Request lên lương - bạn đã thử?

thangncdc

Thành viên
Tham gia
22/12/2022
Bài viết
10
“Hỏi thì chưa chắc có - nhưng không hỏi thì chắc là không có rồi”
Bạn là 1 nhân viên xuất sắc, gặt hái được nhiều thành tựu, xong bạn ngồi chờ sếp/công ty chủ động nâng lương cho bạn, vì nghĩ rằng công ty sẽ nhận ra được vai trò, tầm quan trọng cũng như năng lực của bạn. Vế sau thì có thể đúng, còn vế đầu thì bạn đã nhầm rồi.

Để được lên lương, ít nhất bạn phải cần hội tụ được những điều này:
  • Bạn thể hiện được năng lực vượt trội
  • Kết quả công việc của bạn đóng góp được nhiều cho công ty, ít nhất là nhiều hơn mức mà công ty đang kỳ vọng khi trả cho bạn mức lương hiện tại
  • Mọi người công nhận về 2 điều ở trên
  • Bạn PHẢI là người đề nghị lên lương
  • Bạn PHẢI chứng minh được rằng việc lên lương cho bạn là hợp lý

1/ What - request lên lương là gì
Đọc câu hỏi thì sẽ thấy có vẻ ngớ ngẩn nhỉ, nhưng mình viết để ae cùng chung hệ quy chiếu, việc request lên lương là việc làm bất thường, vì nó không thuộc hệ thống review lên lương định kỳ. Đây là việc cá nhân nhân viên chủ động đề nghị về việc này.

2/ Why - sao phải làm vậy mà không chờ tới đợt review
Vì mình là người vượt trội, mình xứng đáng nhận 1 mức lương tương xứng.
Làm vậy sếp sẽ thay đổi cách nhìn về mình, theo chiều hướng tích cực lên. Vd sếp sẽ thấy đây là 1 đứa có năng lực, biết cách show năng lực, chủ động, mạch lạc, tự tin…nói chung sếp sẽ thấy nhiều phẩm chất của 1 nhân sự chất lượng thông qua sự kiện này.

3/ When - khi nào thì nên request
Thường các cty sẽ có khoảng thời gian để review lên lương định kỳ, vd 6 tháng hay 1 năm 1 lần. Nên việc request sẽ đâu đó nằm giữa khoảng thời gian review đấy, vì nếu sát thì cty sẽ kêu để gom lại tới đợt review làm luôn. Hoặc bất cứ khi nào mà bạn thấy công ty cần trả cho bạn mức cao hơn hiện tại.

4/ How - phần quan trọng nhất
Việc đầu tiên tất nhiên là book 1 cuộc gặp 1 - 1 với sếp để trình bày.
Văn vở thì nên xoay quanh chuyện:
  • Khen trước: em rất thích làm việc ở đây, vì ở đây có gì có gì, và có anh…sau X năm/tháng ở đây em đã học hỏi được những gì những gì. Kể mấy cái quan trọng mà bạn học được từ sếp ra…
  • Xác định tầm nhìn: kiểu hiện tại em đang rất happy ở đây, và dự định sẽ tiếp tục gắn bó với anh, với công ty, với đồng đội
  • Rồi quay sang khen mình: bản thân em là người luôn cố gắng nỗ lực để phát triển hơn mỗi ngày, ở đây, em đã phát triển rất nhiều. Phát triển như nào, những gì thì list ra. Khi list thì lưu ý 1 số điều sau:
  1. Liệt kê những thành tựu quan trọng, nổi bật, và tốt nhất là thành tựu cá nhân ấy đem lại lợi ích cho công ty, cho người khác
  2. Những thành tựu đấy nên được người khác xác thực, tốt nhất là quản lý trực tiếp, khách hàng
  3. Liệt kê ngắn gọn mỗi hạng mục 1-2 dòng thôi, và áp dụng công thức của Google. Cái này quan trọng nên mình sẽ viết riêng nó thành 1 mục phụ:

4/a: Công thức của Google
Hoàn thành [X] được đo lường bởi [Y] bằng cách làm [Z]
Trong đó:
X: thành tựu, kết quả công việc
Y: là 1 thang đo bằng số liệu, cân đo đong đếm được, tính toán và xác thực được
Z: phương thức thực hiện để đạt được kết quả X ở trên

Để nói về thành tựu, nên đưa những con số vào, để cân đo đong đếm được kết quả, có người xác minh, nếu được, hay so sánh kết quả ấy với số liệu cũ, thời mà chưa có mình, hoặc so sánh với 1 cá nhân/đội khác cùng level và kết quả của họ cũng cân đo đong đếm được, xác minh được.
*Mẹo: những con số ấy nên là số lẻ, có 1 nghiên cứu khoa học về việc não người xử lý số lẻ và số chẵn, và số lẻ thì được thiện cảm hơn
😁
😁


Ví dụ 1:
Thay vì nói: Quản lý, vận hành trơn tru hệ thống cloud của công ty
Thì nói: Tiết kiệm được 255$ mỗi tháng tiền cloud bằng cách sử dụng giải pháp máy chủ nội bộ cho môi trường dev. Sử dụng cơ chế cân bằng tải mới để nâng thời gian uptime của hệ thống từ 95% lên 99% (95% là số liệu cũ)

Ví dụ 2:
Thay vì nói: tham gia nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau
Thì nói: Hoàn thành 3 dự án A, B, C, xây dựng được 1 bộ thư viện để tiết kiệm được 25% công sức implement cho các dự án tiếp theo. Hiện đang chạy song song 2 dự án.

