Hỏi Anh chị giúp em với.Mai em cần luôn.Em sắp thi rồi

hoasimbietkhoc5_1993

Tôi yêu Nam Định
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/2/2012
Bài viết
162
Câu 1: khái quát lịch sử quốc tế dẫn tới sự ra đời ĐCSVN
Câu 2:..........................trong nước....................................
Câu 3: trình bày hội nghị tahnhf lập đảng và nội dung cương lĩnh
Câu 4 : phân tích hc nước ta sau CMT8_1945 và chủ trương đảng 1945_1946
Câu 5: phân tích quá trình hình thành và nội dung đường lối xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của đảng 1946_1954
Câu 6: phân tích bối cảnh kt nd và ý nghĩa ĐLĐ trong 1965_1975
Câu 7: quá trình đổi mới tư duy CNHóa đảng từ đại hội 6_11
Câu 8: Phân tích chủ chương dảng trong CNH trước đổi mới
Câu 10: pt mục tiêu và quan điểm của đảng về CNXH hiện đại hóa thời kỳ đổi mới
Câu 11: nội dung và định hướng CNH hiện đại hóa với sự phát triển kinh tế tri thức
Câu 12: nội dung đường lối đối ngoại của đảng thời kỳ trước đổi mới 1975_1985
Câu 13: phân tích giai đoạn ht và phát triển trong thời đường lối đối ngoại của đảng thời kỳ đổi mới
Câu 14: đánh giá đường lối đối ngoại của đảng thời kỳ đổi mới



Hộ em với nha:KSV@06:
 
Câu 1: khái quát lịch sử quốc tế dẫn tới sự ra đời ĐCSVN


Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

* Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
- Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và chính sách tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa.
- Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

* Chủ nghĩa Mác-Lênin
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam .

* Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
- Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
- Sự tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam
- Quốc tế Cộng sản: Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ đạo về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
 
Câu 2: khái quát lịch sử trong nước dẫn tới sự ra đời ĐCSVN

a) Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
o Về chính trị, thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
o Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường bộ, đường thủy, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm h.ãm.
o Về văn hóa, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
- Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
o Xã hội Việt Nam xuất hiện 5 giai cấp là công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.
o Xã hội Việt Nam xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

b) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến: tiêu biểu là Phong trào Cần Vương (1885 – 1896). Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam.

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản: Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng. Một bộ phận chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp vũ lực - bạo động; một bộ phận khác lại coi duy tân - cải cách là giải pháp để tiến tới khôi phục độc lập.

Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng lập hiến (1923), Đảng Thanh niên (3/1926), Đảng thanh niên cao vọng (1926), Việt Nam nghĩa đoàn (1925) sau nhiều lần đổi tên thì đến tháng 7/1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam quốc dân Đảng (12/1927). Các đảng phái chính trị tư sản tiểu tư sản trên đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp, đặc biệt là Tân Việt và Việt Nam quốc dân đảng.

Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng, với các lập trường giai cấp khác nhau nhằm khôi phục chế độ phong kiến hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, hoặc cao hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản; với các phương thức, biện pháp đấu tranh khác nhau: bạo động hoặc cải cách; với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách hoặc dựa vào ngoại viện để đánh Pháp… Nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại.

- Sự khủng hoảng về con đường cứu nước và nhiệm vụ lịch sử đặt ra: Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với 1 giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công.

c) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức bóc lột của tư sản thực dân cũng diễn ra rất sớm. Trong những năm 1919 – 1925, phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức đình công, bãi công, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và cuộc bãi công của 2500 công nhân nhà máy sợi Nam Định (30/2/1925) đòi chủ tư bản phải tăng lương, phải bỏ đánh đập, giãn đuổi thợ…

Nhìn chung, phong trào công nhân những năm 1919 - 1925 đã có những bước phát triển mới so với trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn.

- Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam:
+ Ngày 17/6/1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội quyêt định thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
+ Trước sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam kỳ đã thành lập An Nam cộng sản đảng.
+ Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
 
Câu 3: trình bày hội nghị tahnhf lập đảng và nội dung cương lĩnh

* Hội nghị thành lập Đảng:

- Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản Việt Nam.

- Ngày 27/10/1929, Quốc tế cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương tài liệu về việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản.

- Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao Động Việt Nam quyết định lấy ngày 3/2 dương lịch hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

- Thành lập hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế cộng sản; 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam cộng sản Đảng. Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm năm điểm lớn, với nội dung:

+ Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương.

+ Định tên đảng là Đản cộng sản Việt Nam

+ Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng

+ Định kế hoạch thực hiện thống nhật trong nước

+ Cử một ban trung ương lâm thời gồm 9 người, trong đó có 2 đại biểu chi bộ cộng sản trung quốc ở Đông Dương.

