4 mẹo đơn giản giúp sinh viên tiết kiệm trong năm mới

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Là sinh viên đại học sống xa gia đình, bạn ít nhiều cũng từng trải qua cảnh “rỗng túi” khi “khoản viện trợ” của bố mẹ chưa đến hoặc khi chưa đến kỳ lĩnh lương làm thêm. Nhất là vào những dịp cuối năm này khi bạn phải tốn tiền quà cáp hoặc tiệc tùng.

Dưới đây là 4 bí quyết đơn giản giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ “cháy túi” trong năm 2013:

Tìm hiểu thói quen của bạn


Nếu bạn đang mắc phải thói quen lật qua một chiếc ví chất đầy biên lai để tìm tiền giấy, hãy bắt đầu chú ý nhiều hơn đến việc bạn đang chi tiêu khi nào, ở đâu và những gì.

Có phải là bạn đang chi quá nhiều cho phụ kiện? Bữa ăn sáng của bạn không thể thiếu một tách cà phê ở quán quen? Chỉ cần một tách cà phê mỗi ngày là một tuần bạn đã tốn mất gần nửa triệu đồng rồi.

Hãy tự liệt kê xem mỗi tuần bạn tốn bao nhiêu cho các thói quen của mình và sử dụng con số đó như một nhắc nhở "không" mỗi khi bạn cảm thấy bị cám dỗ.

Mua sắm một cách khôn ngoan

Thời điểm cuối năm là dịp hoàn hảo để săn hàng giảm giá, nhưng hãy cẩn thận các “ưu đãi xấu”, tức các ưu đãi mà khuyến khích bạn trả tiền một
cách không cần thiết. Thật là quá dễ dàng khi trở về nhà chất đầy những thứ thực ra bạn đã không bao giờ muốn và, đôi khi, bạn không thể trả lại, ít nhất là không lấy lại được tiền mặt.

sale-5b23a-703786-9856.jpg

Hãy thận trọng khi "săn" hàng giảm giá. (Ảnh minh họa)


Khi đi mua hàng giảm giá, cũng như với bất kỳ chuyến mua sắm nào, cần lên danh sách những đồ bạn muốn mua. Nếu mua sắm một cách ngẫu hứng, đó là một con đường đơn giản để bị cháy túi.

Tiết kiệm từ những khoản nhỏ


Hiển nhiên là mua sắm những món đồ to tát thì tốn kém rồi. Nhưng “tích tiểu thành đại”, những khoản chi nhỏ thì khi cộng lại cũng khối tiền đấy.

“Tiết kiệm nhỏ” thật đơn giản: hãy ngừng việc mua thêm một thức uống hoặc ăn ở ngoài hàng, và thỉnh thoảng có thể đi bộ thay vì đi xe buýt.

Xây dựng một quỹ khẩn cấp

Phải chi tiêu cho những món quà và các bữa tiệc Giáng sinh và năm mới có thể khiến bạn bị nhẵn túi sớm hơn thường lệ. Bất cứ khoản thanh toán bất ngờ - như một hóa đơn điện thoại bạn không mong muốn - có thể khiến bạn khốn đốn. Hãy tránh viễn cảnh này với một quỹ khẩn cấp. Giả sử cứ cuối mỗi tuần bạn để ra khoảng 50 ngàn thì vào thời gian này năm tới, bạn sẽ có 2.600.000, hoặc nhiều hơn nếu bạn để ra nhiều tiền lẻ hơn. Như vậy bạn có một khoản quỹ nho nhỏ để phòng thân mà nhiều khi bạn không nhớ ra là mình có.

Theo Dân Trí
 
×
Quay lại
Top