Bí kíp có bảng thành tích "lung linh" tại giảng đường Đại học

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Chẳng ai trả bài bạn mỗi ngày, chẳng có bài tập về nhà, việc học tưởng chừng rất dễ dàng nhưng lại đòi hỏi bạn phải chủ động hơn. Vậy phải học sao để đứng đầu bảng điểm?
Không chỉ biết chép những gì có trong sách


Việc này đặc biệt quan trọng và cần thiết với những bạn học khối ngành xã hội nhân văn hay những bạn phải học những môn đại cương ở hai năm đầu đại học. Vì thông thường ở đại học việc ghi chép là rất ít thậm chí có môn thầy cô còn soạn cả một quyển lí thuyết dày cộm để sinh viên photo ra, vừa xem vừa nghe thầy cô giảng mà chẳng phải ghi chép gì cả.


Tuy nhiên, điều này không có nghĩa khi đến kì kiểm tra bạn chỉ cần học thuộc hết tất cả những gì ghi trong quyển lí thuyết ấy mà đã yên tâm là có điểm cao rồi nhé! Thầy cô chỉ cho điểm trung bình (nghĩa là bạn chí có thể được 5 hoặc 6) nếu chép nguyên xi, đúng từng dấu chấm, dấu phẩy, thậm chí có thầy cô còn cực kì khắt khe với những sinh viên chỉ biết viết hết những gỉ ghi trong giáo án của thầy.


Việc viết đúng từng chữ và được điểm cao thì chỉ có ở cấp 3 thôi, ở đại học đòi hỏi bạn phải có cách dùng từ, cách trình bày của riêng mình. Đặc biệt với một vấn đề đó bạn phải vận dụng những kiến thức mình đã đọc qua vào bài kiểm tra thì mới mong được điểm cao từ thầy cô. Muốn có được kiến thức thì đòi hỏi bạn phải đọc sách thật nhiều, chính vì điều này mà bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy các anh chị sinh viên luôn chăm chỉ vào thư viện và ghi ghi chép chép gì đó nhé.


KenhSinhVien.Net-110904hdbiquyethoc01.jpg



Hết mình với các bài tập nhóm


Ở Đại học hay Cao đẳng thường chia ra hai kì kiểm tra là giữa kì và cuối kì. Kì kiểm tra cuối kì thường được phòng đào tạo các trường xếp lịch thi vào cuối học kì còn kiểm tra giữa kì thường do giáo viên giảng dạy môn đó quyết định sẽ kiểm tra vào ngày nào và hình thức kiểm tra thế nào.


Kiểu kiểm tra giữa kì thông thường là cho một số lượng bài từ bài mấy đến bài mấy hoặc nói trước từ 1 đến một vài câu hỏi để bạn suy nghĩ và sẽ về làm trong giờ kiểm tra tới. Tuy nhiên quan niệm mới, để phát huy khả năng làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông của sinh viên, các thầy cô sẽ chia lớp ra nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ bốc thăm chọn đề tài, cũng như thứ tự sẽ thuyết trình.


Làm việc nhóm đòi hỏi tinh thần tự giác của sinh viên rất cao, cộng với khả năng làm việc và lắng nghe nhau. Nếu ai cũng có ý kiến và khăng khăng cho mình là đúng thì nhóm sẽ rất dễ rơi vào bế tắc, có khi gần sát ngày thuyết trình mà vẫn chưa hoàn thành. Một số bạn có thói quen ỷ lại nên chẳng chịu làm gì cả, đùn đẩy hết việc cho nhóm trưởng và những thành viên tích cực khác, không đi họp nhóm, chỉ chờ đến ngày nhóm thuyết trình mới có mặt và yên tâm khi thấy có tên mình trong danh sách nhóm nộp thầy.


Thầy cô thì có rất nhiều kinh nghiệm với những sinh viên như thế nên đã nghĩ ra một cách là bắt nhóm trưởng phải nộp bản tóm tắt quá trình làm việc của nhóm, cũng như bảng đánh giá tinh thần làm việc của từng cá nhân. Vì thế khi có điểm thì trong một nhóm sẽ có người điểm rất cao nhưng cũng có người điểm rất lè tè, thậm chí là không có điểm nếu người ấy không tham gia làm việc cùng nhóm. Khi được phân công vào nhóm nào đi nữa, nếu bạn không quen biết ai, hay không thân thiết với ai thì cũng phải tích cực tham gia thảo luận bàn bạc những việc cần làm, đến lúc họp nhóm phải đến đúng giờ nếu ngày đó không đến được thì phải báo ngay với nhóm trưởng, cộng thêm lí do thật chính đáng khiến bạn không đến họp cùng mọi người trong ngày hôm đó.


Tinh thần làm việc ở nhóm học sẽ quyết định rất nhiều đến điểm giữa kì của bạn. Đặc biệt thông qua làm việc nhóm sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và học miễn phí kĩ năng làm việc tập thể nữa.


KenhSinhVien.Net-110904hdbiquyethoc02.jpg

Nếu học một cách nghiêm túc và logic bạn còn có cơ hội nhận rất nhiều học bổng nữa cơ! (Ảnh minh họa)


Cố gắng có mặt ở tất cả các buổi học


Một số bạn nghĩ rằng kiến thức thì đã có sẵn trong giáo án mà thầy cô phát cho rồi, nếu muốn được điểm cao nữa thì chỉ cần đọc thêm sách là ổn chẳng cần đến lớp làm gì nữa. Nghĩ thế nên cứ lợi dụng thầy cô nào dễ tính, không điểm danh hay nhờ bạn điểm danh hộ là teen vô tư nghỉ ở nhà. Nhưng không may rằng một số thầy cô trong quá trình giảng bài sẽ nói thêm nhiều kiến thức mới và đó cũng có thể liên quan đến kì kiểm tra cuối kì nữa. Chính vì vậy, chỉ khi bận việc quan trọng hay có vấn đề về sức khoẻ thì bạn hãy vắng mặt và chỉ vắng không quá số ngày cho phép nhé. Đi học đầy đủ sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức của môn học thật chắc, có thể tranh thủ ghi chép những kiến thức mới mà chẳng phải bỏ công lên thư viên đọc sách.


Một số thầy cô còn dựa vào tinh thần học tập của sinh viên để cộng thêm điểm vào các kì kiểm tra hay bài tập nhóm nữa. Vì thế để có được điểm cao thì không còn gì khác ngoài việc bạn phải đi học đầy đủ các buổi học.


Học tập tốt không chỉ giúp bạn có một bảng thành tích "lung linh" cho tương lai sau này mà còn có thêm cơ hội nhận rất nhiều học bổng nữa đấy. Chúc bạn nhanh hoà nhập với bạn bè, cũng như cách học ở môi trường Đại học nhé.
 
bài viết rất bổ ích
thanks bạn nhìu nhìu nha:KSV@03::KSV@03::KSV@03:
 
hay đấy,đọc xong thấy mình thiếu quá nhiều :))
 
×
Quay lại
Top