- Ngày 24/2/1930, Theo yêu cầu của đông dương cộng sản liên đoàn, ban chấp hành trung ương lâm thời họp và ra nghị quyết chấp nhận đông dương cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản việt nam. Như vậy, đến ngày 24/2/1930, Đảng cộng sản việt nam đã hoan tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở việt nam.

* Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

- Các văn kiện được thông qua trong hội nghị thành lập Đảng như: chính cương văn tắt, sách cương văn tắt, chương trình vắn tắt hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

- Nôi dung:

+ Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến đến XHCS.

+ Xác định nhiệm vụ của cách mạng.

· Về chính trị: Đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập thành lập chính phủ công nông và thành lập quân đội công nông.

· Về kinh tế: Tịch thu sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho chính phủ công nông quản lí. Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa giao cho dân cày nghèo. Xóa bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp thực hiện ngày làm 8h.

· Về văn hóa- xã hội: thực hiện nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục, dân chúng được tổ chức hội họp.

· Về lực lượng cách mạng: cương lĩnh xác định Đảng phải thu phục được hạng dân cày và dựa vào hạng dân cày làm thổ địa cách mạng để đánh đổ bọn địa chủ phong kiến, gia sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức trung lâm để lôi kéo họ vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng họ ít lâu mới cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải kiên quyết đánh đổ.

· Về lãnh đạo cách mạng: khẳng định giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cacha mạng VN và Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giái cấp và phải lãnh đạo được đại bộ phận giai cấp và phải lãnh đạo được dân chúng trong khi liên lạc với các giai cấp phải cẩn thận không khi nào nhượng bộ 1 chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.

· Quan hệ của VN với cách mạng thế giới: xác định cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới. Do vậy phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới nhất là vô sản Pháp.
 
Câu 4 : phân tích hc nước ta sau CMT8_1945 và chủ trương đảng 1945_1946


* Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng 8:

- Thuận lợi: + Thế giới: trên thế giới hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình thành. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ.

+ Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước. Lực lượng vữ trang nhân dân được tằng cường. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ VN dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

- Khó khắn: do hậu quả của chế độ cũ để lại như nạ đói, nạ dột rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia chống rỗng. Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

* Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng:

- Ngày 25/11/1945, Ban chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị về kháng chiến kiến quốc vạch con đường đi lên cho cách mạng VN.

- Nội dung là:

+ Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu của cách mạng VN lúc này là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hêt, Tổ Quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.

+ Về xác định kẻ thù: Đảng ta chỉ rõ “ kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân pháp xâm lược, phải tập chung ngọn nửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy phải lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược, mở rộng mặt trận Việt Minh nhăm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, thống nhất Mặt trận Việt – Miên – Lào..

+ Về phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần thực hiện là: củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nôi phản cải thiện đời sống cho nhân dân. Đảng ta kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “ Hoa – Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng và “Độc lập chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với pháp.

- Ý nghĩa: Chỉ thị xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc VN là thực dân Pháp xâm lược. Đã chỉ ra kịp thời những vẫn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng nhất là nêu roc hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng VN. Đề ra những nhiệm vụ, biên pháp để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
 
Câu 5: phân tích quá trình hình thành và nội dung đường lối xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của đảng 1946_1954

- Ngay sau cách mạng tháng Tám, trong chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" Đảng ta đã khẳng định kẻ thù chính của dân tộc ta là thực dân Pháp xâm lược. Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.

- Ngày 19/10/1946 thường vụ trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định "không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp". Hội nghị đã đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ ra ngày 5/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

- Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện qua 3 văn kiện chính là: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20/12/1946), Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của trung ương Đảng (22/12/1946) và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh (9/1947).

* Nội dung đường lối:

+ Mục đích kháng chiến: là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

+ Tính chất kháng chiến: Cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

+ Chính sách kháng chiến: "Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết với Miên - Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến ...phải tự cấp, tự túc về mọi mặt".

+ Nhiệm vụ kháng chiến:

1. Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược để giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc.

2. Trong quá trình kháng chiến không thể không thực hiện những cải cách dân chủ, tiến hành từng bước chính sách ruộng đất của Đảng nhằm bồi dưỡng sức dân, củng cố khối liên minh công nông, phân hoá cô lập kẻ thù.

3. Không chỉ đấu tranh cho ta mà còn bảo vệ hoà bình thế giới.

+ Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mạnh là chính.

*Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang, có ba thứ quân làm nòng cốt… "Bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp", thực hiện mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

* Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Trong đó:

Kháng chiến về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình.

Kháng chiến vê quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là "triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài.... vừa đánh vừa võ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ".

Kháng chiến về kinh tế: Phá hoại kinh tế địch như đường giao thông, cầu, cống, xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng theo nguyên tắc: “Vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước”.

Kháng chiến về văn hoá: Xoá bỏ văn hoá thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hoá dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Kháng chiến về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực. "Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân pháp", sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.

