Ăn gì để phòng tránh bệnh sởi?

linh d2t

Tôi yêu hoa lộc vừng!
Thành viên thân thiết
Tham gia
4/6/2011
Bài viết
1.570
Với những thực phẩm "vàng" dưới đây sẽ giúp bé nhà bạn "hạ gục" nỗi lo bệnh sởi xâm nhập cơ thể.

Sữa chua

Probiotic, một loại vi khuẩn sống có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn sự xâm nhập của virus, được tìm thấy trong sữa chua. Mặc dù nhiều loại thực phẩm khác cũng có probiotic nhưng sữa chua là được coi như nguồn probiotic dồi dào số 1 cho trẻ nhỏ.

20140418-0530-sua-chua.jpg

Một nghiên cứu của trường Đại học Viên cho biết mỗi ngày trẻ ăn 1 hộp sữa chua có tác dụng tương đương với tiêm một ống thuốc tăng sức đề kháng. Cũng có bằng chứng từ các chuyên gia Thuỵ Điển cho thấy những bé được ăn sữa chua có chứa probiotic hàng ngày có số ngày ốm ít hơn 33% so với những bé khác. Chính vì vậy, mẹ đừng quên cho con ăn sữa chua để phòng tránh dịch sởi.

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau:

- 6-10 tháng: 50g/ngày.

- 1-2 tuổi: 80g/ngày.

- Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

Yến mạch

Theo một chuyên gia người Nauy, yến mạch có chứa beta-glucan, một loại sợi có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hoá. Khi động vật ăn hợp chất này, chúng ít có khả năng bị cúm, herpes và nhiều bệnh lây nhiễm khác. Yến mạch không những có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh và còn có thể giúp thuốc kháng sinh phát huy tác dụng tốt hơn. Mẹ nên cho trẻ ăn yến mạch khoảng 3 lần/ tuần xen kẽ với việc ăn cơm gạo và các loại thực phẩm tinh bột khác.

Tỏi

Tỏi có chứa rất nhiều thành phần allicin, một chất giúp chống nhiễm trùng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Các nhà nghiên cứu Anh đã cho 146 người sử dụng tỏi và các thực phẩm có chiết xuất tỏi trong 12 tuần và nhận thấy những người này rất ít có khả năng bị lây nhiễm cúm hay cảm lạnh. Cho trẻ ăn 1 tép tỏi mỗi ngày xào cùng thịt bò, heo hay gà có thể giúp bé tăng sức đề kháng.

20140418-0531-thuong-xuyen-an-toi-song-co-tot-khong.jpg

Canh gà

Thịt gà khi nấu thành canh sẽ sản sinh ra một loại chất có tác dụng giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Nebraska phát hiện ra rằng chất Cysteine acid amin sản sinh từ thịt gà trong khi nấu canh có tác dụng hóa học tương tự như acetylcystein – một chất có trong thuốc giúp ngăn chặn sự di cư của các tế bào viêm. Bổ sung thêm gia vị tự nhiên chẳng hạn như hành và tỏi vào món canh gà, súp gà cho trẻ có thể giúp tăng sức mạnh của hệ miễn dịch cho bé.

Sữa tươi

Sữa tươi cung cấp lượng dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Những trẻ em được uống sữa tươi thường xuyên thì sẽ có sức khoẻ rất tốt, hệ miễn dịch được tăng cường, đồng thời nồng độ vitamin D trong máu cũng cao hơn so với các trẻ em khác.

Các nghiên cứu cũng khẳng định tỷ lệ đạm whey và casein trong sữa tươi có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 12 tháng tuổi nên sữa tươi được khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi. (Tỉ lệ whey:casein ở sữa mẹ là 60:40. Và tỉ lên này được coi là tỉ lệ tối ưu, giúp trẻ hấp thu tốt nhất và cũng là tiêu chuẩn đối với các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ nhũ nhi. Vì thế đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi các mẹ không nên cho trẻ uống sữa tươi).

Cho nên, mẹ hãy tập cho trẻ thói quen uống sữa tươi mỗi ngày để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh nhé!

Thịt bò

20140418-0532-images662069_thit_bo_2.jpg

Thịt bò có chứa rất nhiều kẽm - khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch của trẻ.

Thiếu kẽm là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ. Và thật không may, bởi vì thiếu hụt kẽm còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ là rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào bạch huyết - tế bào của hệ miễn dịch giúp nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, virus và các tác nhân "xấu" khác. Để bổ sung kẽm cho trẻ, mẹ nên ưu tiên cho con ăn thịt bò từ 3-4 bữa/tuần.

Nấm

Hầu như tất cả các loại nấm có chứa vitamin D và chất chống oxy hóa cần thiết cho việc chiến đấu cảm lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.

