10 kỹ năng mềm thiết yếu cho bạn (Phần 1)

Jame Rohn

Thành viên
Tham gia
13/6/2013
Bài viết
4
05-27%20Hocduong.vn%2010%20ky%20nang%20tu%20duy%20%280%29.jpg

Theo Ngân hàng Thế giới (WB): một người thành đạt trong cuộc sống thì Kỹ năng mềm chiếm 85%, còn kỹ năng cứng chỉ chiếm 15%...


Bạn có chuyên môn nhưng vẫn không có việc làm?

Bạn chưa thể hòa nhập với môi trường làm việc của mình?

Bạn thiếu các kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, với lãnh đạo… nên không nhận được nhiều sự giúp đỡ và chia sẻ.

Có kiến thức nhưng thiếu các kỹ năng mềm là nguyên nhân khiến bạn thất bại hoặc chưa thể thành công được.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để đánh giá năng lực của con người phải dựa trên 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Một người thành đạt trong cuộc sống thì Kỹ năng mềm chiếm 85%, còn kỹ năng cứng chỉ chiếm 15%. Vì thế, trong thời đại ngày nay, vai trò của Kỹ năng mềm đang trở thành động lực chính đảm bảo sự phát triển cá nhân và thành công cho con người.

Các kỳ trước, Hocduong.vn đã giới thiệu tổng quan về kỹ năng mềm, kỳ này, xin giới thiệu đến các bạn Vai trò của 10 kỹ năng mềm thiết yếu đảm bảo xây dựng mục tiêu thành công cho mình.

1. Kỹ năng Học và tự học

Đây là một trong những kỹ năng cần thiết đầu tiên chúng ta phục vụ công việc của mình. Học và từ học là hai khái niệm khác nhau, có người học những không có kỹ năng nhưng có người không được đào tạo qua trường lớp nhưng nhờ tự học hỏi những người thành công, tự học từ cuộc sống, họ đã thành công.

05-27%20Hocduong.vn%2010%20ky%20nang%20tu%20duy%20%284%29.jpg


Bạn hãy lên kế hoạch cho những mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn để đảm bảo có kết quả tốt nhất. Cùng với kế hoạch thành công và suôn sẻ, hãy lập kế hoạch thất bại và khó khăn. Trong việc học và tự học, giới chuyên môn đánh giá cao năng lực của những người tự học. Họ có lòng đam mê, khát khao và có thái độ trau dồi kiến thức hơn ai hết. Tự học giúp 2/3 số doanh nhân và nhà khoa học đạt được mục đích của mình.

2. Kỹ năng Lắng nghe

Người xưa có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết, tựa cột mà nghe” hay “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương

Khi có giao tiếp hay tranh luận về một vấn đề, bạn hãy lắng nghe để hiểu suy nghĩ và quan điểm của người đối diện. Lắng nghe thể hiện phép lịch sự của bạn trong giao tiếp, lối tư duy và cách xử lý vụ việc … “thấu lý, đạt tình” khiến người khác “tâm phục, khẩu phục”.

05-27%20Hocduong.vn%2010%20ky%20nang%20tu%20duy%20%281%29.jpg


Trong giao tiếp, lắng nghe chiếm 53% thời gian nhưng hầu hết mọi người không được đào tạo ở bất kỳ trường lớp nào. Người lắng nghe, điềm tĩnh là những người tôn trọng người khác, thừa nhận ý tưởng và quan điểm trái chiều để hoàn thiện vấn đề; hoàn thiện bản thân và dân chủ hơn trong cách giải quyết và giao tiếp vấn đề. Thiên nhiên cho ta 2 tai chỉ để dùng mỗi một việc là lắng nghe. Khi ta có kỹ năng lắng nghe tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ hơn, giải quyết xung đột dễ dàng hơn vì: "Nói là gieo, nghe là gặt". Hãy bắt đầu bằng cách lắng nghe, bạn sẽ có tất cả.

3. Kỹ năng Thuyết trình

Làm thế nào để thuyết trình tốt? Đứng trước bao người, bạn có đủ tự tin để nói những quan điểm của mình hoặc nhớ vấn đề bạn muốn chia sẻ hay không? Các kỹ năng trình bày tốt là điều cần thiết để trở thành một người thuyết trình thành công. Nếu một ai đó khi sinh ra không có các kỹ năng này, họ có thể được đào tạo.

