2015, bằng đại học Việt Nam được công nhận trong ASEAN?

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
“ASEAN trở thành cộng đồng vào năm 2015 sẽ góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm người dân cảm thấy an toàn hơn, sinh viên đại học tốt nghiệp ở Việt Nam có thể được công nhận trong cộng đồng…”- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao đổi.

pham-binh-minh-601d3.jpg
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: "ASEAN không hướng tới mô hình cộng đồng kinh tế Châu Âu".

Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” sát dịp Quốc khánh 2/9, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề cập tới nhiều thành quả và tiến trình phát triển quan hệ hợp tác của Việt Nam trong ASEAN.
Về nguyên tắc xây dựng quan hệ hợp tác trong cộng đồng các nước Đông Nam Á, Bộ trưởng Phạm Báình Minh cho biết, cộng đồng ASEAN xây dựng dựa trên 3 trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Văn hóa-Xã hội.

Về chính trị, quan hệ xây dựng trên cơ sở thiết lập quan hệ tin cậy chính trị giữa các nước thành viên ASEAN, trên cơ sở các giá trị chung của ASEAN, đó là Hiệp ước thân thiện và hợp tác của ASEAN.

Về kinh tế, ASEAN phấn đấu xây dựng một thị trường chung, quy mô lớn, với 600 triệu dân và qua sự liên kết về kinh tế trên cơ sở sản xuất thống nhất, như tự do thương mại, đầu tư, lao động, dịch vụ, chu chuyển vốn... “Nhưng Cộng đồng kinh tế ASEAN không phải hướng tới một cộng đồng giống như Cộng đồng kinh tế châu Âu, như có đồng tiền chung, chính sách kinh tế, tài chính chung” – Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam chỉ rõ.

Khía cạnh Văn hóa-Xã hội, mục tiêu đặt ra là tăng cường phát triển bền vững để người dân được hưởng những tiêu chí chung của ASEAN về lĩnh vực này, như đảm bảo quyền của phụ nữ, của những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, những chính sách xã hội, các dịch vụ trong hợp tác về y tế và giáo dục.

Theo các nguyên tắc xác định này, 2 năm nữa, đến thời điểm 2015, khi Cộng đồng ASEAN ra đời theo lộ trình đã đặt ra, Bộ trưởng Phạm Bình Minh phân tích, việc này sẽ góp phần tăng cường tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị, qua đó đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định.

“Người dân sẽ cảm thấy an toàn hơn vì có sự hợp tác giữa các nước ASEAN trong phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy hoặc đối phó các vấn đề an ninh phi truyền thống, phòng chống thiên tai...” – ông Minh nói.

Tương ứng, trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, người đứng đầu ngành ngoại giao đi từ thực tế, hiện nay trong ASEAN đã thành lập mạng lưới các trường đại học với 26 trường. Việt Nam có Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Cần Thơ tham gia mạng lưới này. Tương lai, hợp tác giáo dục đào tạo là lĩnh vực sẽ còn nhiều trao đổi, cải thiện vì trình độ giáo dục đại học trong các nước ASEAN còn khác nhau và việc công nhận tín chỉ giữa các trường đại học còn là một vấn đề

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao vẽ viễn cảnh “sinh viên đại học tốt nghiệp ở Việt Nam có thể được các quốc gia ASEAN khác công nhận”.

Ngoài ra, trong Cộng đồng ASEAN, việc thực hiện công nhận tay nghề cũng là một lĩnh vực được đặt ra. Để có thể công nhận những chứng chỉ về hành nghề hay tay nghề trong những lĩnh vực cụ thể như trong y tế, du lịch và một số hành nghề tạo điều kiện cho công dân của các nước ASEAN tìm được việc làm, không chỉ ở nước mình mà ở các nước khác trong khu vực ASEAN với mức lương hợp lý hơn, hấp dẫn hơn.

Chuyển sang lĩnh vực kinh tế, băn khoăn về những thay đổi, tác động đối với mỗi doanh nghiệp sau thời điểm 31/12/2015, ngày Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập cũng được Bộ trưởng Phạm Bình Minh giải thích cặn kẽ.

Ông Minh phân tích, ASEAN là thị trường với 600 triệu dân. Người sản xuất ở Việt Nam sẽ không chỉ hướng vào sản xuất nội địa nữa mà sẽ hướng ra thị trường 600 triệu dân, và rộng lớn hơn là những đối tác của ASEAN với bên ngoài, vì ASEAN cũng có một số hiệp định thương mại tự do với các đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác. Như vậy, sau khi ASEAN trở thành cộng đồng, điều được khẳng định là các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ có thị trường rộng lớn hơn.

Điểm thuận lợi khác, theo Bộ trưởng Ngoại giao, thuế suất trong ASEAN sẽ về 0%, nếu sản xuất để xuất khẩu thì sẽ không phải chịu thuế suất. Đồng thời, nhập khẩu máy móc cũng không phải chịu thuế suất, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc hạ giá thành và tăng chất lượng của sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh của hàng hóa.

Bên cạnh đó, trong ASEAN có chứng nhận xuất xứ hàng hóa, với 60% sản phẩm được sản xuất từ ASEAN thì được chứng nhận là sản phẩm trong ASEAN, do đó sẽ được hưởng lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN, nhất là trong ASEAN với bên ngoài. Như vậy, hướng sản phẩm sẽ không chỉ ở ASEAN mà còn ra bên ngoài các nước mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do.

Đó là thách thức lớn hơn đặt ra đối với ASEAN. “Các doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu sự canh tranh lớn hơn, nếu như không hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, không tăng cường quảng bá thương hiệu thì những doanh nghiệp yếu kém sẽ thất bại” - ông Minh cảnh báo.

Đối với những nước phát triển sau như Việt Nam, Lào, Myanmar, việc mở cửa thị trường chung cũng được nhấn mạnh ở cả phần thuận lợi và thách thức. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao chỉ rõ, một trong những mục tiêu rất lớn khi xây dựng Cộng đòng ASEAN là thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, để các nước phát triển một cách đồng đều. Tuy nhiên, việc đó không chỉ phụ thuộc vào Chính phủ mà phụ thuộc vào các doanh nghiệp, vào từng công dân để phát huy lợi thế của ASEAN. Nếu doanh nghiệp không đổi mới sản xuất, kinh doanh, không tạo ra lợi thế riêng, sẽ dễ bị thua thiệt.

Theo Dân Trí
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top