13 lý do vì sao bạn chẳng bao giờ thành công

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Bạn có biết vì sao tỉ lệ những người thành công lại thấp không? Bởi để thành công không phải là điều đơn giản. Để đạt được ngưỡng mà cả thiên hạ đều muốn thì bạn cũng phải rèn luyện gấp nhiều lần người khác. Vì lẽ đó, nếu thấy mình mãi làm bạn với "mẹ của thành công" thì hãy thử xem bạn có mắc phải những lí do này không nhé!


Thành công không hề đơn giản.

1. Bạn rũ bỏ trách nhiệm

Nhận trách nhiệm cho từng việc nhỏ trong đời bạn là bước đầu tiên để chạm tay đến thành công. Bởi khi bạn biết nhận lỗi có nghĩa bạn sẽ tìm cách sửa chữa nó. Những người đổ thừa hoàn cảnh bao giờ cũng dậm chân tại chỗ và không thể tiến bộ nổi.

Thành công không gì khác ngoài một chuỗi những quyết định đúng đắn, và nếu chưa đúng thì bạn vẫn có thời gian để sửa chữa nó. Hãy nhớ rằng, dù sai hay đúng thì đó vẫn là quyết định của bạn và vì thế, hãy làm nên thành công của chính mình.

2. Bạn luôn trì hoãn

Cái giá phải trả cho sự trì hoãn chính là bạn sẽ không bao giờ bắt đầu được công việc. Không bắt đầu thì còn hỏi "thành công ở đâu" ư?

Quy luật "ý định giảm dần" nói rằng nếu bạn không hành động ngay khi có ý tưởng và cảm xúc đang dâng trào thì sự cấp thiết sẽ giảm dần. Và càng đợi lâu thì bạn càng khó có thể hoàn thành công việc.

Hãy bắt đầu "tuyên chiến" với sự trì hoãn trong bạn. Bằng cách ý thức được bạn đang ở trong trận chiến không hồi kết với nó thì bạn đã chiếm ưu thế rồi.

procrastination-20151123114309.jpg

Càng đợi lâu thì bạn càng khó có thể hoàn thành công việc.

3. Bạn là người cầu toàn

Rất tiếc phải thông báo với bạn rằng, sự hoàn hảo không có thật. Hãy làm hết mình, cố gắng phấn đấu để trở nên tốt hơn bạn của ngày hôm qua nhưng hãy quên sự hoàn hảo đi. Thêm nữa, hãy thôi chờ đợi khoảnh khắc hay cơ hội lí tưởng đi. Nó sẽ chẳng bao giờ đến đâu. Hãy bắt đầu ngay và luôn đi, nếu chưa được thì bắt đầu lại lần nữa.

Giấc mơ của bạn sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực nếu bạn chỉ chuẩn bị và chờ đợi. Hãy bắt tay vào hành động.

4. Bạn sợ bị chỉ trích

Nếu bạn đang trên đà làm được thứ gì đó tuyệt với thì hãy chuẩn bị tâm lí cho hàng loạt chỉ trích và căm ghét sắp tới. Hãy học cách tiếp thu và loại bỏ những phê bình nào mà bạn thấy cần bỏ qua. Không phải tất cả những lời chỉ trích đều hữu dụng.

Trong bất kì trường hợp nào, đừng để nỗi sợ bị phê bình khiến bạn phải ngừng việc mình đang làm. Bạn không cần phải làm vừa lòng ai cả. Đó chắc chắn sẽ là con đường dẫn tới thất bại. Đây là nhiệm vụ của bạn, cuộc đời của bạn, hãy tự quyết định.

5. Bạn sợ thất bại

Thất bại là hoàn toàn cần thiết. Nếu không có thất bại bạn thậm chí sẽ chẳng biết thành công là như thế nào. Nếu chưa sẵn sàng với những bài học mà cuộc đời đem đến cho bạn thì tốt nhất là đừng làm.

Có chút sợ hãi là điều hiển nhiên khi bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, chỉ cần đừng quá hoảng sợ đến nỗi nhát gan, không dám thử thách. Bởi vì điều quan trọng không phải là bạn thất bại bao nhiêu hay thất bại lớn tới đâu mà là bạn có sẵn sàng đứng dậy để làm lại hay không.

maxresdefault-20151123114834.jpg

Đừng e sợ thất bại nếu muốn thành công.

