Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Chắc hẳn nhiều bạn đã từng nghe qua về SEALs - "Biệt đội hải cẩu", một nhánh đặc nhiệm của hải quân Mỹ rồi đúng không? Một nhóm được chọn lựa kỹ càng, cực kỳ tinh nhuệ và cũng chính là nhóm đã tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama Binladen. Vậy điều gì làm nên họ?

Nay chúng ta sẽ cũng tìm hiểu một nguyên tắc, kinh nghiệm để biết tại sao họ lại có thể tạo được một nhóm ăn ý và tinh nhuệ như vậy, để từ đó có thể rút được bài học cho bản thân áp dụng vào công tác nhóm trong trường lớp và công việc hàng ngày.

us-navy-seals.jpg

Điều đầu tiên, bất kỳ nhóm nào cũng thích đánh giá năng lực của nhóm bằng người giỏi nhất của họ nhưng sự thật mắt xích yếu nhất mới là yếu tố phản ánh sức mạnh của nhóm. Nếu là người lãnh đạo nhóm, nhiệm vụ của bạn là giải quyết những mắt xích yếu này nếu có để không làm tổn hại đến sức mạnh chung của cả nhóm.

Loại bỏ mắt xích yếu kém - Bài học từ biệt đội SEALs



Dù muốn hay không thì việc giải quyết mắt xích kém là không tránh khỏi khi hoạt động trong tập thể. Vậy có hay không một nhóm làm việc hoàn toàn không có mắt xích yếu kém? Câu trả lời là có vì đôi lúc yếu kém là không được cho phép bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của các thành viên khác. Ví dụ như đội đặc nhiệm SEALs của Hải quân Mỹ. Công việc của đội đòi hỏi cao đến mức một thành viên yếu kém có thể gây nguy hiểm chết người đối với các thành viên khác và có thể là an nguy của Quốc gia.

SEALs xác định giá trị cốt lõi của đội là con người. Để chọn được người thích hợp cho đội phải bắt đầu từ khâu tuyển chọn. Chỉ những người có khả năng nhất định mới có thể nộp đơn tham gia vào chương trình huấn luyện của SEALs. Nhưng chỉ có 1/10 trong số đó được chấp thuận. Để được chính thức gia nhập đội, họ còn phải tiếp tục trải qua 26 tuần huấn luyện gian khổ về thể chất và tinh thần.

Sau 5 tuần huấn luyện về thể lực là tuần lễ huấn luyện về khả năng chịu đựng áp lực về tinh thần và tâm lý, được gọi là Hell Week (Tuần lễ địa ngục). Đợt huấn luyện này loại bỏ những thành viên yếu kém còn lại trong nhóm để lựa chọn một đội hình chính thức.

us-navy-seals-640-27.jpg

John Roat, một thành viên cũ của SEALs mô tả về tác động của khoảng thời gian này:

Sau tuần lễ này, bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên về khả năng của mình, nó thậm chí còn vượt xa những gì bạn nghĩ mình có thể làm được. Tuy vậy, bạn không thể trải qua thử thách này một cách đơn độc, đó là công việc của cả nhóm. Tuần lễ địa ngục là khâu quyết định trong việc tuyển chọn thành viên cho đội SEALs. Các nhà tâm lý cũng không thể dự đoán trước ai là người có thể sống sót sau 5 ngày không ngủ, trong điều kiện khắc nghiệt và những đòi hỏi về sức chịu đựng phi thường và khả năng xoay sở linh hoạt.

us-navy-seals-640-01.jpg


us-navy-seals-640-04.jpg


us-navy-seals-640-05.jpg



us-navy-seals-640-33.jpg


us-navy-seals-640-34.jpg


us-navy-seals-640-35.jpg


us-navy-seals-640-41.jpg


us-navy-seals-640-66.jpg


us-navy-seals-640-02.jpg

Những người có thể tốt nghiệp khóa học là những người có tinh thần thép, khả năng chịu đựng những áp lực và đau đớn phi thường. Hơn thế, họ còn là những người có tinh thần làm việc nhóm cao, đoàn kết chặt chẽ với những thành viên khác trong đội. Và họ đã cùng nhau tiến bước, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

SEALs được nhiều người công nhận về chất lượng hàng đầu trong số các tổ chức biệt động của quân đội Mỹ. Sự sống sót của mỗi thành viên phụ thuộc vào việc kết hợp hoạt động với những thành viên còn lại trong nhóm, bởi vậy trong quân đội không được phép tồn tại các mắt xích yếu kém.

không phải trải qua những khó khăn mà SEALs từng gặp phải nhưng bạn vẫn có thể nhận ra rằng sự yếu kém của mắt xích ảnh hưởng tới sức mạnh của toàn nhóm đúng không? Và điều đó đúng với mọi loại hình tổ chức!

