5 cách để cải thiện nhanh chóng trí tuệ cảm xúc của bạn

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo

5 Ways to Quickly Improve Your Emotional Intelligence
How to Improve Your Emotional Intelligence
Published on January 6, 2013 by Preston Ni, M.S.B.A. in Communication Success


Trí tuệ cảm xúc (EQ) có thể được định nghĩa như là khả năng hiểu, kiểm soát và bộc lộ có hiệu quả những cảm xúc của 1 người, cũng như hiểu được cảm xúc của người khác. Theo Talent Smart, 90% nhân viên có hiệu suất cao ở nơi làm việc sở hữu EQ cao, trong khi đó 80% nhân viên có hiệu suất thấp có EQ thấp. Trí thông minh cảm xúc cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, phát triển, duy trì và nâng cao những mối quan hệ cá nhân bền chặt. Không giống IQ, không thay đổi đáng kể trong suốt cuộc đời, EQ của chúng ta có thể phát triển và gia tăng với khao khát học hỏi của chúng ta. 

Dưới đây là 5 chìa khoá để cải thiện nhanh chóng trí tuệ cảm xúc của 1 người: 

1. Khả năng xử lý những cảm xúc tiêu cực của 1 người

Có lẽ không có khía cạnh nào của EQ quan trọng hơn là khả năng kiểm soát hiệu quả những cảm xúc tiêu cực của chúng ta, để chúng không áp đảo chúng ta và ảnh hưởng đến sự đánh giá của chúng ta. Để thay đổi cách chúng ta cảm nhận về 1 tình huống, chúng ta trước tiên phải thay đổi cách chúng ta nghĩ về nó. Tiến sĩ thần kinh - tâm thần học Daniel Amen đã phát triển 1 bài tập được gọi là "Trị liệu ANT - Tiêu diệt những ý nghĩ tiêu cực tự động hoá của chúng ta" giúp chúng ta kiểm tra bản chất của những trải nghiệm tiêu cực của chúng ta và liên kết với nó theo cách làm giảm những cảm xúc tiêu cực của chúng ta. Xem video sau: https://www.youtube.com/watch?v=7SGDnL1j7lw

2. Khả năng giữ bình tĩnh dưới áp lực

Hầu hết chúng ta đều trải nghiệm một số mức độ stress trong cuộc sống. Cách chúng ta xử lý những tình huống stress có thể tạo ra sự khác biệt giữa trở nên thích đáng (assertive) vs. phản ứng (reactive), cân bằng vs. mệt mỏi. Khi bị áp lực, điều quan trọng nhất cần nhớ là giữ cho mình bình tĩnh. Sau đây là 1 số mẹo: 

- Nếu bạn cảm thấy tức giận với ai đó, trước khi bạn nói điều gì đó mà bạn có thể hối hận sau này, hay hít thở sâu và đếm chậm đến 10. Trong hầu hết các tình huống, trước khi bạn đếm đến 10, bạn sẽ tìm ra được 1 cách tốt hơn để truyền thông về vấn đề, vì vậy bạn có thể làm giảm, thay vì làm cho vấn đề phức tạp. Nếu bạn vẫn tức giận sau khi đếm đến 10, nếu có thể hãy đi ra ngoài, và quay lại với vấn đề sau khi bạn bình tĩnh. 

- Nếu bạn cảm thấy lo lắng và bồn chồn, hãy vỗ nước lạnh lên mặt bạn và hít thở không khí trong lành. Nhiệt độ lạnh có thể giúp làm giảm mức độ lo lắng của bạn. Tránh thức uống có cafein có thể kích thích sự bồn chồn của bạn.
 
- Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, trầm cảm, hoặc chán nản, nhụt chí, hãy thử những bài tập aerobic mạnh. Tiếp thêm sinh lực cho bản thân. Cách chúng ta sử dụng cơ thể của mình ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta cảm nhận. Khi bạn trải nghiệm cơ thể đầy sức sống, sự tự tin của bạn cũng sẽ tăng lên. 

- Nếu bạn cảm thấy quá tải, lộn xộn, rối rắm, mắc kẹt, hoặc không có cảm hứng, hãy ra ngoài trời. Hoà mình vào tự nhiên, vào màu xanh của cây và của bầu trời, nó sẽ có tác dụng làm bạn bình tĩnh. Hãy tìm 1 quang cảnh rộng và nhìn ra xa. Đi bộ. Hít thở sâu. Làm tâm trí trống rỗng. Quay lại với 1 quan điểm mới mẻ.

- Nếu bạn cảm thấy cô đơn, hãy tắm nước nóng.

