11 mẹo cải thiện kết quả học tập

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
11 mẹo cải thiện kết quả học tập (1)

Những bí quyết đơn giản bất ngờ giúp bạn cải thiện phương pháp, kỹ năng học tập nhằm chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi.
Những phương pháp mang tính tâm lý giáo dục có thể xem là công cụ hay hướng dẫn để bạn tự cải thiện điểm số, giúp làm bài tập về nhà, đánh bại tật mất tập trung và chấm dứt tình trạng chán học.

mobilelearninggirlchen-781350-5459.jpg


1. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần

Tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần được chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não bạn cần thời gian để phục hồi và “sạc pin” để “tổng hợp protein”. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn. Đây là một công cụ mạnh mẽ mà nhiều giáo viên không ghi nhận. Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung. Bạn không thể tiếp thu nếu như bạn mệt, căng thẳng và bị mât tập trung.

2. Cho phép những lúc “dẹp bài vở qua một bên”

Điều này tuân theo nguyên lý tự nhiên như điều 1, nhưng trong một chu kỳ thời gian lâu hơn. Mục đích của việc nghỉ ngơi này nhằm làm mới chính bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ray rứt không yên cứ nghĩ đến bài vở chưa đâu vào đâu thì bạn chỉ cảm thấy căng thẳng hơn mà thôi và làm hỏng ngày nghỉ ngơi quý giá của bạn. Não của bạn sẽ không thể tiếp thu những kiến thức mới nếu như bạn cứ cho nó bị căng thẳng. Vì vậy, vào những ngày nghỉ học, hãy thật sự tận hưởng chính mình và đừng cảm thấy tệ vì mình chưa đụng đến bài vở.

3. Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn

Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp. Khi não bạn được thư giãn, nó sẽ giống như miếng bọt xốp và đương nhiên sẽ tiếp thu thông tin tốt mà không cần gắng sức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, não bạn theo nghĩa đen cũng sẽ khước từ kiến thức. Bạn chỉ phí thời gian nếu buộc mình ngồi xuống học trong khi tâm trí của bạn đang tập trung ở những chuyện khác.

4. Ôn lại bài trong ngày

Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.

5. Quan sát quy trình nhận thức tự nhiên

Hãy nghĩ về các hoạt động mà bạn đã làm khi ở nhà trẻ. Sử dụng cả cánh tay, bạn có thể hành động theo lời cô giáo: “Đưa tay phải vào trong, đưa tay phải ra ngoài”. Đến thời mẫu giáo, bằng bàn tay, bạn lại được học cách vẽ đường thẳng hay vòng tròn bằng phấn màu. Sau đó, vào lớp một, bạn được học cầm bút chì bằng ngón tay để viết những nét thẳng, nét móc với kích thước nhỏ hơn để tạo thành chữ. Tin hay không , quá trình nhận thức tự nhiên, chuyển từ lớn sang nhỏ, thô đến tinh tế, vẫn có hiệu quả mặc dù chúng ta lớn hơn. Khi học, nếu ban đầu bạn cố gắng nắm bắt bức tranh tổng thể và sau đó điền vào các chi tiết, bạn thường có nhiều cơ hội thành công hơn.

6. Sử Dụng phương pháp phóng đại

Tại sao người đánh bóng chày khởi động bằng cách vung 2 hoặc 3 gậy ? Tại sao vận động viên điền kinh thỉnh thoảng đeo tạ chì vào chân? Trong cả 2 trường hợp, phóng đại trong quá trình tập luyện sẽ giúp cho kết quả cuối cùng có vẻ dễ dàng. Điều này có thể được áp dụng vào việc học. Ví dụ, nếu bạn đang học phát âm tiếng Anh, hãy phóng đại các âm để dễ nhớ hơn. Ví dụ từ “Naive” có thể phát âm là “NAY-IVY.” Bằng cách làm quen với cách phát âm phóng đại, khả năng đúng chính tả là điều hiển nhiên.