* Kháng chiến lâu dài: Là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian để củng cố, xây dựng lực lượng, nhằm chuyển hoá tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

* Kháng chiến dựa sức mình là chính, trước hết phải độc lập về đường lối chính trị, chủ động xây dựng và phát triển thực lực của cuộc kháng chiến, đồng thời coi trọng viện trợ quốc tế.

* Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi.

Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiến từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang.

Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng, từ năm 1947 đến năm 1950, Đảng ta chỉ đạo cuộc chiến đấu giam chân địch trong các đô thị, củng cố các vùng tự do lớn, đánh bại cuộc hành quân lớn của địch lên Việt Bắc; lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng hậu phương, tìm cách chống phá thủ đoạn "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" của thực dân Pháp. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới cuối năm 1950 đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của địch, quân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

- Đầu năm 1951, trước tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương có nhiều chuyển biến mới. Nước ta đã được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương đã giành được những thắng lợi quan trọng. Song lợi dụng tình thế khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Điều kiện lịch sử đó đã đặt ra yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng, đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi.

- Tháng 2/1951, Đảng cộng sản Đông Dương đã họp đại hội đại biểu lần thứ II tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang. Đại hội đã nhất trí tán thành Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày và ra Nghị quyết tách Đảng cộng sản Đông Dương thành ba đảng cách mạng để lãnh đạo cuộc kháng chiến của ba dân tộc đi đến thắng lợi. ở Việt Nam , Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam . Báo cáo hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội của Đảng lao động Việt Nam đã kế thừa và phát triển đường lối cách mạng trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó được phản ánh trong chính cương của Đảng lao động Việt Nam .

* Nội dung của Chính cương Đảng lao động Việt Nam .

+ Tính chất xã hội Việt Nam có ba tính chất: Dân chủ nhân dân một phần thuộc địa nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau, nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

+ Đối tượng cách mạng Việt Nam có hai đối tượng:

· Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ.

· Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể là phong kiến phản động.

+ Nhiệm vụ cách mạng:

· Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc.

· Xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng.

· Phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.

Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc.

+ Động lực của cách mạng gồm: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Ngoài ra còn có những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp lại thành nhân dân, mà nền tảng là công nông, lao động trí óc. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

+ Sắp xếp loại hình cách mạng: Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng tư sản kiểu mới và cách mạng vô sản) gọi cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Đồng chí Trường Chinh giải thích:

Gọi là cách mạng dân tộc vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc.

Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân.

Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy.

Đây là sự bổ sung và phát triển lý luận cách mạng của Đảng ta vào học thuyết Mác- Lênin mà công lao to lớn thuộc về đồng chí Trường Chinh.

+ Phương hướng tiến lên của cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài và đại thể trải qua ba giai đoạn:

· Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.

· Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.

· Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.

Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ, xen kẽ với nhau.

+ Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: "Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam . Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam , để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam .

+ Chính sách của Đảng: có 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

+ Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hoà bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới, của Trung Quốc, Liên Xô, thực hiện đoàn kết Việt - Trung - Xô và đoàn kết Việt - Miên - Lào.

- Đường lối, chính sách của Đảng ta đã được bổ sung, phát triển qua các hội nghị trung ương tiếp theo.

+ Tại HN trung ương lần thứ nhất (3 - 1951), Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương phải tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo chiến tranh, củng cố và gia cường quân đội chủ lực, củng cố bộ đội địa phương và dân quân du kích; gia cường việc lãnh đạo kinh tế tài chính, thực hiện việc khuyến khích, giúp đỡ tư sản dân tộc kinh doanh và gọi vốn của tư nhân để phát triển công thương nghiệp, tích cực tham gia phong trào bảo vệ hoà bình thế giới, củng cố Đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức.

+ Nghị quyết HNTƯ lần thứ hai (họp từ 27/9/1951 đến ngày 5/10/1951), đã nêu lên chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên cơ sở thực hiện tốt ba nhiệm vụ lớn là:

· Ra sức tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giành ưu thế quân sự.

· Ra sức phá âm mưu thâm độc của địch là lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt.

· Đẩy mạnh kháng chiến ở vùng tạm bị chiếm, củng cố và phát triển sức kháng chiến đoàn kết.

+ Tại HNTƯ lần thứ tư (tháng 1 - 1953) vấn đề cách mạng ruộng đất được Đảng tập trung nghiên cứu, kiểm điểm và đề ra chủ trương thực hiện triệt để giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất. Hội nghị cho rằng, muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân.

+ HNTƯ lần thứ năm (11 - 1953), Đảng quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến.
 
Những câu còn lại, tối anh sẽ cố gắng làm và gửi luôn file word qua gmail cho em.
Ôn thi nhưng đừng thức khuya quá nhé. Và không được uống nhiều ca phê nữa đó.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top