Ai có thể giúp mình!Mình chân thành cảm ơn!Mai thi rồi!huhu!

lamhoangthanh

Thành viên
Tham gia
6/12/2010
Bài viết
9
Mình có 1 số câu mình tìm mãi ko biết ở đâu!hix, sau đây là 1 số câu:
Chương I:
Câu 17: Hình thức vận động nào là hình thức vận động đặc trưng của con người và xã hội loài người?
Chương III:
Câu 9: Vai trò của phương thức sản xuất biểu hiện như thế nào?
Câu 20: Biểu hiện giữa mối liên hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hoá thành các mặt đối lập biểu hiện như thế nào?
TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI:
Câu 38: nếu dựa vào trình độ và phương thức phản ánh tồn tại xã hội thì ý thức xã hội được chia thành những cấp độ nào?
Câu 42: TTXH quyết định YTXH thể hiện như thế nào?
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI:
Câu 52: Sự khác biệt giữa các giai cấp được biểu hiện thông qua những mặt quan hệ nào?
Cấu 60: Vai trò của đấu tranh giai cấp được thể hiện như thế nào?
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI:
Câu 74: Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân phụ thuộc vào những điều kiện gì?
Câu 77: Vai trò của cá nhân với tư cách là lãnh tụ trong lịch sử thể hiện như thế nào?
Câu 78: Từ lý luận về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ trong lịch sử, rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì?
Đó là tất cả nhưng gì mình còn chưa giải đáp được!mong sự giúp đỡ của mọi người để cùng nhau vượt qua kì thi này!Thân
 
Nêú ko nhầm thì câu trả lời là:

câu 17 : - Các hình thức vận động: có 5 hình thức
+ Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian)
+ vận động vật lý (vận động của các phần tử, các hạt cơ bản, vận động của điện tử, các quá trình nhiệt điện...)
+ vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất)
+ vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường)
+ vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế - xã hội)
Quan hệ giữa 5 hình thức vận động của vật chất
+ các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất, từ vận động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động, những trình độ này là sự tương ứng với trình độ của các kết cấu vật chất
+ Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Trong khi đó các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Bởi vậy, mọi sự quy giản các hình thức vận động thấp đều là sai lầm
+ Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật đều có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật đó bao giờ cũng đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản. Ví dụ trong cơ thẻ sinh vật có các hình thức vận động khác nhau như vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học, nhưng hình thức vận động sinh học mới là hình thức vận động cơ bản của sinh vật. Vận động xã hội là hình thức đặc trưng cho hoạt động của con người.

câu 9: Vai trò của phương thức sản xuất biểu hiện:

Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người; nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.

Xuất phát từ nhân tố “con người hiện thực” C.Mác cho rằng, tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người và đó là việc: “con người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử”. Muốn vậy con người cần có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo... những thứ đó chỉ có thể được tạo ra từ sản xuất vật chất. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, đó là hoạt động cơ bản của con người, là cái để phân biệt hoạt động của con người với con vật. Để tiến hành sản xuất vật chất con người phải có không chỉ có quan hệ với tự nhiên mà phải có quan hệ với nhau và trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà phát sinh các quan hệ khác như: chính trị, đạo đức, pháp luật...Vì vậy, trong quá trình sản xuất vật chất con người không những làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội đồng thời làm biến đổi cả bản thân mình. Do đó, sản xuất vật chất không ngừng phát triển tất yếu làm cho xã hội không ngừng phát triển.
Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Sự vận động, phát triển của xã hội suy cho cùng có nguyên nhân từ sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội thì phải xuất phát từ thực trạng sản xuất vật chất của xã hội.

Lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Suy cho cùng cái để phân biệt các thời đại kinh tế không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là nó được tiến hành bằng cách nào và với công cụ gì. Quan điểm về vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với trình độ phát triển của sản xuất và xã hội là cơ sở để giải thích sự phát triển của lịch sử nhân loại, đó chính là lịch sử phát triển thay thế của phương thức sản xuất.

Sự thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất phản ánh xu hướng tất yếu khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người từ trình độ thấp đến trình độ cao. Sự thay thế của phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác có thể diễn ra theo quy luật phát triển tuần tự hoặc nhảy vọt, bỏ qua một phương thức sản xuất nào đó trong những điều kiện nhất định, hoặc có thể có sự đan xen giữa các phương thức sản xuất trong những giai đoạn nhất định tạo nên tính phong phú, đa dạng về con đường phát triển của các dân tộc trong lịch sử.

Sự biến đổi của phương thức sản xuất quyết định sự biến đổi, phát triển của xã hội do đó để thúc đẩy xã hội phát triển cần phải thúc đẩy sự phát triển của phương thức sản xuất. Quá trình vận động, phát triển, thay thế của phương thức sản xuất trong lịch sử là quá trình phong phú, đa dạng do đó các dân tộc phải tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể để lựa chọn con đường phát triển riêng của mình, phù hợp với quy luật vận động khách quan của lịch sử.

câu 20:

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.

Trong quá trình sản xuất, không thể có sự kết hợp các yếu tố sản xuất diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định; ngược lại cũng không có quátrình sản xuất nào lại có thể diễn ra chỉ với những quan hệ sản xuất mà không có nội dung vật chất của nó. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ:

- Lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuất phải thế ấy tức là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Khi lực lượng sản xuất biến đổi quan hệ sản xuất sớm muộn cũng phải biến đổi theo. - Lực lượng sản xuất quyết định cả ba mặt của quan hệ sản xuất tức là quyết định cả về chế độ sở hữu, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức phân phối sản phẩm.

Tuy nhiên, quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất luôn có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động này diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng của lực lượng sản xuất.

- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ tạo ra tác động tích cực, thúc đẩy và tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.

- Nếu không phù hợp sẽ tạo ra tác động tiêu cực, tức là kìm h.ãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống nhất với nhau trong một phương thức sản xuất, tạo nên sự ổn định tương đối, đảm bảo sự tương thích giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

Lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi, phát triển, tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải tái thiết lập quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển của lực

lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này tuân theo quy luật “từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại”, “quy luật phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình trình độ ngày càng cao hơn.

Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất. Nó là cơ sở để giải thích một cách khoa học vềnguồn gốc sâu xa của toàn bộ hiện tượng xã hội và sự biến động trong đời sống chính trị, văn hóa của xã hội.
 
×
Quay lại
Top