5 kỹ năng sơ cứu bạn cần trang bị trong đời sống

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Trang bị kỹ năng sơ cứu rất cần thiết, trước đối với bản thân, sau là để giúp đỡ những người bị nạn trong những hoàn cảnh không mong muốn. Có bao giờ bạn muốn tìm hiểu để trang bị cho mình chưa?


Dưới đây là những kỹ năng sơ cứu hữu ích dành cho các tình huống bị tai nạn, bạn có thể tham khảo.

1.Bị bỏng

Khi gặp các tình huống bị bỏng (bởi axít, dầu ăn nóng…), trước hết bạn hãy làm mát vùng da bị tổn thương càng nhanh càng tốt, bằng cách để nước chảy liên tục lên vết thương. Với cách này sẽ giúp làm mát vùng da bị bỏng, ngăn chặn vết thương lan rộng và sâu hơn do nhiệt độ cao.

Bạn nên nhớ làm mát vùng bị bỏng ít nhất 15 phút, sau đó dùng gạc sạch và thoáng để che lại vết bỏng, tránh nhiễm trùng. Kế tiếp là đưa bệnh nhân đến bệnh viện.


20150512-105034-shingles-582x342.jpg


2. Gãy xương


Với trường hợp gãy xương (do tai nạn giao thông), nhất là vùng xương bị gãy bạn lưu ý nếu sờ ấn, chạm hay cử động vào chỗ bị gãy, nạn nhân sẽ rất đau. Lúc này, chỗ bị thương thường xuất hiện các triệu chứng như sưng, chảy máu, bầm tím...

Đầu tiên là bắt đầu động tác cố định tạm thời cho phần bị gãy xương và tránh dịch chuyển bệnh nhân, nhằm tránh gây thêm tổn thương cho các mạch máu, cơ, thần kinh.

Bạn có thể tìm và dùng các nẹp tre, gỗ tự tạo để cố định vùng xương bị gãy. Đối với các phần xương hở thì không nên rửa mà chỉ lau xung quanh vết thương và bôi thuốc sát trùng. Sau đó, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.


20150512-110703-thumb-520x390.jpg


3. Bong gân, trật khớp

Bong gân, trật khớp xảy ra phần lớn ở chân, tay, các khớp… và thường xuất hiện với các dấu hiệu: đau đớn, khó cử động. Phần bong gân có các biểu hiện như bị sưng, bầm tím, biến dạng… Do đó, cần hạn chế cử động vùng bị bong gân.

Nên chườm đá vùng bị tổn thương trong 48 giờ đầu tiên, sau đó dùng băng thun để băng bó một cách nhẹ nhàng, không băng quá chặt, thỉnh thoảng nới lỏng băng để bệnh nhân không bị tê tay, chân. Nếu sau 5 ngày vẫn chưa thấy đỡ thì nên đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.


20150512-105941-1-pair-font-b-ankle-b-font-support-elastic-font-b-brace-b-font-guard-support-520x520.jpg


4. Co giật

Trong trường hợp này, tốt nhất nên đặt bệnh nhân nằm trên bề mặt phẳng (mặt đất, gi.ường), sau đó nâng đỡ phần đầu và nới rộng quần áo ra, nhất là vùng cổ.

Nếu xuất hiện thêm tình trạng nôn ói, lúc này bạn thực hiện thêm động tác xoay bệnh nhân cho nằm nghiêng một bên sẽ bớt nôn ói. Sau đó gọi cấp cứu 115 để được tư vấn, hỗ trợ.


5. Tai nạn té ngã và nằm bất tỉnh

Có thể bệnh nhân bị chấn thương ở vùng não hoặc cột sống, trong tình huống này bạn nên để bệnh nhân ở nguyên tư thế, tránh di chuyển và gọi cấp cứu 115.

Theo Yan News
 
Cái hình đầu tiên nhìn ghê quá.
 
nhớ hồi ngày xưa còn học cấp hai em có thực hành băng bó rồi hô hấp nhân tạo. Lúc đó tụi em thay phiên nhau băng bó rồi cố định nẹp, tùm lum chuyện. Giờ nhớ lại thấy vui vui sao í :3
 
những kĩ năng này rất có ý nghĩa trong cuộc sống :)
 
×
Quay lại
Top