3. Khả năng đọc được những tín hiệu xã hội

Người có EQ cao nhìn chung có khả năng nhận thấy và diễn giải khá chính xác những biểu hiện cảm xúc, cơ thể và lời nói của người khác. Họ cũng biết làm thế nào để truyền thông hiệu quả để làm rõ những ý định. Dựa vào tài liệu của Ronald Adler và Russell Proctor II, sau đây là 1 số mẹo để làm tăng tính chính xác của việc đọc những tín hiệu xã hội: 
 
- Khi chúng ta nhìn thấy 1 sự thể hiện từ 1 ai đó mà chúng ta không hiểu hoàn toàn, hãy đi đến ít nhất 2 diễn giải có thể xảy ra trước khi nhảy đến kết luận. Ví dụ, tôi có thể bị xúi giục nghĩ rằng bạn của tôi không đáp lại cuộc gọi của tôi vì anh í phớt lờ tôi, hoặc tôi có thể xem xét khả năng rằng anh í đang rất bận. Khi chúng ta tránh cá nhân hoá những hành vi của người khác, chúng ta có thể nhận thấy những biểu hiện của họ 1 cách khách quan hơn. Mọi người làm những việc họ làm vì bản thân họ nhiều hơn là vì chúng ta. Mở rộng tầm nhìn của chúng ta về tình huống có thể làm giảm khả năng hiểu lầm. 

- Khi cần, hãy tìm kiếm sự làm sáng tỏ, rõ ràng. Nếu cần thiết, hãy hỏi người đó làm rõ lý do tại sao cô í hành xử như vậy. Hỏi những câu hỏi mở như: "Tôi chỉ là tò mò, bạn có thể nói cho tôi biết tại sao..." và tránh những lời buộc tội và chỉ trích. So sánh lời nói của người đó với ngôn ngữ cơ thể và hành vi để kiểm tra tính nhất quán. 

4. Khả năng trở nên thích đáng và bộc lộ những cảm xúc khó khăn khi cần thiết

Có những lúc trong cuộc sống của chúng ta, điều quan trọng là thiết lập những ranh giới thích hợp để mọi người biết chúng ta đứng ở đâu. Chúng có thể bao gồm việc nói "không" mà không cảm thấy tội lỗi, quyền thể hiện sự bất đồng mà không bị khó chịu, đặt ra những sự ưu tiên của chúng ta, bảo vệ bản thân khỏi sự cưỡng ép và nguy hại. 

1 phương pháp để xem xét khi cần bộc lộ những cảm xúc khó khăn là kỹ thuật XYZ - Tôi cảm thấy X khi bạn làm Y trong tình huống Z. Sau đây là 1 số ví dụ:

"Tôi cảm thấy thất vọng khi bạn không làm theo khi bạn nói với tôi bạn sẽ làm."

"Tôi cảm thấy tổn thương khi bị bạn làm trò cười trong bữa ăn tối qua." 

Tránh dùng những câu bắt đầu với "bạn" và theo sau là những lời chỉ trích, buộc tội, như "bạn là...", "bạn nên...", "bạn cần...". Vì nó sẽ đặt người nghe vào thế phải phòng vệ và làm họ ít cởi mở trước những gì bạn nói. 

5. Khả năng thể hiện những cảm xúc thân mật trong những mối quan hệ cá nhân gần gũi

Khả năng bộc lộ hiệu quả và xác nhận những cảm xúc yêu thương, nhạy cảm là quan trọng để duy trì những mối quan hệ cá nhân gần gũi. Trong trường hợp này, "hiệu quả" nghĩa là chia sẻ những cảm xúc thân mật với 1 ai đó trong 1 mối quan hệ phù hợp, theo 1 cách nuôi dưỡng và xây dựng, và khả năng đáp lại khi người khác làm tương tự. 

Tiến sỹ tâm lý John Gottman gọi sự bộc lộ những cảm xúc thân mật là "bidding". Bidding có thể là bất kỳ phương pháp kết nối tích cực nào giữa 2 người khao khát 1 mối quan hệ gần gũi. Ví dụ: 
 
Bằng lời: "Bạn đang cảm thấy thế nào?", "Tôi yêu bạn", "Tôi thích nó khi chúng ta nói chuyện như vậy", "Tôi rất vui khi chúng ta dành thời gian bên nhau", "Bạn là 1 người bạn tốt".

Ngôn ngữ cơ thể: tương tác mắt tích cực, ôm, cười.

Hành vi: mời đồ ăn hoặc đồ uống, 1 món quà sâu sắc, 1 tấm thiệp cá nhân, cùng tham gia những hoạt động tạo ra 1 mối quan hệ gần gũi hơn. 

Tất cả những điều trên nói rằng, "Tôi quan tâm đến bạn," "Tôi muốn kết thân với bạn," và "Bạn là người quan trọng trong cuộc đời tôi." 



Nguồn: PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top