ ngơi, bất động, giảm sưng nê.̀
  • Bước 2: Tập luyện nhằm sớm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng cường sức mạnh cho cơ.
  • Bước 3: Tiếp tục tập luyện, thích nghi và trở về các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày.

3. Hướng dẫn điều trị bong gân khớp cổ chân tại nhà

Đối với bong gân mức độ nhe,̣ bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách sau càng sớm càng tốt:

Nghỉ ngơi, không đi lại trên chân bị chấn thương

Chườm đá tại vị trí sưng nề. Mỗi lần chườm 20-30 phút, mỗi ngày chườm 3-4 lần. Không đặt đá trực tiếp lên da mà túi đá chườm qua lớp vải khăn

Băng chun. Dùng băng chun băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân.

Kê cao chân. Trong vòng 48 giờ đầu, nên kê chân cao hơn mức tim.

Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề thông thường như ibuprofen, alphachoay...

Trên đây là những chia sẻ bênh bong gân khớp cổ chân tại nhà . Hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm nay. Mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm thuốc điều trị viêm chu vai là gì? Cách điều trị ra sao vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp ngay nhé.
 
×
Quay lại
Top