Bí quyết thi IELTS đạt điểm cao

blackberry26

Thành viên
Tham gia
6/8/2010
Bài viết
1
Nhm giúp các bn đt đim ti ưu trong các kỳ thi IELTS, hn chế s ri ro khi làm bài thi Trung tâm Royal English Academy (R.E.A) đưa ra mt s bí quyết giúp các bn đt hiu qu cao nht.
Dưới đây là bí quyết làm bài với 4 kỹ năng: Nghe- Đọc - Viết và Nói.

PHẦN THI NGHE

1. Đọc kỹ các hướng dẫn chứ không chỉ liếc qua. Các chỉ dẫn này không giống y như trong bài luyện thi hay trong các bài thi ra trước đó

2. Người nói sẽ thường đưa ra câu trả lời rồi ngay sau đó tự sửa lại điều vừa nói – hãy chú ý điểm này. Đây là một bẫy thường gặp

3. Cố đoán xem người nói trong băng sẽ nói gì. Việc này yêu cầu sự tập trung – có thể dễ dàng khi nghe ngôn ngữ của bạn, nhưng với tiếng Anh thì sẽ khó hơn.

4. Nên nhớ nếu bạn muốn đạt điểm cao, bạn cần đặt mục tiêu trả lời đúng tất cả các câu hỏi ở phần 1 và 2. Đừng chủ quan ở những phần dễ hơn này.

5. Mặc dù ngoài thị trường không có bán nhiều sách luyện thi IELTS nhưng các sách luyện thi khác của Cambridge như FCE và CAE cũng có thể giúp bạn luyện tập tốt.

6. Các lỗi nhỏ có thể dẫn tới điểm thấp như lỗi chính tả, không thêm (s) hoặc ghi giờ chưa đủ, ví dụ 1.30.

7. Đừng hốt hoảng nếu bạn nghĩ chủ đề nghe quá khó hoặc băng nói quá nhanh. Hãy thư giãn và thích nghi dần.

8. Đọc, viết và nghe cùng một lúc. Điều này khó nhưng hãy cố gắng luyện tập!

9. Đừng bỏ trống, bạn sẽ không bị trừ điểm nếu thử đoán từ để điền.
hinh3-1.png


PHẦN THI ĐỌC

1. Bỏ qua nếu bạn không trả lời được. Nếu bạn mất quá nhiều thời giờ để trả lời một câu hỏi thì quả là không tốt chút nào. Bạn có thể quay lại nếu còn thời gian và có thể đoán nếu không còn cách nào khác.

2. Đừng hoảng sợ nếu bạn không biết gì về đoạn văn đang đọc. Tất cả các câu trả lời đều nằm trong bài và bạn không cần phải có kiến thức chuyên môn.

3. Nên nhớ rằng bạn không có thêm thời gian để ghi phần trả lời của mình, nhiều thí sinh nghĩ rằng vì họ có thêm thời gian làm việc này trong phần thi nghe thì họ cũng có thể làm vậy trong bài thi đọc. Bạn không thể.

4. Trước kỳ thi, bạn nên đọc càng nhiều càng tốt, ví dụ như đọc báo, tạp chí, tập san. Đừng chỉ đọc một loại văn và cố gắng đọc các bài xã luận với cách viết hàn lâm nếu có thể.

5. Xem cách các đoạn văn được tổ chức như thế nào.

6.Thử đoán trước nội dung của đoạn văn từ câu mở bài.

7.Thử đặt tựa đề cho đoạn văn bạn đọc.

8. Đừng tập trung vào các từ bạn không biết. Điều này rất nguy hiểm và sẽ làm mất thời gian quý báu của bạn.

9.Cố gắng dành một khoảng thời gian nhất định hàng ngày để đọc.

10. Các lỗi chủ quan, nếu bất cẩn sẽ mất rất nhiều điểm. Nếu câu trả lời có trong đoạn văn, bạn nhớ chép lại một cách cẩn thận.

