Squid Game: Khi khoản nợ là con dao hai lưỡi

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Ẩn dưới tính bạo lực nặng đô, bộ phim ăn khách này còn tế nhị phản ánh nghĩa vụ của ta đối với người khác.

Trong sân chơi ấy, mỗi người chơi đều có cơ hội ngang bằng nhau để giành chiến thắng tuyệt đối nếu họ vượt qua được những trò chơi mà hóa ra lại là những trò đẫm máu. Nhưng bộ phim cũng là lời gợi nhắc rằng con người luôn trong trạng thái mắc nợ đối với một hệ thống tàn bạo – bất kể đó là một cuộc cạnh tranh tàn khốc hay một cấu trúc xã hội thích trừng phạt.

Để thoát khỏi nợ nần chồng chất, các nhân vật trong drama sinh tồn “Squid Game” rất được yêu thích của Netflix phải đánh cược mọi thứ, kể cả tính mạng. Nhân vật chính là Seong Gi-hun, thất nghiệp, sống tại Seoul, thường xuyên cá độ đua ngựa và đã ký cam kết từ bỏ th.ân thể để thế chấp cho chủ nợ. Số tiền nợ của Gi-hun, tính cả ngân hàng và tư nhân, làm tổn thương những người thân thiết nhất của anh: Anh không cấp dưỡng nuôi con cho vợ cũ; anh còn lấy tiền của mẹ già. Vào sinh nhật con gái, Gi-hun chỉ có thể mua cho cô bé bánh tteokbokki (bánh gạo cay) và món đồ chơi từ máy gắp thú. Gi-hun không còn gì để mất.

Để giành lại lòng tự trọng và gia đình mình, Gi-hun đồng ý lời đề nghị bí ẩn chơi 6 trò chơi trẻ con để có cơ hội thắng hàng tỷ won (chính xác là 45,6 tỷ won). Anh trở thành một trong 456 người chơi cũng đang trong tình cảnh thiếu nợ trầm trọng, có cả người em thời thơ ấu Cho Sang-woo, giờ đã là một doanh nhân tai tiếng; Abdul Ali, một công nhân làm chui đến từ Pakistan; và Kang Sae-byeok, cô gái tị nạn người Triều Tiên. Gi-hun nói với Sang-woo, một cử nhân Đại học Quốc gia Seoul danh tiếng, rằng “Anh chậm chạp lại kém cỏi… Vậy mà em đang đứng cùng anh ở nơi này. Thú vị lắm đúng không?” Thông điệp này không quá khó thấy: Bất kỳ ai, dù xuất thân thế nào, đều có thể bị nợ nần làm bẽ mặt. Trong sân chơi ấy, mỗi người chơi đều có cơ hội ngang bằng nhau để giành chiến thắng tuyệt đối nếu họ vượt qua được những trò chơi mà hóa ra lại là những trò đẫm máu. Nhưng bộ phim cũng là lời gợi nhắc rằng con người luôn trong trạng thái mắc nợ đối với một hệ thống tàn bạo – bất kể đó là một cuộc cạnh tranh tàn khốc hay một cấu trúc xã hội thích trừng phạt.

Squid Game thuộc thể loại phim Hàn Quốc xoáy sâu vào những nỗi lo tiền nong và đấu tranh tầng lớp, bắt nguồn từ những bận tâm của đất nước nhưng lại gây tiếng vang trên toàn cầu. Giống như phim điện ảnh Parasite của Bong Joon-ho, bộ phim lên án người giàu tuyên truyền ý nghĩa đổi đời sai lệch và người nghèo bám víu vào đó. Như bài hát “Silver Spoon” của BTS, bộ phim nói lên nỗi đau thể xác mà con người ta phải đối mặt khi cố ngoi lên khỏi địa vị đã định sẵn. Và tương tự phim “Burning” của Lee Chang-dong, phim khắc họa được sự cô lập và oán hận của những người bị tốc độ phát triển quá nhanh bỏ lại phía sau. Squid Game sử dụng thể loại trò chơi sinh tồn phổ biến – gợi nhớ đến The Hunger Game, Battle Royale và video game Fornite – để kể một câu chuyện thậm chí còn phổ quát hơn, và khiến những dụ ngôn trở nên rõ ràng hơn nhiều trong đời thực.

