Nguồn gốc của giỗ tổ nghề may 12/12 âm lịch

seokenken

Banned
Tham gia
19/10/2019
Bài viết
0
Với những ai làm trong lĩnh lực may mặc thì ngày 12/12 âm lịch là một ngày quan trọng để tưởng nhớ đến công đức của Tổ nghề may và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Vào ngày ngày, không chỉ có những người thợ may mà đến các xưởng may, công ty may áo thun, quần áo đồng phục, quần áo thời trang... đều thành kính tổ chức lễ Giỗ Tổ nhằm thể hiện truyền thống uốn nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Vậy bạn có thắc mắc lễ Giỗ Tổ được bắt nguồn từ đâu và Tổ Nghiệp là ai chưa?

Nguồn gốc của giỗ tổ nghề may

Bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết nghề may là nghề truyền thống rất lâu đời và bắt nguồn từ khi tổ tiên chúng ta biết nuôi tằm, trồng dâu.

Thế nhưng vị Tổ nghề là ai? Thì không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, các bậc cao niên ở Hội An truyền lại rằng: Bà Nguyễn Thị Sen chính là vị Tổ của nghề may.

Theo những gì mà người xưa truyền lại, Bà Nguyễn Thị Sen ra đời và trưởng thành ở một ngôi làng có tên là Trạch Xá, thuộc xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây (ngôi làng này đã được Quý Minh Đại Vương là một vị thần tướng có công giữ nước, dưới thời của Hùng Vương lập nên).

Ở trong ngôi làng đó, không một ai là không biết tới bà với phẩm hạnh nết na, dịu dàng, đảm đang, xinh đẹp, giỏi giang may mặc, dệt vải, thêu thùa, trồng dâu.

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi chép rõ ràng, Vua Đinh Tiên Hoàng vĩ đại của chúng ta có lập năm hoàng hậu là:

  • Đan Gia
  • Trinh Minh
  • Kiều Quốc
  • Cồ Quốc
  • Ca Ông
Trong năm vị hoàng hậu đáng kính kể trên thì Thánh Tổ của nghề may chính là tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc.

Năm xưa, Vua Đinh Tiên Hoàng đích thân đến làng Trạch Xá kén chọn hiền tài giúp nước đã gặp và nên duyên cùng bà Nguyễn Thị Sen. Sau đó bà theo vua về triều và được phong là Tứ Phi Hoàng Hậu

Tại triều đình, bà được giao cai quản về May trang phục Hoàng Triều.

Với đôi bàn tay khéo léo và trí thông minh hơn người bà đã cùng các cung phi tạo ra những loại quần áo sang trọng và đẹp mắt vô cùng.

Đặc biệt bà đã huấn luyện cho triều đình bấy giờ một đội ngũ thêu thùa may vá đông đảo. Những cung nữ được bà dạy dỗ, truyền nghề đã giúp nghề may trong cung vua phát triển mạnh mẽ, điều mà trước đây chưa từng xảy ra.

gio-to-nganh-may-1.jpg


5_ZJFQ-1024x576.jpg

Lễ giỗ tổ nghề may tại làng Trạch Xá

Vua Đinh Tiên Hoàng bị gian thần sát hại vào năm 979 (Kỷ Mão). Cả triều đình lâm vào cảnh tranh quyền đoạt vị, binh đao loạn lạc.

Quá chán nản bà đã đưa các con rời khỏi Hàng cung và về lại quê hương của mình là làng Trạch Xá.

Sau đó, bà đã truyền dạy nghề may lại cho dân làng, kể từ đó nghề may đã được phát triển từ đời này sang đời khác, tính đến bây giờ thì đã hơn 1000 năm.

Để các thế hệ con cháu biết về công đức to lớn của bà đối với nghề may, người dân tại làng Trạch Xá đã cùng nhau lập nên đền thờ Thánh Tổ Nghề May và lấy ngày bà qua đời làm ngày tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Thợ May, chính là ngày 12 tháng Chạp âm lịch


gio-to-nghe-may-1024x683.jpg


Mâm cúng giỗ tổ ngành ngành may
Lễ cúng Tổ nghề may diễn ra vào buổi sáng.

Đối với những thợ may muốn tổ chức lễ cúng ở tiệm thì lễ vật thường là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã. Nhiều tiệm còn cúng đầu heo, heo quay hay vịt là tuỳ theo ý nguyện và hiệu quả làm ăn trong năm. Bàn cúng được lập nơi khang trang (thường đặt ở vị trí gần bàn may).

le-vat-mam-cung-gio-to-nganh-co-khi.jpg

mau cung gio nghe may 1



images1240459_may.jpg

mau cung gio nghe may hoanh trang

Riêng đối với những làng nghề lâu năm như làng Trạch Xá thì Giỗ Tổ nghề may được tổ chức rất cầu kì và trang nghiêm. Lễ vật gồm: trái cây ngủ quả, hoa lay ơn, nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ, trà pha sẵn, rượu nếp, trầu cau, giấy cúng Giỗ tổ ngành may, xôi, gà luộc, heo quay con, bánh bao, bánh chưng/bánh tét, chả lụa,…

hinh-anh-ong-to-nghe-kim-hoan-hcm-18.jpg

lễ cúng giỗ tổ nghề may tại Trạch Xá

Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, chủ nhà may hay người thợ chính ăn mặc chỉnh tề làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò, trao đổi công việc.

Mong rằng những thông tin mà bài viết chia sẻ giúp bạn hiểu thêm về ngành may mặc của chúng ta.
 
×
Quay lại
Top