05-27%20Hocduong.vn%2010%20ky%20nang%20tu%20duy%20%282%29.jpg


Tạo ra một bài thuyết trình là một nghệ thuật. Thậm chí hầu hết những người thành đạt đều phải trải qua sự sợ hãi trong quá trình thuyết trình. Ngoài việc chuẩn bị kỹ các kiến thức và công cụ hỗ trợ, bạn hãy chuẩn bị kỹ tâm lý: Coi mọi người là những khán giả và bạn là người dẫn dắt họ. Hãy tạo cảm hứng cho khán giả ngay từ câu chuyện đầu tiên bạn kể. Ngôn ngữ hình thể sẽ tạo nên tự tin cho bạn. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi yes – no cho khán giả… đó là 1 trong những cách mở màn chào hỏi khá hấp dẫn tạo sự tự tin cho bạn trong những thuyết trình tiếp theo.

4. Kỹ năng Ứng xử và Tạo lập mối quan hệ

Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, con người luôn phải ứng phó với rất nhiều tình huống rất phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giáo tiếp của con người càng cao. Giao tiếp ứng xử khôn khéo, tế nhị, và tạo lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành công.

05-27%20Hocduong.vn%2010%20ky%20nang%20tu%20duy%20%283%29.jpg


Bạn lưu ý là người ta thường đánh giá mình chỉ trong 5 giây đầu tiên gặp gỡ. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị ra sao để người khác có ấn tượng tốt về mình. Hãy ghi nhớ tên của người đối phương, mở lòng trò chuyện; khi giao tiếp tránh khoanh tay trước ngực; có công việc chung, bạn nên hòa đồng và có mối quan hệ thân thiện với đội nhóm cùng đưa lên những ý tưởng hay và táo bạo cho họ…

5. Tư duy Sáng tạo

Trên thực tế, có hàng nghìn giải pháp cho một vấn đề tùy theo cách mà bạn suy nghĩ. Nếu suy nghĩ tích cực, nhẹ nhàng, bạn sẽ có nhiều hơn 1 giải pháp. Nhưng, với suy nghĩ tiêu cực, bí bách, bạn sẽ chỉ có 1 giải pháp, đó là: khó khăn.

05-27%20Hocduong.vn%2010%20ky%20nang%20tu%20duy%20%285%29.jpg


Hãy bắt đầu công việc bằng cách tư duy thay vì vội vã hành động. Một trong những biện pháp giúp bạn sáng tạo tư duy là thừa nhận suy nghĩ của mình và ý tưởng của người khác; đón nhận và khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng. Dân chủ và công bằng trong cách đánh giá và thực hiện ý tưởng của đội nhóm, quần chúng… như vậy bạn sẽ thu hoạch được nhiều ý tưởng và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hơn 90% người thành công là do suy nghĩ của họ tích cực quyết định còn lại do trình độ. Hãy thực hiện các bước sau để có tư duy sáng tạo: Xác định rõ trọng tâm của vấn đề, thu thập thông tin đa chiều, tập trung suy nghĩ và kiếm tìm giải pháp và cuối cùng là lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Bài học [Việt Nam là nước có dân số trẻ và lao động qua đào tạo ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, so sánh với một số Asean và một số nước Châu Á, năng suất của lao động Việt Nam vẫn rất thấp. Năng lực lao động lao động Indonesia gấp 10 lần Việt Nam, Thái Lan gấp 20 và Nhật Bản gấp 135 lần. Có kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhưng thiếu kỹ năng mềm là nguyên nhân chính khiến lao động Việt Nam vẫn phải đảm nhiệm vị trí thấp trong các doanh nghiệp nước ngoài và không được đánh giá cao khi hội nhập khu vực và thế giới].
 
Không thể không thích bài viết bạn đã sưu tầm!!!!!! Kĩ năng cứng thì có thể học ở trường lớp và cuộc đời nhưng kĩ năng mềm chỉ có thể học ở cuộc đời thực :Conan28:
 
×
Quay lại
Top