11. Kiểm tra lỗi chính tả.

12. Chỉ đưa ra một câu trả lời nếu đề bài yêu cầu bạn làm vậy.

13. Cẩn thận với danh từ số ít/số nhiều.
P100410_0931.jpg

PHẦN THI VIẾT
1. Đánh dấu/khoanh tròn các từ khóa.

2. Chia các đoạn văn cẩn thận.

3. Không lặp ý bằng các cách khác nhau.

4. Tránh không để lạc đề.

5. Tính toán thời gian cẩn thận – không làm Bài 2 vội vàng, phần này dài hơn và quan trọng hơn.

6. Mỗi đoạn chỉ nêu một ý.

7. Tránh sử dụng ngôn ngữ không trang trọng.

8. Học cách nhận biết độ dài của bài văn 150 từ bạn viết. Bạn thường không có đủ thời gian để
đếm từng từ.

9. Không viết quá dài, đặc biệt là đối với Bài 1.

10. Tập làm quen với việc luôn dành ra vài phút để đọc lại và soát lỗi bài luận của bạn.

11. Không nên học thuộc lòng các bài văn mẫu, chúng sẽ không phù hợp với đề thi và bạn sẽ tạo ra nhiều lỗi bất cẩn.
lentruyenhinhcopy.jpg

PHẦN THI NÓI

1. Phần này không chỉ kiểm tra độ chính xác về ngữ pháp mà cả khả năng giao tiếp hữu hiệu của bạn.

2. Không nên học thuộc lòng các một loạt các câu trả lời sẵn. Giám khảo được đào tạo để phát hiện ra điều này và sẽ đổi câu hỏi.

3. Phát triển câu trả lời của bạn càng nhiều càng tốt.

4. Nói nhiều hơn người khảo thí.

5. Hỏi lại giám khảo cho rõ nếu cần thiết.

6. Nên nhớ rằng phần thi này không nhằm kiểm tra kiến thức và không chỉ có một câu trả lời đúng mà nhằm đảm bảo rằng bạn nêu được ý kiến của mình. Đừng lo rằng bạn chưa tỏ ra đủ uyên thâm.
7. Các lĩnh vực thi có thể đoán trước được và không phải là vô hạn. Bạn nên luyện tập ở nhà và ghi các ý tưởng của mình vào băng.
 
supportcopy.png

Kinh nghiệm học tiếng anh hiệu quả!
Học ngoại ngữ nói chung và riêng về tiếng Anh, trước hết chúng ta nên hiểu điều này:
1. Ngôn ngữ là lời nói chớ không phải là chữ viết
Vì vậy việc đầu tiên, chúng ta cần chú ý tập nghe để hiểu và đồng thời là nói được một số câu hết sức thông dụng và đơn giản.
- Phải luyện nghe làm sao để đạt tới kỹ năng người nước ngoài nói là ta có thể hiểu được, tức là phải biết phát âm, nhấn giọng hay lên xuống những mục tiêu cần thiết trong câu, như vậy chúng ta mới có thể hiểu và nghe được.
2. Ngôn ngữ còn là một tập hợp của thói quen:
- Cần phải rèn luyện, bắt chước và học thuộc những câu đối thoại trong sách, đồng thời tập đọc lớn tiếng những câu mẫu cho tới khi tạo được phản ứng máy móc qua bộ óc của chúng ta một cách tinh nhuệ như chúng ta đang nói tiếng mẹ đẻ vậy.
hinh2-1.png

