Ngừng cố gắng giải quyết vấn đề phức tạp

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
David Rock in Your Brain at Work



Làm bản thân sao lãng



Trong nghiên cứu của nhà khoa học thần kinh David Creswell, ông khám phá điều gì xảy ra trong bộ não khi con người tìm cách giải quyết những vấn đề quá lớn đối với ý thức của họ.



Mô hình quyết định mà Creswell thiết lập bao gồm việc lựa chọn 1 chiếc xe tưởng tượng để mua dựa trên nhiều nhu cầu và mong muốn. Mỗi chiếc xe được mô tả bởi 12 thuộc tính (ví dụ, nội thất bằng da). Mỗi nhóm người tham gia được đưa cho 4 lựa chọn. Các đối tượng tham gia phải chọn lọc những lựa chọn; những người chọn được chiếc xe “tốt” được xem là đưa ra những quyết định tốt hơn.


1 nhóm phải đưa ra 1 sự lựa chọn ngay lập tức. Những người đó đã không có được quyết định tối ưu. Nhóm thứ 2 có thời gian để cố gắng xử lý vấn đề. Nhưng những lựa chọn của họ cũng không tốt hơn là bao. Nhóm thứ 3 được cho biết vấn đề, sau đó được giao cho 1 nhiệm vụ gây sao lãng để làm trước – 1 việc gì đó hơi lấy đi sự chú ý của họ nhưng cho phép vô thức của họ làm được nhiều việc hơn. Nhóm này đã làm tốt hơn đáng kể so với 2 nhóm kia trong việc chọn chiếc xe tối ưu cho những nhu cầu tổng thể của họ.



Nói đơn giản là, những người bị làm sao lãng đã làm tốt hơn trong 1 nhiệm vụ phải xử lý vấn đề phức tạp so với những người nỗ lực dùng ý thức để xử lý vấn đề. Đó là vì thoát ra khỏi 1 vấn đề và sau đó quay trở lại với nó đem đến cho bạn 1 quan điểm mới. Điều đáng ngạc nhiên là hiệu ứng này đóng góp nhanh như thế nào – nhóm thứ 3 chỉ có 2 phút làm sao lãng để cho vô thức của họ tham gia. Điều này không phải nói về việc làm tâm trí im lặng. Mà nó là điều gì đó dễ đạt được đối với tất cả chúng ta hằng ngày, theo nhiều cách bé nhỏ.





Nguồn: PsychologyToday




 
×
Quay lại
Top