Bánh đúc - món ăn dân dã của người Hà Nội

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Dân gian có câu: “Bánh đúc, cá kho bán bò trả nợ”, thế mới thấy sức hấp dẫn của món bánh dân dã này.

Nhà văn Vũ Bằng đã từng viết trong cuốn “món ngon Hà Nội” về bánh đúc “Bánh đúc mát cái mát của Đông Phương, thâm trầm và hiền lành chứ không rực rõ và kêu gào ầm ĩ”. Chỉ một câu đó cũng đủ nói lên vị rất riêng của bánh đúc. Chính vì vẻ thâm trầm và hiền lành đó mà khi ăn bánh đúc phải ngồi ở nơi có không khí dân dã, còn ngồi điều hòa và bàn ghế sang trọng mà ăn bánh đúc sẽ không thấy hết cái ngon.

192bfc9f7cc741f4ad8bd6b62aecafbb

Bánh đúc là món ăn dân dã, mộc mạc

Có thể nói, bánh đúc là một món quà dân dã và rẻ nhất trong số các loại quà quê, vì chỉ với dăm ba nghìn là đã có thể no bụng. Tuy nhiên, công sức bỏ ra để làm được một tấm bánh đúc lại không hề ít chút nào.

Có rất nhiều biến thể trong cách làm bánh đúc nhưng cơ bản khi làm bánh đúc trải qua 3 công đoạn cơ bản là: ngâm gạo với nước vôi trong hoặc nước tro, chuẩn bị bột và đun bánh. Người ta chọn gạo tẻ loại ngon, ngâm trong khoảng 10 giờ đồng hồ, có những nơi ngâm đến 3 ngày đêm, mỗi ngày thay một lượt nước đến khi bóp gạo tan thành bột thì đem hòa với nước vôi trong hoặc nước tro.

Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất trong làm bánh đúc vẫn là khâu quấy bánh. Người ta cần chuẩn bị một chiếc nồi được tráng mỡ, đoạn đổ bột vào, bắc lên bếp, lấy đũa cả quấy liên tục sao cho bột không vón, không khê, không sát nồi, phải quấy thật đều tay, nếu không sẽ bị vón cục ngay.

18464cfa97684a53bfdab525a0ad0f18

Bánh đúc chấm tương là món được ưa chuộng nhất

Lửa chỉ để liu riu thì bánh mới chín đều và không bị khê, lúc đánh lên thả xuống bánh phải chảy như tơ, và róc đũa mới được. Rồi tới lúc gần được thì phải khoanh lửa lại, om tro một lúc. Khi bánh gần đổ ra khuôn thì đánh lạc đã rang chín và dừa thái mỏng. Đổ bánh ra mẹt lót lá chuối tươi sẽ được tấm bánh tròn to, đổ vào bát sẽ được bánh nhỏ, xâu lạt được. Bánh đúc ăn khi đã nguội phải giòn như bì lợn luộc, xát dao hay bẻ ăn không dính tay, không nồng vôi, phải đạt được độ “mặn mịn và bóng như da người phụ nữ vừa tắm xong” nói như nhà văn Vũ Bằng.

Bánh đơn giản là thế nhưng dưới gu ẩm thực đa dạng của người Hà Nội thì lại có rất nhiều cách để thưởng thức. Phổ biến nhất là ăn bánh đúc với nộm, ăn bánh đúc với nham, bánh đúc thịt băm, bánh đúc lạc, bánh đúc chấm tương, bánh đúc hành mỡ, bánh đúc riêu cua… Mỗi loại lại có một vị riêng mà ai đã một lần ăn thì khó lòng quên.

Nhưng có lẽ được chuộng nhất là bánh đúc chấm tương. Món này vừa ngon lại vừa rẻ tiền, mà cũng thể hiện được rõ nhất cái nét chân quê mộc mạc của thứ quà bánh dân dã. Cứ một đĩa bánh đúc, một bát tương là xì xụp. Ai thích ăn cay thì dầm thêm tí ớt cho nổi vị hoặc muốn đậm đà hơn thì thêm miếng đậu phụ nguội xé nhỏ. Đậu mềm, tương dịu ngọt, bánh đúc không mỡ màng nên dễ ăn và không ngán.

Hiện nay, ở Hà Nội muốn ăn bánh đúc ngon có thể đến phố Lê Ngọc Hân. Người bán hàng lấy chiếc thìa xúc bánh từ nồi bánh bốc mùi thơm dịu đặt trên lò rồi gõ nhẹ chiếc thìa là cả khối bánh dẻo ráo rơi xuống bát, thêm một thìa nhân như nhân bánh cuốn rồi thả rau mùi và chan nước chấm chua ngọt. Bánh đúc ở Ngõ Xã Đàn hoặc chợ Đồng Xuân… cũng có hương vị riêng, phù hợp với khẩu vị của từng thực khách.
Đông Hà
Lao Động Online
 
Không biết bánh đúc ở Hà nội thì thế nào nhưng ở chỗ mình thì mình thấy ko ngon lắm :d
 
Mình đã từng ăn nó 1 lần trong đời, nhưng là do nhà mình tự nấu, hihi, mới đầu thì ngon, nhưng về sau ngán lắm, híc, ăn ít thui, ăn nhìu đổ đi đấy, hihii
 
×
Quay lại
Top