* Điều kiện để học ngoại ngữ thuận tiện:
Muốn học thật tốt môn tiếng Anh, chúng ta cần có những yêu cầu sau đây:
a/ Băng nghe – phim ảnh (nếu có), nhiều sách để tham khảo
(1.) Băng nghe:
- Nên chọn những băng có giọng đọc chuẩn, chính xác, rõ ràng và hay. Đừng tưởng băng nào cũng giống nhau. Nếu có thể bạn nên nghe qua, chon lọc trước khi mua.
- Có loại băng nghe chậm, có loại băng nghe nhanh. Dù sao bạn cũng nên “làm quen” cả hai loại băng.
Bước đâu bạn nghe băng chậm trước, một khi đã quen rồi đã thành thạo rồi, hãy nghe băng nhanh. Bằng cách nào, miễn bạn nghe được, hiểu được là tốt.
(2.) Phim ảnh:
Trước tiên, để cho dễ hiểu, dễ tiếp thu, bạn hãy chọn những cuộn film tiếng Anh gồm những mẫu chuyện nhỏ, đơn giản có nhiều từ vựng thông thường giúp bạn dễ hiểu. Dần dần bạn sẽ sử dụng những bộ film có vốn từ phức tạp hơn đại trà hơn.
IMG_1434_400x267.jpg
 
(3.) Sách tham khảo:
Có khá nhiều sách nhằm cung cấp cho yêu cầu học tiếng Anh.
Bạn nên cẩn trọng khôn ngoan trong việc chọn sách.
- Tìm đọc những sách của tác giả nào viết hay. Nên biết mình mua thể loại nào, cần cung ứng cho bạn điều gì. Đành rằng cần nhiều sách để tham khảo nhưng không phải bạ sách nào dạy tiếng Anh là mua, của bất cứ tác giả nào cũng không cần chắt lọc.
Có một số học viên, hễ mỗi sân ra phố gặp dạng sách viết về tiếng Anh là mua, bất kỳ là của ai. Có những quyển sách họ chưa có dịp đọc tới một lần. Chi vậy thưa bạn, làm như thế hoá ra bạn đã quá phí phạm không đúng chỗ. Bạn nên chắt lọc khi mua sách viết về ngoại ngữ, nhằm yêu cầu quyển sách ấy sẽ mang lại lợi ích cho bạn.
b/ Bài học: cần phải học thuộc từ vựng song song với các câu mẫu.
Muốn thành thạo Anh ngữ bạn không thể thiếu những yêu cầu này là nên học từ vựng song song với câu mẫu. Hay nói một cách khác: trong câu mẫu có lồng từ vựng. Và như vậy để hiểu được câu, bạn phải thuộc từ vựng trước đã.
IMG_1419_400x267.jpg

c/ Thời gian học tiếng Anh phải như thế nào?
Nếu bạn hiếm hoi thời gian trong ngày, bạn có thể rút bớt thời gian dành cho môn rèn luyện tiếng Anh. Nhưng ngày nào bạn cũng phải có thời gian học liên tục. Vì nếu một ngày bạn quên học, vốn tiếng Anh trong đầu bạn sẽ không nhạy nữa.
Học tiếng Anh cũng giống như chiếc xe cần bôi dầu mỡ hàng ngày, nếu không nó sẽ trở nên rỉ sét và khó khởi động.
Cũng vì lẽ này, một số giảng viên dạy môn ngoại ngữ rất mệt hơn các môn dạy khác khi truyền thụ kiến thức cho học viên, song đó là điều rất có lợi cho giảng viên bằng vào qui cách giảng dạy, đại đa số giảng viên đã ôn lại kiến thức về ngoại ngữ của họ.
(Hạnh Hương – Phương pháp học Tiếng Anh – NXB tổng hợp Đồng Nai)
 
M cũng thấy học E quan trọng nhất là phương pháp học hiệu quả , m share cho bạn thử xem có ổn kô nhé . Chúc bạn may mắn !
ket_noi_nhung_thanh_cong_1.jpg



1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.

Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh.

Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.

Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.

Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.


d3.jpg


6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.

Học ngoại ngữ không nên \"vơ đũa cả nắm\", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

10- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: \"Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi\" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công...
 
