Bánh trung thu – Hương vị truyền thống của Việt Nam

monmi

Thành viên
Tham gia
16/9/2011
Bài viết
3

Tết Trung Thu là cái Tết lớn thứ hai trong năm, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Theo Âm lịch, Trung Thu là ngày rằm tháng tám, thời điểm mặt trăng to và sáng nhất nhìn từ trái đất. Đây cũng là lúc thời tiết mát mẻ thuận hòa, mùa màng chờ thu hoạch, con người thư thái rảnh rỗi. Đối với những quốc gia có nền văn minh lúa nước, mặt trăng tượng trưng cho hòa bình, ấm no, vì vậy Tết Trung Thu mang một ý nghĩa đặc biệt thân thiết đối với mọi người. Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc mà các nước Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đều ăn Tết Trung Thu với những tập tục nhằm tôn vinh giá trị truyền thống và các sản vật do thiên nhiên ban tặng.

Không ai biết tập tục ăn Tết Trung Thu đã có từ bao đời, nhưng từ thuở ấu thơ ai cũng quen thuộc với tiếng trống múa lân rộn rã, gọi mọi người hòa mình vào lễ hội trăng rằm. Những bài hát “Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình…” hay “Chiếc đèn ông sao” gắn liền với Trung Thu là những giai điệu đầu đời mà mọi trẻ em Việt Nam đều thuộc nằm lòng.

KenhSinhVien.Net-tetdoanvien1-tapchiamthuc.vn.jpg


Nói đến Trung Thu là phải nhắc tới bánh Trung Thu, đèn lồng và mâm cỗ. Ở Việt Nam từ xưa đến nay, bánh Trung Thu gồm hai hình thức là dẻo và nướng.
Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường trắng, nhỏ vào vài giọt dầu hoa bưởi, ngan ngát mùi hương. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do bàn tay một người thợ có “nghệ” đảm nhiệm. Người thợ phải làm thật tỉ mẩn, không được sai sót tí nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: mứt bí, mứt sen, hạt dưa, đậu xanh, ướp nhân, tạo hương cho nhân, ... Nhân bánh dẻo chay tịnh, thoảng hương đồng gió nội. Mãi về sau này người ta mới phá cách cho thêm lạp xưởng vào.

Tương tự như bánh dẻo, bánh nướng cũng có hai phần: Phần áo nướng và phần nhân. Áo bánh làm bằng bột mì, ít hương vị, được nướng vàng đều bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu bên trong. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm thịt lợn quay, gà quay, lạp xưởng... gọi là nhân thập cẩm. Bánh nướng cũng có loại nhân chay làm bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen..

KenhSinhVien.Net-tetdoanvien3-tapchiamthuc.vn.jpg


Bánh dẻo trắng trong, trong khi đó bánh nướng lại có màu vàng đều và hơi dầu, màu bánh vàng sậm hay nhạt là do nướng già nướng non mà thành. Bánh Trung Thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10cm), hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7-8cm), dày khoảng 4-5cm, lớp vỏ bánh mỏng (dày không quá 1cm). Ngoài ra, bánh Trung Thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn vẫn là kiểu lợn mẹ và đàn con, kiểu con cá...

Không biết từ khi nào bánh trung thu đã mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
Cứ mỗi dịp thu về, khi những cành cây trút chiếc lá cuối cùng, người ta lại thấy đây đó trong không khí se lạnh ấy hình ảnh những chiếc bánh trung thu tròn tròn được bày bán khắp phố phường, thôn xóm, từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến vùng hải đảo. Thật vậy, bánh trung thu là thức quà không thể thiếu trong mỗi dịp trăng tròn tháng 8. Hình ảnh bánh nướng, bánh dẻo đặt trên bàn thờ tổ tiên đã in đậm trong tiềm thức mỗi người dân gốc Việt. Nghĩ đến bánh trung thu, người ta nghĩ đến mâm cỗ trung thu dưới ánh trăng tròn, lòng lại rạo rực một niềm vui hứng khởi được sum vầy, đoàn viên, một chút tĩnh lặng cho tâm hồn để hoài niệm và trở về.

Cũng không bỗng dưng mà bánh Trung Thu lại mang trong nó một ý nghĩa quan trọng như vậy. Bánh Trung Thu xuất xứ từ Trung Hoa mang trên mình sự tích của nó, bánh Trung Thu người Tàu gọi là bánh Trăng( Nguyệt), ngày xưa gọi là bánh Hồ, bánh nhỏ, bánh đoàn tụ. Trước tiên dùng cúng tế, sau này là để ăn vào dịp tết Trung Thu. Trải qua bao nhiêu thời kì lịch sử, bánh Trung Thu đến Việt Nam và từ đó mang hương sắc của tinh hoa văn hóa ẩm thực đất Việt .

Xã hội đang phát triển, lối sống, cách nghĩ của mỗi người cũng đã thay đổi khá nhiều, nhưng với những người dân Việt Nam, ý nghĩa của chiếc bánh Trung Thu vẫn còn mãi. Bánh Trung Thu mang ý nghĩa của sự đoàn viên sum họp, sự phúc lành và yên ấm cho gia đình. Người ta tặng nhau bánh Trung Thu để gắn kết tình thân và thể hiện tấm lòng của người tặng mang theo những lời chúc tốt lành đến người nhận.

Vì vậy, bánh Trung thu mang giá trị tinh thần của tết Trung Thu - những giá trị quý báu không thể diễn tả bằng lời. Chỉ khi tự mình sum vầy bên mâm cỗ Trung Thu, chia sẻ với người thân những chiếc bánh trăng tròn đong đầy tình yêu thương, người ta mới cảm nhận hết được sự lắng đọng trong nó !
 
hehe giờ mới biết bánh trung thu phải để mấy ngày ăn mới ngon!!!! tưởng bánh gì mới ra lò cũng là ngon nhất cơ....thank
 
chỉ thấy nước miếng chảy dài thôi.
đáng nhẽ chỉ viết thôi, bạn hok cần hình minh hoạ đâu.
báo hại tớ thế này. trưa đã hok đk ăn lại còn phải nhìn mấy cái bánh ấy!!!!huhu:KSV@16:
 
:ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03::ksv@03:

----------

hay :KSV@13::KSV@13::KSV@13::KSV@13::KSV@13::KSV@03::KSV@03:
 
chỉ thấy nước miếng chảy dài thôi.
đáng nhẽ chỉ viết thôi, bạn hok cần hình minh hoạ đâu.
báo hại tớ thế này. trưa đã hok đk ăn lại còn phải nhìn mấy cái bánh ấy!!!!huhu:KSV@16:
tội nghiệp con nhím con :KSV@05:
 
@ nhím xù : có hình minh họa thì mới hay mà bạn ;))
@ nhoktok : uh :)) tao với mấy đứa bạn viết đấy :D có tham khảo thêm trên mạng nữa :">
 
thảo nào :KSV@05:nhưng mà hay fết, đọc ý nghĩa nữa :KSV@09: tao duyệt :KSV@12: haha
 
bài viết hay lắm!!!
nhưng mấy cái bánh ngon quá, chịu hok nổi!!
đúng là... có câu nè hok muốn nhắc cũng phải nhắc:
ĐỜI BẤT CÔNG, NGƯỜI CŨNG BẤT CÔNG mà!!!huhuhu:KSV@16:
 
×
Quay lại
Top