10 điều bạn chưa biết về lòng tự trọng

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
161880-167123.jpg



Dù thấp hay cao, những cảm giác của chúng ta về bản thân là phức tạp và hay thay đổi

Lòng tự trọng (self-esteem) là một “kẻ đồng loã tâm lý” được thèm muốn, đã đẻ ra một nền công nghiệp hàng tỷ đôla. Có rất nhiều chương trình, bài báo, sách và các sản phẩm hứa hẹn làm tăng lòng tự trọng của bạn, một người có thể kết luận rằng sự hiểu biết của chúng ta về nó là khá tiến bộ.

Chao ôi, nó không—các nhà tâm lý vẫn còn đang tranh cãi về lòng tự trọng thực sự là gì.

Nhưng sau nhiều thập kỷ tranh cãi về định nghĩa về lòng tự trọng, cũng như những chiều kích và chức năng của nó, thì các nhà tâm lý có xu hướng đồng ý ở vài điểm sau:

1. Có những kiểu lòng tự trọng khác nhau. Các nhà khoa học nhìn chung đồng ý rằng cảm giác về giá trị bản thân của chúng ta vừa chung (bạn cảm nhận như thế nào về bản thân nói chung) và cụ thể (bạn cảm nhận như thế nào về bản thân trong những vai cụ thể và những lĩnh vực cụ thể của cuộc sống của bạn, ví dụ như lòng tự trọng của bạn khi bạn là một người mẹ, khi là một chuyên gia, khi là một đầu bếp…) Dù chúng ta đều có nhiều lĩnh vực của lòng tự trọng cụ thể, thì không phải tất cả chúng đều quan trọng như nhau, vì…

2. Tác động của lòng tự trọng cụ thể lên lòng tự trọng chung là khác nhau. Một lĩnh vực nào đó của lòng tự trọng càng quan trọng và có ý nghĩa với bạn, thì nó càng có tác động đến cảm giác về giá trị bản thân chung của bạn. Ví dụ, chơi một vòng bóng golf dở tệ sẽ không gây nhiều tổn thương nếu golf không quan trọng với bạn nhưng nó sẽ gây tổn hại lớn cho lòng tự trọng của bạn nếu bạn là một tay golf chuyên nghiệp. Đây là lý do tại sao:

3. Lòng tự trọng của chúng ta dao động hằng ngày và hằng giờ. Chúng ta có thể thức dậy cảm thấy tuyệt vời về bản thân chúng ta vào một ngày nọ và cảm thấy rất bất an vào ngày tiếp theo. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng lòng tự trọng của chúng ta nhìn chung hoặc là tốt hoặc xấu, nhưng nó hay thay đổi hơn thế nhiều, liên tục thay đổi lên và xuống dựa vào phản hồi nội tâm mà chúng ta nói với bản thân và phản hồi bên ngoài mà chúng ta nhận được từ môi trường sống của chúng ta. Dù một số người có lòng tự trọng cơ bản cao hơn những người khác…

4. Lòng tự trọng cao hơn không hẳn là tốt hơn. Theo lý tưởng, lòng tự trọng của bạn nên cao, nhưng không nên quá cao. Những người tự yêu bản thân có xu hướng có những cảm giác về giá trị bản thân cao nhưng lòng tự trọng của họ cũng dễ vỡ và không ổn định. Ngay cả “những sự xúc phạm” nhỏ cũng có thể làm một người tự yêu bản thân cảm thấy “bị tổn thương” kinh khủng. Đó là lý do tại sao người có lòng tự trọng tốt, ổn định có xu hướng lành mạnh về tâm lý hơn những người có lòng tự trọng cao nhưng mong manh dễ vỡ. Nếu một ai đó cho rằng họ quyến rũ (xinh đẹp) một cách khó tin, thì có thể họ phần nào là người tự yêu bản thân hoặc có thể nó là sự phản ánh chân thật về ngoại hình của họ – nhưng nó không nói gì nhiều về lòng tự trọng của họ vì…

5. Lòng tự trọng không có liên quan đến sự quyến rũ ngoại hình. Các nghiên cứu phát hiện thấy người có lòng tự trọng thấp cũng được đánh giá là quyến rũ như người có lòng tự trọng cao bởi những người khác. Điều tạo ra sự khác biệt là cách thức chúng ta thể hiện bản thân. Hãy tưởng tượng có hai người xinh đẹp ngang nhau: Người thứ nhất cảm thấy tốt hơn về bản thân họ, ăn mặc quyến rũ hơn, và tự tin hơn, có thể sẽ để lại ấn tượng tốt hơn người thứ hai ăn mặc kém quyến rũ và bất an, không tự tin. Nếu bạn vẫn tin rằng những người xinh đẹp nên có cảm nhận tốt hơn về bản thân họ vì họ nhận được nhiều sự chú ý và lời khen hơn, thì hãy xem xét điều này…

