Nguyên nhân và biểu hiện của khớp cắn ngược

nhilee14594

Thành viên
Tham gia
18/6/2016
Bài viết
1
Khớp cắn ngược hay còn gọi là hàm móm là tình trạng răng miệng khá phổ biến bên cạnh hô vẩu. Với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa, có rất nhiều cách điều trị khớp cắn ngược. Quan trọng là bạn nên đến gặp nha sỹ để được chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra một phương pháp điều trị tốt nhất.

RePEsY72-h793c1o03qCXUyLDplajeVkGcKTslJsXIHLldXkMENMh6l4M-Ymn1zgiEgymJjyK0hj_3NZr9pwDC_NmSgbr2Log-r3xbJYtc4yQWoPRBc-7u_6Oo7uCezy_TfvCAZX


Biểu hiện của khớp cắn ngược?
Khớp cắn ngược có biểu hiện là hàm răng dưới đưa ra phía trước khi ngậm miệng lại thì răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên. Khớp cắn ngược thường có 3 dạng phổ biến là: khớp cắn ngược do răng, khớp cắn ngược do xương và khớp cắn ngược do cả xương hàm và răng. Tình trạng khớp cắn ngược xảy ra thường do bẩm sinh hoặc tác động từ bên ngoài.

– Do xương hàm trên kém phát triển.

– Do xương hàm dưới phát triển quá mạnh

– Do dị tật khe hở vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.

Nguyên nhân của khớp cắn ngược do răng thường là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.

Cách điều trị khớp cắn ngược được thực hiện như thế nào?
✿ Điều trị khớp cắn ngược do răng

Niềng răng là cách điều trị khớp cắn ngược đem lại kết quả cao, đặc biệt là khi thực hiện sớm ở giai đoạn thiếu niên từ 12- 16 tuổi khi răng viễn viễn đã mọc đầy đủ. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải thường xuyên quan tâm đến tình trạng răng miệng của trẻ để có biện pháp điều trị thích hợp và đúng thời điểm.

Có 2 loại khí cụ có thể điều chỉnh khớp cắn ngược do răng: Khí cụ tháo lắp và khí cụ gắn chặt. Thời gian niềng răng tùy thuộc vào tình trạng khớp cắn ngược phức tạp ra sao nhưng thường dao động trong khoảng từ 12-24 tháng.

Nếu như trước kia việc điều trị khớp cắn ngược chỉ có thể thực hiện với khí cụ mắc cài cố định thì nay bạn hoàn toàn có thể sử dụng khay niềng để điều chỉnh hàm răng dưới về vị trí hài hòa với hàm khớp trên. Khí cụ tháo lắp đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt của các con đảm bảo đeo hàm liên tục kể cả khi ăn, như vậy có thể chỉ sau 2 đến 4 tuần răng cửa hàm trên đã vượt ra ngoài so với răng cửa dưới và quá trình điều trị sẽ hoàn tất sau khoảng 3 đến 6 tháng.

✿ Điều trị khớp cắn ngược do hàm

Nếu khớp cắn ngược do xương ở mức độ nặng, do xương hàm phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng thì biện pháp duy nhất là phải phẫu thuật. Nha sỹ sẽ thực hiện phẫu thuật chỉ một lần duy nhất có thể khắc phục được tình trạng khớp cắn ngược hay hàm móm.

Tuy nhiên, có một lưu ý là phẫu thuật thường áp dụng cho những bệnh nhân trên 18 tuổi để đảm bảo các dấu hiệu về tăng trưởng xương hàm đã ngừng lại và những sai lệch của khuôn mặt không còn. Bác sỹ đảm nhận ca phẫu thuật phải là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm để hạn chế những sai sót có thể xảy ra.

✿ Điều trị khớp cắn ngược do do cả răng và xương hàm

Với trường hợp này thì bác sĩ thường kết hợp cả 2 phương pháp niềng răng và phẫu thuật để mang lại kết quả tốt nhất.

Giai đoạn đầu bạn sẽ phải đeo khí cụ niềng răng để điều chỉnh răng về vị trí đều khít, đảm bảo khớp cắn cũng như chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của 2 hàm răng. Sau đó, bạn sẽ được phẫu thuật để đưa hàm dưới về vị trí đều khít với hàm trên.
 
×
Quay lại
Top