Thị trường mục tiêu là "chìa khóa" quan trọng đối với mọi doanh nghiệp

Onions.245

Thành viên
Tham gia
17/2/2023
Bài viết
0

Thị trường mục tiêu là "chìa khóa" quan trọng đối với mọi doanh nghiệp​

Thị trường mục tiêu là yếu tố cốt lõi trong mọi chiến lược kinh doanh thành công. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng mà họ muốn tiếp cận, mà còn giúp họ hiểu sâu hơn về nhu cầu, mong muốn và thách thức của khách hàng.

Thị trường mục tiêu là gì?​

Thị trường mục tiêu hay được gọi là Target Market được hiểu là một nhóm người tiêu dùng mà doanh nghiệp mong muốn và hướng các nỗ lực tiếp thị cũng như nguồn hàng hóa đến với nhóm người này. Một thị trường mục tiêu rõ ràng sẽ là yếu tố quyết định trong chiến lược tiếp thị.
Bốn yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược tiếp thị đó là: Sản phẩm (Product), giá cả (Grice), khuyến mãi (Promotion) và phân phối (Place). Bốn yếu tố này sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của một sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường.

Thị trường mục tiêu quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?​

Thị trường mục tiêu là lựa chọn tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm​

Với cương vị là người sản xuất, là chủ một doanh nghiệp; thì mong muốn của là đem đến những sản phẩm/dịch vụ hoàn thiện cho khách hàng và đáp ứng được nhu cầu của họ. Nhưng thực chất sẽ rất khó để có thể làm ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng.
Do đó bạn cần xác định được đâu là những khách hàng mà sản phẩm của bạn nhắm đến? Khi đã xác định được thị trường mục tiêu cụ thể, chi tiết; thì người sản xuất sẽ nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung mà khách hàng mong muốn; và tạo ra những sản phẩm theo hướng đó.

Giúp doanh nghiệp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn​

Kiểm soát kỳ vọng là như nào? Tức là khi xác định thị trường mục tiêu rồi thì doanh nghiệp của bạn sẽ có thể hạn chế tình trạng khách hàng có những kỳ vọng thiếu thực tế với sản phẩm hay dịch vụ mà bên bạn cung cấp.
Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng sẽ sở hữu được nhóm khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ của bạn và sẵn sàng quay lại và trở thành khách hàng trung thành.

Nâng cao độ hiệu quả quảng cáo​

Việc xác định rõ khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu là yếu tố giúp cho việc quảng cáo trở nên dễ dàng hơn. Bởi vì sao? Vì khi bạn đã nắm được thông tin về thị trường mục tiêu hay nói cách khác là bạn hiểu được hành vi khách hàng; biết được họ thích đọc báo hay tạp chí, họ thường sử dụng mạng xã hội nào, và điều gì khiến họ quyết định mua hàng.
Từ đó, bạn sẽ biết cách quảng cáo đúng trọng tâm, và không cần phải tốn quá nhiều chi phí để thực hiện quảng cáo hàng loạt hình thức.
1692700134650.png

Cách xác định thị trường mục tiêu là gì?​

Bước 1: Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường​

Đây được xem là bước cực kỳ quan trọng để bạn hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng. Một khi hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng bạn sẽ gia tăng được cơ hội thành công cho doanh nghiệp.
Thực tế, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghiên cứu thị trường, thì sẽ không thể nào có những chiến lược đúng đắn, đảm bảo được mức độ thành công cao. Bạn sẽ luôn gặp phải nhiều quyết định sai lầm, lãng phí công sức, tiền bạc bởi lẽ không biết tập trung vào khách hàng, thị trường nào.
Cách tiến hành:

  • Thu thập thông tin về thị trường.
  • Phân tích thị trường từ các dữ liệu đã thu thập được để nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Tổng hợp các mong muốn, nguyện vọng và đánh giá của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau về các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường.
  • Đề ra phương pháp phù hợp, tránh lãng phí tài nguyên của công ty.

Bước 2: Phân khúc thị trường​

Phân khúc thị trường là bước nghiên cứu, xác định việc phân chia khách hàng dựa trên các tiêu chí như: Thu nhập, tuổi tác, giới tính, đặc điểm, tính cách. Bằng cách tạo ra các tập hợp con; hoặc chia thành các nhóm nhỏ của một thị trường bạn sẽ hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu.
Có 4 hình thức phân khúc thị trường bao gồm: Phân khúc tâm lý, phân khúc nhân khẩu học, phân khúc địa lý và phân đoạn hành vi. Tuy nhiên, phân khúc nhân khẩu học là hình thức phân khúc thị trường được dùng phổ biến nhất và cũng là hình thức mang đến kết quả khả quan nhất. Doanh nghiệp sẽ dựa vào độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập; và chủng tộc để phân loại thị trường.
Một phân khúc thị trường hoàn hảo cần các yếu tố sau:
  • Đo lường được.
  • Có khả năng tiếp cận.
  • Phân khúc phải đủ lớn để doanh nghiệp có thể kiếm được lợi nhuận.
  • Phải đảm bảo tính khả thi và đáp ứng các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định phân khúc hấp dẫn làm thị trường mục tiêu​

Doanh nghiệp cần tổng hợp và so sánh giữa các nhóm phân khúc để đưa ra được kết quả số lượng người tiêu dùng trong mỗi nhóm. Đồng thời xây dựng các tiêu chí cụ thể của khách hàng khi họ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ. Để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn về phân khúc hấp dẫn cho doanh nghiệp.

Bước 4: Triển khai chiến lược marketing hướng đến thị trường mục tiêu​

Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá và nghiên cứu các yếu tố sau để đạt được hiệu quả cao.
Thứ nhất, đánh giá tính hấp dẫn của thị trường mục tiêu qua các tiêu chí sau:

  • Quy mô của thị trường (tổng doanh thu, tổng sản lượng tiêu thụ và tổng nhu cầu).
  • Tốc độ phát triển.
  • Tỷ lệ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh so với các đối thủ cùng thị trường.
  • Quy mô, số lượng và sức mua sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.
Thứ hai, phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào các tiêu chí:

  • Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Uy tín của thương hiệu.
  • Các chương trình khuyến mãi.
  • Bao bì của sản phẩm.
  • Hình thức để thanh toán.
  • Độ phủ của các kênh phân phối, chi nhánh, điểm giao dịch.
  • Đội ngũ nhân viên.
Qua những chia sẻ của GoSELL, có thể thấy thị trường mục tiêu không chỉ giúp xác định đúng hướng tiếp cận khách hàng mục tiêu, mà còn là nền tảng để phát triển sản phẩm và dịch vụ có giá trị. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trên thị trường cạnh tranh.
 
×
Quay lại
Top