Ví dụ 3:
Thay vì nói: có nhiều đóng góp cho công ty
Thì nói: đóng góp được 7 ý tưởng để phát triển quy trình làm việc, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đổi mới hình ảnh công ty trước khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu của công ty…bằng việc áp dụng công nghệ mới, vận dụng kiến thức vừa được học trong cuốn sách “tư duy ngược” và “chiến lược đại dương xanh”. 5 trên 7 ý tưởng đóng góp đã và đang được triển khai. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc thay đổi hướng tiếp cận khách hàng, để tiết kiệm được trung bình 30% chi phí có 1 khách hàng mới.
Đấy là những câu mở đầu, tóm tắt chung, sau đó sếp sẽ hỏi về chi tiết, hoặc mình chủ động trình bày, đây là 1 cuộc nói chuyện mà.

4. Ngoài ra, nên nói thêm về việc bản thân đã phát triển như nào trong thời gian qua, bằng cách nào. Vd nói rằng em thấy rằng AI đang hot và có tìm hiểu về nó, để áp dụng vào công việc, sau 1 tháng tìm tòi thì em thấy nó rất hữu ích như này như này, em đã dùng và nó giúp em được như này như này (nhớ có số liệu vào, vd giảm 30% thời gian code, giảm 50% thời gian viết test…). Cùng với sự phát triển của bản thân thì mình đã giúp ích được gì cho sự phát triển của những người khác: đồng nghiệp, sếp, công ty, thế hệ đàn em…em dự định sang tháng sẽ làm 1 buổi present về việc ứng dụng AI trong công việc để tăng hiệu suất công việc.

5. Tiếp đến nói về tương lai, kiểu mình dự định sẽ làm gì tiếp để tiếp tục cống hiến cho công ty (đẹp nhất là đưa ra vài đóng góp, góp ý, sáng kiến để công ty phát triển hơn, hay ít nhất là để công việc của mình và mọi người trôi chảy, hiệu quả hơn). Kế đến thì nói về kế hoạch cá nhân, vd Theo kế hoạch 5 năm của em thì cuối năm sau sẽ mua đất rồi còn lấy vợ, hiện tại em đã để dành được 1 khoản rồi, khoản tăng lương này sẽ giúp em rất nhiều trong việc đạt được kế hoạch 5 năm này…đại loại vậy, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.
Sau khi mình trình bày xong thì sẽ là cuộc thảo luận. Đầu tiên thì thường sếp cũng sẽ có văn lại với mình, đại loại là em tốt đấy, anh cũng nhận thấy, em rất triển vọng, tuy nhiên (hoặc nhưng) có 1 vài điểm này điểm này, chỗ này chỗ này, cho nên sẽ thế này thế này. Văn nó sẽ là vậy, và sẽ bắt đầu cuộc nói chuyện, thảo luận. Chứ gần như hiếm ai nói: “ok, chốt” lắm.

Dù kết quả cuộc nói chuyện thế nào, mình tin chắc là ae sẽ được nâng lên 1 điểm trong mắt sếp. Ít ra nó là đứa làm được, và biết cách nói ra những cái nó làm được. ae lưu ý kỹ chỗ này nhé, trong môi trường công sở thì đừng mong chuyện “hữu xạ tự nhiên hương”, nó tương đương với chuyện không mua vé số mà về thắp hương cầu ông bà cho con trúng số vậy. ae làm tốt, sếp biết, mọi người biết, nhưng chủ động lên lương cho ae thì lại là chuyện khác. 1 phần là vì bản chất doanh nghiệp là kinh doanh, kinh doanh thì cần có lợi nhuận, mà lợi nhuận thì tăng thu giảm chi. 1 phần là ae làm cả ngàn thứ, không ai biết hết những gì ae đã làm cả, nên ae phải nói thì người khác mới biết. Cty sẽ chỉ chủ động lên lương cho ae khi đấy là giải pháp cuối cùng thôi. ae nào biết có công ty có văn hoá chủ động lên lương cho nhân viên thì chỉ giúp mình và ae khác cùng ngưỡng mộ với, chứ mình chưa có may mắn được làm trong môi trường đấy.

Có ae sẽ thắc mắc đây là request lên lương, còn trong đợt review định kỳ thì làm sao? ae cứ lấy mục số 4 ra dùng là được. Ít nhất, bản report của ae sẽ khác bọt so với bản mà ae viết trước đây, khi chưa đọc bài viết này.

Chúc ae có được môi trường làm việc mà mỗi ngày đi làm là 1 ngày vui!
 
×
Quay lại
Top