Chào các bạn
Mình vừa lấy điểm thi ngày 6.9 tại IDP: Overall 7.5 – Reading 8.5 – Listening 8.5 – Speaking 7.0 – Writing 6.5.
Để ý trên các forum chưa có một hướng dẫn cụ thể nào cho newbie nên mình cũng muốn chia sẻ một số kinh nghiệm rút ra từ việc ôn IELTS của mình, hi vọng nó sẽ có ích cho các bạn.
Thật ra mình học ôn khá vất vả vì khoảng 4, 5 năm vừa rồi hoàn toàn không dùng tiếng Anh (ngoại ngữ chính của mình là tiếng Nhật, giờ công việc cũng chỉ dùng TN cho nên khi bắt đầu ôn IELTS cách đây khoảng 4 tháng thì khởi điểm của mình chắc chỉ khoảng 5.0 – 5.5. Kiểm tra đầu vào ở ACET, người phỏng vấn còn nói thẳng là mình mắc fải những lỗi rất cơ bản, kiểu tiểu học ý tóm lại lúc đấy là một con gà chính hiệu, ko bít gì về ielts, cũng ko biết viết 1 bài luận thế nào và chắc chắn là ko mơ sẽ có ngày đc 7.5

Lúc đó cảm thấy mông lung vô cùng. Mặc dù có đi tham khảo KN của bạn bè và KN trên các diễn đàn nhưng chủ yếu chỉ thấy các tips dùng cho thi cử, còn nên bắt đầu thế nào, học sách gì.. thì hầu như ko thấy, nếu có thì cũng rất chung chung. Cho nên giờ nhìn lại thì mình thấy mình đã lãng phí khá nhiều thời gian và tiền bạc cho những thứ ko cần thiết vì thiếu hiểu biết
Vì thế nên mình muốn đưa ra một số lời khuyên cho những bạn cũng có khởi điểm giống mình, Về việc bắt đầu như thế nào, nên tự học hay đi học thêm, nên học thêm ở đâu, nên học sách gì và học theo trình tự nào, nên luyện các kĩ năng thế nào, trước ngày thi 1 tháng và trước ngày thi 1 tuần nên làm gì.. hi vọng nó sẽ giúp đc các bạn học thi có hiệu quả và tiết kiệm đc tiền bạc và thời gian Đây hoàn toàn là kinh nghiệm và đánh giá của bản thân mình, nếu có gì không chính xác hi vọng sẽ nhận đc sự góp ý và bổ sung của các bạn
***************
(Từ đây trở đi mình sẽ post dưới dạng Q & A với các Q mà beginners hay hỏi nhất nhé)
Q1: Mình cần phải thi IELTS để đi học tiếp, nhưng chưa biết gì về nó cả, mình phải bắt đầu như thế nào?
A: Trước tiên bạn cần phải biết IELTS là gì, nó gồm có những phần thi nào, dạng bài ra sao, cách chấm điểm như thế nào, và các thông tin khác như nơi tổ chức, lịch thi, lệ phí, thủ tuc…

Việc tiếp theo là bạn nên tự xác định trình độ hiện tại của bạn là gì. Nếu có điều kiện, bạn hãy đăng kí placement test tại ACET. Vì người ktra bạn đều là các thầy cô rất có kn(đa phần là examiner) nên theo mình đánh giá ở ACET là khá chính xác. Nếu bạn đc xếp vào AE5 trở lên thì có thể bắt đầu luyện IETLS. Ngược lại, nếu từ AE4 trở xuống , theo mình bạn nên tìm một lớp ngữ pháp hoặc tự củng cố NP cơ bản đã , ko nên học IELTS ngay vì có học hiệu quả cũng sẽ ko cao.