Không phải ai đều có thể đồng hành cùng bạn



Dù cố gắng bù đắp hay che giấu nhưng mắt xích yếu cuối cùng cũng sẽ lộ ra. Đó là những người không đủ năng lực để bắt kịp tốc độ của nhóm hoặc giúp nhóm đạt được mục tiêu. Những người này có một số các đặc điểm nhận diện sau:
  • Không bắt kịp tốc độ của những thành viên khác trong nhóm.
  • Không học hỏi để phát triển khả năng trong phần việc họ đảm nhận.
  • Không có tầm nhìn xa.
  • Không chịu khắc phục những điểm yếu kém của bản thân.
  • Không chịu làm thêm việc gì khác ngoài phần việc được phân công ban đầu.
  • Không thể thực hiện được những gì được giao và luôn tìm lý do để biện minh cho điều đó.
Những thành viên yếu kém luôn làm mất nhiều thời gian của những thành viên giỏi vì những người giỏi thường phải làm giúp cả phần công việc của người yếu kém. Sự chênh lệch về năng lực giữa người giỏi và người yếu kém càng nhiều thì sự thiệt hại của nhóm càng lớn.

Nếu chỉ phân nhóm kiểu chia tổ, xếp 5 người ngồi cạnh nhau, trong đó 4 người có năng lực đạt điểm 10 và một người điểm 5 thì năng lực nhóm sẽ được tính theo cách thức của phép cộng:

10 + 10 + 10 + 10 + 5 = 45

Sự khác nhau về năng lực của nhóm này và nhóm gồm 5 người đạt điểm 10 chênh nhau 10% (45 và 50).

Nhưng khi nhóm kết hợp với nhau, phát triển tổng hợp, hiệp lực, tạo đà phát triển thì nó chuyển từ phép cộng thành phép nhân. Đó là lúc mắt xích yếu bắt đầu ảnh hưởng xấu đến nhóm. Sự khác biệt giữa hai nhóm lúc này sẽ là:

10 x 10 x 10 x 10 x 10 = 100.000
Vs.
10 x 10 x 10 x 10 x 5 = 50.000

Sự chênh lệch về năng lực nhóm giữa 2 nhóm lên đến 50%. Sức mạnh và đà phát triển của nhóm có thể bù đắp cho mắt xích yếu kém trong một khoảng thời gian nào đó nhưng không phải là mãi mãi. Một mắt xích yếu kém là nguyên nhân làm mất đà phát triển và tiềm năng của nhóm.

Nếu nhóm của bạn có một mắt xích yếu kém không thể và sẽ không bắt kịp tốc độ của nhóm thì bạn buộc phải loại mắt xích đó ra khỏi chuỗi liên kết vì nếu giữ lại một mắt xích yếu kém thì điều đó đồng nghĩa với việc cả nhóm sẽ phải chịu đựng sự yếu kém đó và sớm muộn gì cũng "đứt".

Bạn đừng nghĩ điều này là quá thực dụng mà e dè, có những người là mắt xích yếu của nhóm này nhưng lại có thể trở thành ngôi sao sáng ở nhóm khác. Hãy tạo cơ hội cho người đó tìm ra vị trí thích hợp của họ ở một nơi khác hay để họ sớm nhận ra yếu kém của mình mà tự cố gắng vươn lên, không phải giúp bạn là bất chấp tất cả gồng gánh kéo bạn đi cùng.

Clip toàn bộ quá trình tập luyện của SEALs cho ai muốn tìm hiểu thêm



Trích “17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm” - John C. Maxwell
Theo hoclamgiau.vn
 
Hiệu chỉnh:
nho Em xem kinh nghiệm này xem có giúp ích được gì không :)
 
  • Thích
Reactions: nho
Dạ, em cũng rút ra được một số bài học qua chuyện vừa rồi :)
 
×
Quay lại
Top