Biên kịch kiêm đạo diễn Hwang Dong-hyuk làm được điều này một phần nhờ vào tính thẩm mỹ chỉnh chu. Đấu trường của trò chơi đầu tiên là một căn phòng được sơn trông như một sân chơi ngoài trời, tạo cảm giác tự do phóng khoáng. Một ống heo bằng kính khổng lồ với nhiều xấp tiền mặt hiện ra trên đầu những người chơi, không ngừng nhắc nhở họ về phần thưởng đạt được. Cảnh dựng phức tạp có màu ngọt ngào và bộ trang phục xanh lá của người chơi thường vương vãi máu, phản ánh cách thức ngược đời mà nỗi thống khổ thời hiện đại thường được thể hiện. (Khi một người bạn hỏi tôi bộ phim tàn bạo đến mức nào, tôi đã ví nó như Midsommar.)

Người chơi chỉ được đánh số trên áo; họ mặc đồng phục giống nhau; họ kết đồng minh và tạo kẻ thù. Nhưng lớp vỏ bọc công bằng chỉ là giả dối. Như trong cuộc sống thực, con người nói dối và lừa gạt nhau; họ cũng lợi dụng người khuyết tật, người già và phụ nữ. Ở tập 2, người chơi được trả về thế giới bên ngoài, nhưng sau khi nhớ lại tình cảnh thiếu thốn nhường nào, nhiều người quyết định trở lại trò chơi. “Ngoài này, còn khổ hơn,” nhân vật mang số 001 nói khi uống rượt soju và ăn mì gói cùng Gi-hun ngoài cửa hàng tiện lợi. Nhưng bản dịch nghĩa đen tiếng Hàn có hơi khác phụ đề của Netflix một chút: “Nơi này còn hơn cả địa ngục.” Sự khác biệt ý nghĩa đó rất quan trọng: Cái “khổ” có thể hết, nhưng “địa ngục” thì kéo dài mãi. Đối với những người chơi, nỗi tủi nhục hằng ngày do nghèo khổ là một an bài còn tệ hơn cả đánh cược mạng sống.


“Con người tin nhau không phải vì họ đáng tin. Không tin sẽ không có chỗ dựa nên mới đành tin thôi,” Gi-hun nói với Sae-byeok khi cô chần chừ không muốn liên minh.

Tuy sức nặng của khoản nợ chưa trả đã có thể tạo ra địa ngục trần gian, nhưng Squid Game còn đào sâu thêm một hình thức mắc nợ khác: trách nhiệm đối với người thân. Điều này rõ ràng nhất đối với Gi-hun, được thủ vai bởi Lee Jung-jae với đôi mắt ấm áp hằn nếp nhăn và đôi mắt đồng cảm to tròn. Gi-hun tạo ra những khoảnh khắc thật dịu dàng, đóng vai trò là trụ cột đạo đức đại diện trong sân chơi, mặc dù khởi đầu là một người cha và đứa con tệ hại. Anh kết bạn và bảo vệ một ông già. Anh muốn biết tên của những người chơi khác, chứ không chỉ là những con số. “Con người tin nhau không phải vì họ đáng tin. Không tin sẽ không có chỗ dựa nên mới đành tin thôi,” Gi-hun nói với Sae-byeok khi cô chần chừ không muốn liên minh.

Hẳn nhiên tình bạn trong sân chơi được tạo ra là vì cần thiết, nhưng chúng không chỉ mang tính trao đổi. (Hãy nhớ lại Katniss và Rue trong The Hunger Game). Sợi dây ràng buộc này cho thấy một sự thật sâu sắc hơn: rằng thành công đơn lẻ chỉ là chuyện hoang đường. Không ai có thể tự mình tồn tại, mà là nhờ vào sự hy sinh của những người khác. Ở khía cạnh nào đó, thông diệp này được thể hiện thông qua trò kéo co, trong đó người chơi bị xích vào sợi dây, và vào người khác. Nhưng nó cũng được nhấn mạnh qua câu chuyện của những nhân vật phụ. Thật ra, hầu hết họ đến đó đều để giúp gia đình mình ở thế giới bên ngoài. Ali muốn chu cấp cho vợ con. Sae-byeok cần tiền để cứu em trai khỏi trại trẻ mồ côi và trả phí vượt biên cho mẹ cô. Sang-woo muốn chăm sóc mẹ già. Nhu cầu của mọi người và nghĩa vụ tài chính cá nhân đan cài vào nhau. Món nợ với hệ thống tàn bạo là không thể tránh và làm băng hoại nhân tính, bộ phim luôn gợi nhắc ta điều đó. Nhưng ẩn dưới tính bạo lực nặng đô, bộ phim cũng là lời nhắn nhủ rằng nghĩa vụ của ta với người thân có thể là nguồn ý nghĩa sống, lòng trắc ẩn và, có lẽ, còn là sự cứu rỗi.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo The Atlantic)
 
×
Quay lại
Top