Bệnh tật rình rập bể bơi

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Vào thời điểm đầu hè này, các bể bơi công cộng đang hoạt động hết công suất. việc quá tải người bơi cộng với “công thức” pha chế làm sạch nước khiến bể bơi đang trở thành môi trường dễ gây nhiều loại bệnh như ngoài da, tiêu hóa, hô hấp, thậm chí cả bệnh đường sinh dục, tiết niệu, các bác sỹ cảnh báo.

ImageHandler.ashx
Bể bơi Thanh Xuân Hà Nội những ngày hè. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Tại phòng khám Bệnh viện Da liễu Hà Nội, chị Mai Hương đưa con gái đến khám, trên hai cánh tay bé Mai Chi (8 tuổi) là những nốt li ti mẩn đỏ, gây ngứa nên bé liên tục gãi, làn da mỏng bị xước xát rớm máu.

Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện, cho biết bệnh nhi bị dị ứng với hóa chất clo trong bể bơi. Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi T.Ư) những ngày vừa qua cũng tiếp nhận khá nhiều trẻ bị đau mắt, viêm da gây ngứa do đi bơi bể.

Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư năm nào cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị bệnh lý ống tai do đi bơi, đặc biệt là trẻ em. Khi bơi, nước vào tai làm ướt ống tai, tạo môi trường viêm nhiễm ở những ống tai có nhiều ráy tai hoặc các ống tai đã bị tổn thương trước đó.

Bệnh nhân sẽ thấy đau nhức, ngứa ngáy khó chịu, có thể chảy nước vàng thậm chí cả mủ, ù tai, giảm thính lực nếu ổ viêm to che lấp ống tai ngoài và nhiều khi thương tổn có thể lan sâu vào phía trong. Bác sĩ Phạm Thắng, Bệnh viện tai Mũi Họng T.Ư cho biết nguyên nhân viêm ống tai gồm hai nhóm chính do vi khuẩn và do nấm.

Bác sĩ Quang cho biết các bể bơi hiện thời thường quá tải, hơn nữa, không phải người đến bơi nào cũng tuân thủ quy định tắm tráng bằng nước sạch trước khi xuống bể. Không ít người khạc nhổ nước bọt, đờm dãi, tiểu tiện xuống nước.

Ngoài ra, không ai kiểm soát được những người đến bơi có mắc các bệnh truyền nhiễm không. Trong bể bơi cũng chứa nhiều loại hóa chất như kem dưỡng da, chống nắng (do chị em đi bơi thường bôi lên da) cộng thêm hóa chất clo khử khuẩn trong bể bơi. Các hóa chất ấy có thể gây sạm da, dị ứng da, thậm chí gây chứng khô mắt, đỏ mắt.

Bất chấp có hóa chất khử khuẩn, nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gram âm, trực khuẩn mủ xanh. Không ít người đi bơi mắc các bệnh do nấm như hắc lào, nấm kẽ chân, nấm móng, nấm tóc. Bệnh thường xuất hiện sau 5-7 ngày kể từ khi đi bơi với các biểu hiện ngứa, viêm loét tại các vị trí tổn thương như kẽ chân, móng tay chân, chân tóc. Bể bơi cũng là nơi bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan.

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, trẻ có thể bị bệnh hen do hóa chất trong bể bơi. Ngoài ra, môi trường bể bơi cũng có thể gây bệnh đường tiêu hóa như lỵ trực khuẩn, tiêu chảy cấp do E. Coli. Thông thường, bệnh xuất hiện từ 1-2 ngày sau khi đi bơi. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, phân nhày máu hoặc tiêu chảy.
Theo Tienphong
 
×
Quay lại
Top