Bài giảng thoát vị cơ hoành bẩm sinh

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
BÀI 15

THOÁT VỊ CƠ HOÀNH BẨM SINH

Mục tiêu

1. Trình bày được các thể giải phẫu bệnh của thoát vị cơ hoành bẩm sinh.
2. Chẩn đoán được thoát vị cơ hoành bẩm sinh.
3. Trình bày được các nguyên tắc điều trị thoát vị cơ hoành bẩm sinh.

1. Đại cương

Thoát vị cơ hoành là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi vào trong lồng ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành.

Tần suất mắc bệnh, theo phần lớn tác giả, trong khoảng 1/2.000-1/5.000 trẻ sơ sinh sống. Thoát vị hoành bẩm sinh thường gặp ở bên trái, chiếm khoảng 80%. Thoát vị hoành bẩm sinh cả hai bên rất hiếm. Mặc dù một số trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh trong gia đình đã được thông báo, quan niệm chung vẫn thống nhất rằng đây chỉ là ngoại lệ.

2. Nhắc lại phôi thai học cơ hoành

Phôi thai học của cơ hoành cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn và bao gồm nhiều giai đoạn phức tạp. Để có thể hiểu đơn giản, người ta phân quá trình hình thành và phát triển cơ hoành thành 4 phần riêng biệt:

ư Bản ngang.
ư Hai cặp lá phúc-phế mạc mỗi bên.
ư Phần chủ mô phát triển từ cấu trúc gọi là “mạc treo thực quản”.
ư Phần cơ phát triển từ cơ thành ngực-bụng.

Bản ngang được tìm thấy đầu tiên vào tuần thứ 3 của thai kỳ (phôi 2mm) như là phần dày và nhô lên của ngoại tâm mạc. Vào thời điểm này, tim phát triển bên ngoài và phía trước của phôi. Với sự phát triển dần dần của khoang bụng-ngực, tim dần đi vào nằm ở vị trí trong lồng ngực. Bản ngang là thành phần chính yếu trong việc tạo nên cấu trúc màng ngăn cách hai khoang bụng và ngực, tuy nhiên nó không bao giờ đi đến được thành bụng-ngực.

Hai cặp lá phúc-phế mạc phát triển từ thành bên của cơ thể. Nó được thấy lần đầu tiên ở phôi 5mm. Theo sự phát triển của phôi, 2 lá phúc-phế mạc này trở thành các cấu trúc màng hình tam giác mà đáy nằm dọc theo thành bên của cơ thể.

Sự phân chia khoang phúc mạc và khoang phế mạc được hoàn tất vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ (phôi 19-21mm). Lúc đó, bản ngang, 2 lá phúc-phế mạc nhập lại nhau, phần hoà nhập sau cùng nhất của bản ngang và 2 lá phúc-phế mạc nằm ở phía sau bên và tạo thành một cấu trúc được gọi là “lỗ” mà thực chất là ống phúc-phế mạc. Chính sự tồn tại và mở lại của cấu trúc này mà hình thành nên thoát vị hoành bẩm sinh kiểu sau-bên thường gặp.

3. Giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh của thoát vị cơ hoành thể sau - bên
3.1. Giải phẫu bệnh
3.2. Sinh lý bệnh

4. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán trước sinh
4.2. Chẩn đoán sau sinh
4.2.1. Thể sơ sinh
4.2.2. Thể muộn

5. Điều trị
5.1. Điều trị ban đầu
5.2. Điều trị phẫu thuật
5.2.1. Vô cảm và đường mổ
5.2.2. Kỹ thuật mổ (thoát vị hoành bẩm sinh qua Bochdalek)
5.3. Chăm sóc sau mổ

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
......

Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST
 

Đính kèm

  • BÀI 15.docx
    21,9 KB · Lượt xem: 215
×
Quay lại
Top