Nghĩ về bài văn của em học sinh lớp 4 gửi ông Tập Cận Bình

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Khi đọc được bài văn “lạ” của các em học sinh lớp bốn trường Hà Nội Amsterdam tôi vô cùng xúc động.
Văn học là nhân học - đã từ lâu chúng ta cứ ngỡ mình quên đi vai trò của văn học, giá trị của văn học không được đề cao đúng mức của nó. Nhưng riêng với cá nhân tôi thì trong những trang văn học luôn giúp tôi tìm thấy được những bài học sâu sắc. Và chiều nay khi đọc được những bài văn “lạ” của các em học sinh lớp bốn trường Hà Nội Amsterdam thì tôi càng cảm thấy xúc động nhiều hơn.

Tháng ba, tháng tình nguyện qua đi với những hoạt động thiết thực hướng về Trường Sa và Hoàng Sa thu hút đông đảo các bạn trẻ trong cả nước tham gia. Nhưng những hoạt động ấy không thể theo thời điểm mà cần được nhân rộng và đi sâu vào cuộc sống thường nhật. Và nếu như các bạn đọc được những bài văn của các em học sinh lớp 4 gửi cho ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc thì chắc hẳn các bạn sẽ nhìn thấy được đằng sau những bài văn ấy là tinh thần yêu nước của rất nhiều bạn nhỏ hiện nay.

Không chỉ là những bài văn

Mỗi chúng ta có một quan điểm, một suy nghĩ khác nhau về lòng yêu nước. Có thể lòng yêu nước của các bạn là cố gắng học thật giỏi để đưa đất nước phát triển vươn lên, yêu nước của tôi là cố gắng sống trọn vẹn mỗi ngày và cống hiến sức trẻ cho xã hội. Nhưng với những em nhỏ học sinh lớp 4 thì các em đã tự tay mình viết những dòng thư cho Chủ tịch nước Trung quốc để nói về việc hải quân nước này bắn cháy ca bin tàu cá Việt Nam. Từ cách giảng bài của cô Nguyệt Anh cho đến khi các em thể hiện được ý thức, thái độ của mình quả là một bài học giá trị về lòng yêu nước.

thu-820786-7666.jpg


Từ trước đến nay cách ra đề của cô Cô Nguyệt Anh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Hà Nội - Amsterdam vốn nổi tiếng với những đề văn khơi gợi tâm hồn, tình cảm, trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh. Chính các học trò của cô đã tạo nên những “hiện tượng văn lạ” làm nổi sóng dư luận trong một thời gian dài như: “Nghĩ về đồng tiền” của Nguyễn Trung Hiếu, “Ba ngày làm chuột” của Ngô Thùy Dương…tôi đã thực sự ấn tượng và khâm phục cô. Nhưng ngày hôm nay khi đọc những bài văn do học trò cô làm tôi đã thấy được sức lay động lòng người trong từng câu chữ.

Giáo dục lòng yêu nước

Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được vun đắp và giữ gìn qua hàng ngàn thế hệ. Đất nước Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình. Những bài học về tinh thần chiến đấu hi sinh của cha ông chúng ta được học từ ngày còn bé. Khi lớn lên chúng ta chọn cho mình những cách riêng thể hiện lòng yêu nước. Thiết nghĩ cách cô Nguyệt Ánh giáo dục các em lòng yêu nước thông qua những đề văn như vậy rất đáng được để nhân rộng. Giảng những bài học thực tiễn, thổi vào các em một luồng gió mới. Không quên đi những giá trị trong văn học mà những bài tập làm văn của các em còn thể hiện được sự sáng tạo và câu chữ thuyết phục người nghe.

Hãy sống chậm lại, dành một khoảng thời gian nhỏ trong ngày để đọc những bài văn của các em. Có khi ta đã tự hào mình là người trẻ, tự hào về những điều mình làm, nhưng ngày hôm nay khi đọc thêm những bài văn của các em, là một thanh niên tôi cảm thấy những việc mình làm được là quá ít và mình cần học những giá trị xung quanh nhiều hơn nữa.
Ngay sau khi đọc những bài văn của các em nhiều bạn đọc cho rằng chúng ta nên dịch những bài văn này ra nhiều ngôn ngữ khác nhau để bạn bè quốc tế thấy được dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và thế hệ trẻ Việt Nam đang cố gắng sống để gìn giữ đất nước.

Những câu chữ dù không đẹp như bao bài văn mẫu, những suy nghĩ có khi lớn hơn tuổi của các em nhưng ẩn sâu bên trong đều thể hiện lòng yêu nước của các em. Thêm một giá trị nữa về lòng yêu nước giáo dục cho tất cả thế hệ trẻ.
Cảm ơn những bài làm văn của các em học sinh lớp 4 trường Hà Nội Amsterdam!

Theo Mực Tím
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
đọc đoạn văn được chụp cảm thấy rất là xúc động...không ngờ một học sinh lớp 4 có thể viết được như thế...đúng là xuất phát từ tình thương yêu gia đình thì không có gì là không làm được cả
 
×
Quay lại
Top