Các bài thuốc chữa sởi cho trẻ

Củ năng

Theo Đông y, củ năng thường được dùng trong các trường hợp bệnh nhiệt, sốt cao mất nước, vàng da, đi tiểu ra máu do huyết nhiệt, đại tiện ra máu do trĩ hoặc lỵ, sỏi đường tiết niệu, đau mắt đỏ, viêm phế quản, viêm họng, ho sốt do phế táo, đàm nhiệt, mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc… Người ta thường ép củ năng, lấy nước dùng làm thuốc hạ nhiệt, trừ ho, tiêu đàm, rất tốt cho trẻ em bị sởi sốt cao, ho, khát nước, người bứt rứt.

20140418-0533-cu-nang-d.jpg

- Ở trẻ mới mắc bệnh sởi hoặc sởi không phát được, có thể sử dụng 100ml nước ép củ năng phối hợp với hạt rau mùi 10-12g, sắc uống, có hiệu quả giải được nhiệt độc, hạ sốt, trừ ho.

- Hoặc dùng củ năng 500g, gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, xắt miếng nhỏ rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho trẻ bị sởi, nóng sốt, ho, các bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản...

- Hoặc dùng củ năng 200g, củ sen tươi 200g, trái lê 200g. Tất cả rửa thật sạch, xắt lát rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch, hòa với 15ml mật ong để uống. Dùng uống để phòng chống một số bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, sốt cao mất nước...

- Trường hợp bệnh nhiễm trùng có sốt cao, khát nước nhưng không có mồ hôi: Dùng củ năng 200g, lê 1 trái, rễ lau 100g, củ cải đường 50g, củ sen tươi 100g. Tất cả rửa thật sạch, ép lấy nước uống để hỗ trợ trị liệu có hiệu quả.

- Trường hợp trẻ bị sởi, sốt cao li bì, rối loạn tiêu hóa: Dùng củ năng 200g, củ khoai mài (hoài sơn) 25g, hạt sen 25g, hạt bo bo (ý dĩ) 25g, rễ đinh lăng 15g, long nhãn nhục 15g. Tất cả rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, để nguội, chia 2-3 lần uống trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân dịch, lương huyết giải độc, hạ sốt, hóa đàm, trừ ho, tiêu thực tích, mát gan, sáng mắt.

Ngoài ra, món chè củ năng, hạt sen cũng rất tốt cho trẻ bệnh sởi.

Lưu ý, củ năng có tính mát nên không dùng cho những người có thể chất hàn hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, có các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu, dễ đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện phân lỏng hoặc nát...

Củ cải đường

Đây là thực phẩm bổ dưỡng, kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt và lợi tiểu. Có ích cho những người thiếu ngủ, người bệnh thần kinh, bệnh lao và cũng rất có ích khi có dịch cúm. Theo Đông y, củ cải đường thường được dùng điều trị bệnh sởi mà nốt ban mọc không nhanh hoặc ban không phát ra được.

Dùng củ cải đường 100-150g, gọt vỏ, rửa thật sạch, giã nát nhuyễn, vắt lấy nước cốt, uống để giải khát, hạ nhiệt, để chữa bệnh ôn dịch, sốt cao. Hạt củ cải đường có tác dụng làm mát và ra mồ hôi. Lá có tác dụng tiêu sưng viêm.

Kinh nghiệm dân gian điều trị trẻ em bệnh sởi khi ban chưa phát bằng cách dùng củ cải đường, hạt rau mùi, mỗi thứ 10g, nấu nước cho trẻ uống.

Vào mùa hè, người ta thường luộc củ cải đường 100-150g, ăn để giải khát, giải nhiệt. Hằng ngày, dùng một cốc nước dịch củ cải đường hay phối hợp với dịch các loại củ quả khác.

Không dùng củ cải đường cho người bị bệnh đái tháo đường.

Nấm hương (còn gọi là nấm đông cô, hương cô...)

Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Nấm hương có thể dùng cho trẻ em bị bệnh sởi, nốt sởi không phát hoặc phát không hoàn toàn.

Một số món ăn nên dùng như cá chép hấp nấm hương, canh cá chép nấu nấm hương, canh nấm hương, đậu hủ, giá đậu...

Rễ lau

- Chữa trẻ bị bệnh sởi mà nốt sởi không mọc được: Dùng thân rễ lau tươi 30-50g, phối hợp với củ cải đường tươi 120g, hành lá 7 cây, quả trám xanh 7 quả, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 15 phút, lọc lấy nước chia uống 2-3 lần trong ngày.

- Trường hợp trẻ bị bệnh sởi, sốt, khát nước, người bứt rứt, có biểu hiện ho, khạc đờm vàng đặc và viêm phổi: Dùng rễ lau 15-30g, kim ngân hoa 10-12g, rau diếp cá 20-30g, hột bí đao 10-12g. Tất cả rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn 500ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Thận trọng khi dùng trong những trường hợp tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, đi cầu lỏng.

Mía lau

Mía lau rất tốt cho trẻ em bị sởi, phát sốt, làm thương tổn đến tân dịch, khát nước, tâm phiền, nôn ói, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau.