6. Người có lòng tự trọng thấp không thích nhận những phản hồi tích cực. Thật không may, có lòng tự trọng thấp làm chúng ta không thích những lời khen và phản hồi tích cực có thể cải thiện những cảm giác về giá trị bản thân của chúng ta. Khi lòng tự trọng của chúng ta thấp, chúng ta cảm thấy mình không xứng đáng nhận lời khen và trong thực tế cảm thấy căng thẳng bởi những kỳ vọng cao mà chúng ta tin rằng lời khen sẽ mang lại. Nhiều người thử cải thiện lòng tự trọng của họ bằng cách tự khen ngợi bản thân dưới hình thức những câu khẳng định tích cực như “Tôi quyến rũ và xứng đáng nhận được tình yêu” hoặc “Tôi sẽ sớm đạt được thành công lớn”. Thật không may…

7. Những câu khẳng định tích cực làm người có lòng tự trọng thấp cảm thấy tồi tệ hơn. Thật đáng buồn, những người có lòng tự trọng thấp, cần những câu khẳng định tích cực nhất, thì lại có xu hướng cảm thấy tồi tệ về bản thân họ khi họ kể về chúng. Đó là lý do tại sao: Khi một câu nói đi quá xa hệ niềm tin của chúng ta thì chúng ta có xu hướng bác bỏ nó. Khi một ai đó cảm thấy yếu đuối, thì nói rằng họ mạnh mẽ như thế nào sẽ chỉ nhắc họ rằng họ thực sự yếu đuối ra sao. Điều trớ trêu là, người duy nhất có xu hướng nhận được lợi ích từ những câu khẳng định tích cực là những người có lòng tự trọng vốn đã cao rồi. Những câu khẳng định tích cực không chỉ là sản phẩm lòng tự trọng phổ biến trên thị trường – có nhiều sản phẩm khác, và đa số có điểm chung là:

8. Phần lớn những chương trình nâng cao lòng tự trọng là không có hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy lòng tự trọng của đa số mọi người không thay đổi sau khi sử dụng các sản phẩm hoặc chương trình và hội thảo nhắm đến mục tiêu nâng cao lòng tự trọng. Vậy tại sao lòng tự trọng là một ngành công nghiệp đang phát triển? Hoá ra là sau khi trải qua một chương trình nâng cao lòng tự trọng, chúng ta có xu hướng bóp méo những ký ức của chúng ta về cảm nhận của chúng ta trước đây ra sao, và nhớ lại lòng tự trọng của chúng ta từng thấp hơn. Sau đó chúng ta tin rằng lòng tự trọng của chúng ta đã được cải thiện, trong khi sự thật là nó không thay đổi. Nhiều chương trình và sản phẩm nâng cao lòng tự trọng không có hiệu quả vì…

9. Lòng tự trọng cao có chức năng như một hệ miễn dịch cảm xúc. Khi lòng tự trọng của chúng ta cao hơn thì chúng ta ít bị ảnh hưởng bởi stress và lo lắng, chúng ta trải nghiệm những sự từ chối và thất bại với ít tổn thương hơn, và chúng ta phục hồi nhanh hơn. Theo cách này, lòng tự trọng của chúng ta có chức năng như một hệ miễn dịch cảm xúc làm giảm những tổn thương cảm xúc và tâm lý. Rõ ràng là chúng ta nên làm mọi thứ có thể để bảo vệ và nâng cao lòng tự trọng của chúng ta, nhưng…

10. Phần lớn tổn hại cho lòng tự trọng của chúng ta là do bản thân tự gây ra. Thật không may, chúng ta thường phản ứng lại những sự từ chối và thất bại bằng cách chỉ trích bản thân, liệt kê tất cả những lỗi lầm và khuyết điểm của chúng ta, xúc phạm và hành hạ bản thân khi chúng ta đang chán nản. Sau đó chúng ta dùng những lời biện minh lố bịch để biện hộ cho việc làm hại lòng tự trọng của chúng ta khi nó đang bị tổn thương- “Tôi xứng đáng với điều đó”, “Nó sẽ giúp tôi sống khiêm tốn”, “Nó là một cách để giữ cho những kỳ vọng của tôi ở mức thấp,” hoặc “Tôi ghét bản thân!” Nếu có một “chương trình” mà chúng ta có thể bắt đầu sẽ gây bất ngờ cho lòng tự trọng của chúng ta, đó là xoá bỏ sự chỉ trích bản thân một cách vô ích và cuộc độc thoại nội tâm mang tính trừng phạt – và chương trình đó là miền phí!

Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blo...10/10-things-you-didnt-know-about-self-esteem
 
×
Quay lại
Top