Theo Muctim
 
11 mẹo cải thiện kết quả học tập (2)

Bạn có thể cải thiện điểm số, giúp làm bài tập về nhà, đánh bại chứng mất tập trung và chấm dứt tình trạng chán học.
hoc-782685-9818.gif
7. Chuẩn bị không gian học tập
Nếu bạn thấy nhất định cần phải có một số yếu tố cho không gian học tập tốt hơn thì hãy cố gắng ưu tiên những yếu tố đó. Ví dụ: bạn cần loại đèn học đặc biệt, sự im lặng, âm nhạc, riêng tư, hay đồ ăn nhẹ…? Xem những yếu tố nào giúp bạn hứng thú và tập trung hơn mà lần sau nhớ lặp lại để đạt được kết quả tốt nhất.
8. Cho phép bộ nhớ của bạn mờ nhạt dần
Rất bình thường nếu não bạn bị hao phí và có lúc quên một số thứ. Điều này không có nghĩa là bạn học dở. Thay vì điên đầu, bạn nên bình tĩnh xử lý. Hãy xem bộ não của bạn như các tầng chứa đựng kiến thức. Khi bạn thêm càng nhiều thông tin vào lớp trên cùng, lớp thấp hơn sẽ càng cũ đi và bạn càng khó nhớ ngay lập tức. Mẹo nhỏ ở đây đơn giản chỉ là ôn lại bài. Vì chúng ta có thể tiên liệu việc mờ nhạt dần dần của bộ nhớ, thì việc ôn lại kiến thức đã học sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Chỉ cần ôn lại bài cũ sau 2, 3 buổi sẽ giúp bạn nhớ những gì cần phải nhớ. Thông thường, một cái nhìn tổng thể nhanh chóng là đủ. Nhưng thỉnh thoảng bạn cũng cần phải có một buổi học đầy đủ chi tiết các bài cũ. Việc “não mờ nhạt” là hoàn toàn bình thường (Trừ phi bạn có năng khiếu ghi nhớ hình ảnh, mà đây là điều rất hiếm)
9. Lên lịch học tập
Nói chung, nếu bạn lên lịch học những lần nhất định trong ngày, bạn sẽ tạo được thói quen và học được nhiều hơn. Nếu bạn chỉ “tùy lúc” trong ngày, rất có thể sẽ không bao giờ có lúc. Một cách hiệu quả để lên lịch học là đánh dấu vào lịch làm việc của bạn như thể bạn có một cuộc hẹn. Ví dụ: “Thứ ba 3-4:30 chiều – Học”
10. Đặt mục tiêu hợp lý
Một trong những lý do chính mà chúng ta không đạt được mục tiêu là do chúng ta đặt mục tiêu quá cao. Nếu bạn đặt mục tiêu trong tầm tay, ngay cả khi có vẻ quá đơn giản, bạn cũng có được thói quen hoàn thành mục tiêu và dần dần bạn sẽ đặt mục tiêu cao hơn. Bên cạnh đó, cũng phải nhận ra sự khác biệt giữ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Thiết lập tầm nhìn dài hạn của bạn nhưng hoạt động ngày qua ngày nên tập trung riêng vào ngắn hạn, tạo từng bước.
11. Tránh kẻ thù thất vọng
Trớ trêu thay, hệ thống thần kinh của 1 người càng nhanh, họ học càng lẹ. Tuy nhiên, người có hệ thống thần kinh nhanh cũng thường làm ráng vì họ thuộc người hay cầu toàn. Vì vậy, họ là những người luôn nghĩ rằng họ không đủ nhanh!! Ngược lại, “kiểu B” , người ít căng thẳng thì học chậm hơn, nhưng tự hài lòng, cuối cùng học trong một thời gian ngắn. Điều này là bởi vì họ không lãng phí sức lực, không mất thời gian buồn bực và không phải lăn tăn suy nghĩ rằng họ chưa giỏi – họ chỉ đơn giản là tiếp tục di chuyển về phía trước với tốc độ chậm hơn (nhưng không bị cản trở).
Theo Howard Richman (chuyên gia giáo dục Anh Quốc)​
 
chuẩn men minh dang canoh yeah rat haybài hay quá mình đang cần
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Cảm ơn nhé ;)
 
×
Quay lại
Top