- Mía lau nấu củ năng, hạt sen: Rất có ích cho trẻ em bị sởi, ban không phát được, sốt cao, mất ngủ, người bứt rứt, khát nước.

Củ năng 200g, hạt sen 50g, 1 bó mía lau, lá dứa 10g, rễ tranh 20g, râu bắp 20g, đường cát 50g. Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, xắt làm 4 hoặc 5 phần. Bó mía lau, lá dứa, rễ tranh, râu bắp rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Khi nước sôi, cho đường vào khuấy tan. Đun sôi lại, tắt bếp, lọc bỏ bã, lấy nước cho vào nồi, cho củ năng vào rồi nấu chín.

Nếm lại thấy có vị ngọt dịu, thanh là được. Hạt sen ngâm mềm, cắt bỏ đầu, bỏ tim. Đem luộc hoặc hấp chín. Múc nước mía lau, củ năng và hạt sen vào ly, dùng khi khát nước.

(Nguồn: Yan News)
 
Bệnh sởi với nổi sải/sảy/rôm là một hay khác nhau :-?
 
Lan Thanh khác chứ chị, nổi rôm sẩy thì con nít hay bị lắm, còn sởi thì kèm bị sốt nữa
 
Lan Thanh Bệnh sởi chỉ mắc 1 lần, do virut sởi gây ra, virut sởi không có màng bao, nên không thể thay đổi nên chỉ có thể gây bệnh cho mình 1 lần, mình đã có thể kháng lại nó nếu lần khác nó lại xâm nhập vào người. Còn mấy cái sải/rôm có thể do dị ứng hay sao đó.
 
Lan Thanh khác chứ chị, nổi rôm sẩy thì con nít hay bị lắm, còn sởi thì kèm bị sốt nữa

Phải em nổi sảy là có bài thuốc dân gian là uống gốc rạ hoặc tắm rau đắng đất đúng hông:D Dzậy là hồi nhỏ chị cũng bị sởi rồi, hồi học cấp 2, hay cuối cấp 1 gì đó, thằng em cũng bị, nhưng mà tắm rau đắng đất <mát ghê luôn :x> , cái hết:D
 
Lan Thanh Bệnh sởi chỉ mắc 1 lần, do virut sởi gây ra, virut sởi không có màng bao, nên không thể thay đổi nên chỉ có thể gây bệnh cho mình 1 lần, mình đã có thể kháng lại nó nếu lần khác nó lại xâm nhập vào người. Còn mấy cái sải/rôm có thể do dị ứng hay sao đó.

Sải/rôm dị ứng gì, mấy đứa con nít mới sinh nổi đó, nhớ mẹ tui xức phấn gì thơm thơm cho thằng em sau khi tắm nó :x :x :x
 
nhipcautre0904 :">
Nhưng mà cũng vì chỉ là cô giáo nên chỉ nắm được bề nổi của vấn đề thôi em, còn sâu hơn thì phải hỏi bên Y dược ^^
Lan Thanh Tùy địa phương gọi nên tui cũng hông rõ sải/rôm nó cụ thể như thế nào, cái rôm tui biết là trẻ em mới sinh mà mặc tã kín quá hay lâu không thay, da không được thông thoáng nên sẽ nổi, thế mới xức phấn thơm ^ ^ Mà cái phấn đó thơm ghê.
 
linh d2t nói chung bị hâm hẩm là có thể dùng phấn rơm xức, đỡ xót, nhà em cũng có 1 chai phấn rôm :">
 
nhipcautre0904 :">
Nhưng mà cũng vì chỉ là cô giáo nên chỉ nắm được bề nổi của vấn đề thôi em, còn sâu hơn thì phải hỏi bên Y dược ^^
Lan Thanh Tùy địa phương gọi nên tui cũng hông rõ sải/rôm nó cụ thể như thế nào, cái rôm tui biết là trẻ em mới sinh mà mặc tã kín quá hay lâu không thay, da không được thông thoáng nên sẽ nổi, thế mới xức phấn thơm ^ ^ Mà cái phấn đó thơm ghê.

Nó nổi mục/nốt/đốt đỏ khắp cả người, ngứa, nóng, nhức đầu nữa, giờ tui nghĩ lại rồi, hồi xưa chắc tui với thằng em bị sởi ấy, do lúc đó đã lớn đi học rồi chứ đâu còn quấn tã =))
Thôi thăng;), điện thoại lag quá <vẫy vẫy >
 
nhipcautre0904 À mà, cái trên chị nói cũng 1 phần câu trả lời trong câu hỏi ở Radio 7 á! ;)
Virut cúm có màng bao với các gai trên đó, thay đổi vị trí gai là nó đã thành virut khác, quá nhiều nên mình không thể sản xuất vaccin phòng cúm, còn mấy bệnh như sởi thì mới có vaccin.
 
×
Quay lại
Top