Bà Tưng vào bài làm văn thi đại học

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Khi đọc bài thi Văn, một giám khảo tại trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn TPHCM không khỏi choáng, vì đa phần thí sinh làm bài tốt và rất tốt.

ImageHandler.ashx
Chấm thi môn Văn ở ĐH Thăng Long (Hà Nội). ảnh : Hồ Thu.​

“Bà Tưng”- tiên phong trái chiều

Nhiều thí sinh đã phê phán những bạn trẻ lạc lối. Có thí sinh dẫn trường hợp “bà Tưng” và cho đó là một hướng “đột phá”, “tiên phong” nhưng là một sự tiên phong “dở hơi!”.

Một thí sinh viết: Giới trẻ ngày nay dám nghĩ dám làm, nhưng phải được định hướng, nếu không sẽ phát triển lệch lạc. Thí sinh phê phán không ít bạn trẻ sống theo sự sắp đặt của cha mẹ, khác hẳn với những bạn trẻ từng xông pha trong phong trào tình nguyện, đi vùng sâu xa dạy chữ, làm từ thiện, hiến máu nhân đạo... Theo giám khảo Hoàng Kim Oanh, thí sinh tự rút được ra bài học về cách sống phù hợp với xã hội hiện đại. Mục đích của nghị luận xã hội là như vậy và đề thi Văn năm nay đã đạt được điều đó.

Đã có điểm 9

Theo một giám khảo khu vực TPHCM, do đáp án mở, chỉ cần thí sinh trình bày được quan điểm, dù đồng tình hay không, miễn là lập luận tốt, thuyết phục là được điểm cao. Ví dụ, với câu nghị luận xã hội đề thi khối D của thí sinh thi vào ĐHKH XH-NV (ĐHQG TPHCM), điểm trung bình của thí sinh trong tổng số 500-700 bài chấm của một giám khảo đạt 2/3 và điểm cao nhất là 8,0.

Bài đạt điểm cao là những bài làm tốt cả ba câu hỏi thi, theo nhận định của một giám khảo ở TPHCM, nơi đã có điểm 9 môn Văn. Các bài văn này thường gây ấn tượng mạnh về kỹ năng lập luận tốt, bám sát yêu cầu , triển khai bài giải khoa học và thuyết phục; đặc biệt trong tình hình câu hỏi số 1 ít được điểm trọn vẹn. Trong tổng số 500-700 bài thi có khoảng 5-7 bài Văn đạt điểm 8.

Tại ĐHKH XH-NV (ĐHQG TPHCM) phổ điểm rộng nhất là 5,5-6,0 điểm; tại ĐH Thăng Long (Hà Nội) có tới 50% bài thi đạt điểm 5,0. Đương nhiên, ở cả Hà Nội và TP HCM đều có những bài đạt 0,5 hoặc 1 điểm.

Giám khảo Hoàng Kim Oanh (Phổ thông Năng khiếu ĐHQG TP HCM) cho biết: Nhiều thí sinh đã chọn những cách viết độc đáo như viết thư cho Trần Hùng John hoặc gọi điện thoại cho nhân vật và tranh luận trong một cuộc đàm thoại, theo Giám khảo Quế Anh (Hà Nội) cho biết, có thí sinh chọn hình thức viết thư cho Hùng John, không đồng tình với ý kiến và cho rằng, Hùng John chưa tìm hiểu tường tận về lịch sử đất nước 4.000 năm dựng nước của Tổ quốc mình, nơi có nhiều người đi tiên phong như Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu.

Theo một giám khảo ở TP HCM, nhiều thí sinh còn dẫn những gương học giỏi mà các báo Tiền Phong, Hoa Học Trò... từng đưa lên như một minh chứng cho sự tiên phong của thế hệ trẻ ngày nay. Điều quan trọng là, vị giám khảo nhận định, nhiều thí sinh đã quan tâm đến lịch sử, đến cuộc sống hiện tại và chịu khó cập nhật thông tin.
Một thí sinh viết: Khi đất nước còn lầm than, chịu cảnh áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm, Hồ Chí Minh đã là người tiên phong tìm ra đường cứu nước...Thí sinh khác viết: Ngô Bảo Châu cũng là một hiện tượng, là một sự đột phá...

Theo Hồ Thu - Tiền Phong
 
×
Quay lại
Top