6. Bạn quá lười biếng

Nếu bạn đang làm cùng một lượng công việc như những người xung quanh nghĩa là bạn đang lười. Đây là một thế giới đầy cạnh tranh và nếu bạn muốn nổi bật hơn cả, bạn phải làm chăm chỉ gấp đôi hay thậm chí gấp nhiều lần người khác.

7. Bạn thiếu sự độc đáo và sáng tạo

Giả sử bạn đã lười biếng thì có gì hay ho khi lại làm cùng công việc như những người khác đã làm. Bạn cần phải độc đáo nếu muốn nổi bật. Hãy dám khác biệt với đám đông và để dòng chảy của sự sáng tạo tuôn trào trong bạn. Cũng có thể lấy cảm hứng và ý tưởng từ người khác, thậm chí có thể sao chép nhưng đến mức nào đó phải biến thành phẩm cuối cùng thành của mình, mang dấu ấn của mình. Mọi người cực kì mong muốn thấy sự độc đáo của riêng bạn chứ không phải thấy một bản sao.


Độc đáo mới có thể nổi bật.

8. Bạn làm mọi việc một mình

Con người sinh ra là một cộng đồng, một xã hội vì thế bạn không thể chỉ thành công một mình. Thành công không phải của cá nhân và cũng không do cá nhân mà ra.

Đừng ngần ngại nhờ người khác giúp đỡ khi bạn thực sự cần. Hãy học cách kết nối với mọi người và làm việc cùng nhau, hỗ trợ nhau. Thêm vào đó, hãy sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Bạn không thể nhận lại nếu không cho đi.

9. Bạn không biết ơn

Thái độ biết ơn khiến cảm xúc hạnh phúc gia tăng nhanh chóng. Bạn sẽ cảm thấy vững càng hơn khi đối diện với những thử thách khi ngập tràn thứ cảm xúc này. Có thể nói, hạnh phúc là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công.

10. Bạn không học hỏi từ sai lầm

Sai lầm là những bài học miễn phí mà cuộc đời mang lại cho bạn. Học từ những sai lầm là một kinh nghiệm đặc biệt dạy bạn những điều giá trị và cần thiết cho những thành công trong tương lai.

Einstein nói rằng định nghĩa của sự điên rồ là lặp đi lặp lại một việc và mong rằng nó sẽ có kết quả khác. Hãy học từ những sai lầm của chính mình và đừng lặp lại những lỗi đó.


thieu-kien-thuc-kinh-doanh-nha-hang3-20151123113720.jpg

Những suy nghĩ cũ thì không thể cho ra kết quả mới.

11. Bạn không tin vào bản thân

"Người nói có thể và người nói không thể, có thể cả hai đều đúng" (Khổng Tử). Hãy bỏ đi niềm tin vào sự giới hạn của bản thân. Nếu thực sự đam mê việc gì đó, bạn phải tìm cách để biến điều không thể thành có thể. Giới hạn duy nhất bạn từng dựng nên cho bản thân nằm ở ý chí của bạn. Không ai có thể dừng bạn lại. Hãy mơ ước lớn lao bởi bạn sinh ra để dành cho điều vĩ đại. Nếu chính bạn còn không tin mình sẽ thành công thì ai sẽ tin đây?

12. Bạn thiếu sự kiên trì

Kiên trì đặc biệt quan trọng đối với thành công. Hãy phát triển thói quen đó mọi lúc, cho dù bạn có cảm thấy nó hay không. Tự đặt ra cho mình những mục tiêu và đảm bảo hoàn thành nó. Sự kiên trì của bạn được bao nhiêu thì thành công sẽ đến với bạn sớm bấy nhiêu.

patience-20151123115402.jpg

Những người thành công là những người vô cùng kiên trì.

13. Bạn ngừng trưởng thành

Những người thành đạt hiểu rằng họ cần phải mài giũa kĩ năng của mình mọi lúc. Họ biết rằng một khi ngừng nghỉ sẽ là lúc bị bỏ lại trong cuộc đua.

Khoảnh khắc ngừng học hỏi là lúc bạn đặt một chân vào thất bại, chân còn lại chỉ là vấn đề thời gian. Không ai dám tự xưng mình đã hoàn thiện ngay cả khi trở thành triết gia hay tỉ phú bởi chính lúc đó họ đã thất bại rồi.


LeOna/ Nguồn: lifehack
Theo báo điện tử VTC News
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Mấy điều trên 12/13 thuộc về mình... bảo sao mình toàn thất bại...
 
cảm ơn bạn đã chỉ cho mình biết !
Hoàng Anh sẽ thành công nhé ! vì mục địch phụng sự mọi người !
 
×
Quay lại
Top