Bạn cũng có thể làm thử 1 test trong bộ Cambridge Test for IELTS. Nên làm trong quyển 5 hoặc 6 để xem trình độ đọc và nghe đến khoảng nào. Nếu điểm từ 15-17 trở xuống thì quay về củng cố NPháp, cao hơn thì bắt tay vào luyện IELTS
Sau khi biết đc trình độ của mình đang ở khoảng nào, bạn cũng nên vạch ra một mục tiêu cụ thể và hợp lý (đc biệt là trong trường hợp ko có nhiều tgian, cần IELTS gấp) Đây là đkiện cần để xác định kế hoạch học tiếp theo.
*********************
Q2: Tôi đang ở khoảng 5, liệu 6 tháng nữa tôi có thể get band 6.0 được không?
Q3: Tôi vừa thi và đạt 6.0. Tôi cần 7.0 vào tháng sau. HỌc sách nào, làm thế nào, học thêm ai..?
A: Thực sự mình gặp kiểu câu hỏi này ở rất nhiều diễn đàn. Theo mình nghĩ, cái quan trọng nằm ở việc bạn học như thế nào và thời gian cụ thể bạn đầu tư cho nó chứ ko thể ước tính kiểu 3,4 tháng/ điểm đc.
MÌnh ko nhớ chính xác con số này đc ghi ở đâu , hình như trong bộ Cam , họ nói rằng để lên đc 1đ bạn cần tối thiểu là 200 giờ học. Con số này tất nhiên sẽ khác tuỳ vào khả năng của từng người và tùy vào mức điểm(VD càng về sau thì nâng điểm lên càng khó) Nhưng mình nghĩ nó khá đúng nếu coi là số giờ học TB để lên 1 điểm trong overall band score. Sẽ không bao giờ có chuyện mỗi ngày bạn học 1 tiếng mà sau 1 tháng bạn lại có thể từ 6.0 lên 7.0. Vì thế nên nếu đã quyết tâm thi IELTS thì cũng phải xác định sẽ bỏ ra 1 khoảng thời gian tương đối cho nó. Ngôn ngữ nào cũng cần thời gian, ko học kiểu ăn xổi ở thì được.
Quay trở về việc giờ học, lấy con số 200 kia ra làm chuẩn thì nếu mỗi ngày bạn học 2 tiếng, bạn sẽ cần khoảng 100 ngày, tức là 3 tháng . Nếu bạn có nhiều tgian hơn, khoảng 4, 5 tiếng thì chỉ cần khoảng 1 tháng rưỡi. Tuy nhiên, mình nghĩ học khoảng 3-5 tiếng là mức vừa-nhiều. Không nên học nhiều hơn trừ phi bạn đã quen với kiểu học như vậy. Riêng mình thì đã thử 6 tiếng 1 ngày và sau 2, 3 ngày thì thấy stress khủng khiếp Vả lại ngoài IELTS ra chúng ta cũng còn nhiều thứ khác để làm nữa
**********************
Q4: Tôi nên học ở đâu thì tốt? Học cô Đức, cô Vân, thầy Hải Jim hay ACET , BC? Có nên học các thầy cô dạy ở ngoài như thầy Ken, cô Kiran, cô Alizabeth không? Liệu các thầy cô có thật sự là examiner và dạy tốt như quảng cáo ko?
Tóm lại là đi học thêm hay tự hoc. Nếu học thêm thì học ở đâu?
A: Điều đầu tiên mà mình muốn nói là không phải cứ học 1 thầy cô nào đấy là có thể đc 1 số điểm như mong muốn. VD ko fải cứ học cô Đức là điểm viết sẽ đc 6-7 hoặc ko fải cứ học xong AE7 ở ACET là có thể đc 6.5. Bản thân mình cũng đi học ở ACET và thêm 1 lớp luyện riêng S và W của 1 cô giáo ng Sing ở bên ngoài nhưng mình cảm thấy việc học ở đây chỉ chiếm nhiều nhất là 30% trong số điểm mà mình đạt đc, 70% còn lại do mình tự hoc. Vì thế nếu bạn hỏi mình có nên đi học thêm không thì mình sẽ trả lời “tự học tốt hơn rất nhiều”
Lý do thứ 1: trong 4 kĩ năng của IELTS, fần lớn các thầy cô chỉ tập trung vào nói và viết, nhất là viết vì lớp đông thì cũng ko luyện nói đc nhiều. Kể cả học viết thì cũng chỉ học lí thuyết là nhiều, viết nhiều lắm đc khoảng 3 – 5 bài (tính trung bình) Cho nên khi học ở AE7 của ACET, mặc dù lớp dạy rất tốt nhưng mình vẫn cảm thấy hơi phí tiền và nếu ở nhà chắc là sẽ học đc nhiều hơn vì có hơi nhiều thứ câu giờ. Ngoài ra, những lí thuyết viết học ở lớp thì có thể học ở trong sách (cái này mình sẽ nói rõ hơn ở phần về sách) Kể cả tips của các thầy cô cũng có thể hỏi hoặc xem trên mạng (có khi còn nhiều hơn)
Đến đây sẽ có nhiều bạn nói rằng tự học ở nhà rất khó, rất mất tập trung. Bản thân mình cũng ko phải là ng có khả năng tự học nhưng nếu bạn chỉ dựa vào lớp học thêm thì rất khó có thể đc từ 7.0 trở lên, trừ phi bạn đã có basic rất tốt rồi. Cho nên nếu bạn ko có thói quen tự học thì nên tập, mỗi ngày một ít, vào 1 giờ nhất định, ngồi vào bàn và học cái gì mình thích trước. VD trước đây mình hay bắt đầu bằng R vì đó là kĩ năng mình khá nhất. Dần dần sẽ tạo ra thói quen, quan trọng là phải kiên trì và tự nhắc nhở bản thân là nếu ko học thì 150$ sẽ thành giấy vụn mất Lên thư viện học cũng giúp tập trung hơn
Thật ra mọi ng nói rằng nếu bạn chưa biết gì về IELTS thì nên đi học 1 khoá để biết, nhưng mình nghĩ bỏ ra mấy trĐ chỉ để “biết” thì hơi……:-| còn kiến thức bạn có thể học ở trên lớp học thêm thì mình nghĩ hoàn toàn có thể tự học từ sách và mạng đươc. Cho nên theo mình tốt nhất là tự học ở nhà và tham gia vào 1 nhóm bạn bè để luyện S hoặc cả W cũng đc, cho có thêm động lực
Lí do 2: Mình không học các thầy cô ng Việt, chỉ học ACET và 1 cô giáo ở ngoài cho nên no comment với lớp học của các thầy cô ng Việt. Nhưng có 1 lần, 1 examiner ở ACET phàn nàn với bọn mình là chấm bài của hs gặp nhiều stock phrase quá – kiểu các cụm từ hay mẫu câu ý mà (thg là do gv VN dạy cho hs) Mình nghĩ các bạn cũng nên lưu ý cái này.
Về ACET, mình ko học lớp Pre nhưng AE 7 dạy viết khá bài bản, có điều ko viết và đc chấm nhiều và câu giờ làm các thứ linh tinh khá nhiều, đọc và nghe hầu như ko lên đc mấy. Tuy nhiên, mình vẫn nghĩ rằng đây là 1 trong những nơi luyện IELTS tốt nhất HN, nhưng nên cố gắng thi vào các lớp cao, từ AE6 trở lên (làm thế nào để vào đc những lớp này cũng có 1 ít tips, mình sẽ nói sau )
Hiện tại có rất nhiều gv nc ngoài mở lớp riêng, quảng cáo thì ai cũng hay và giỏi hết. Mình đã tham gia 1 lớp chuyên luyện W và S của 1 cô giáo thì thấy là tài liệu của cô fần lớn đều photo từ các sách ra cả, ko có gì mới. Cũng đc luyện nói nhưng ko nhiều lắm và kể cả các gợi ý và tips nói của cô cũng từ sách ra. Cô cũng nhiệt tình chấm bài viết nhưng mình cảm thấy cô chấm hơi…thiếu cẩn thận vd, task2 của mình cô đọc trong 5p rồi cho điểm (mình cũng ko biết có fải examiner cũng chấm thế ko ) và sau khi cô chấm xong mình vẫn phát hiện thấy lỗi sai trong bài. Các thầy cô khác mình ko rõ dạy thế nào nhưng mình thấy tài liệu fần lớn dựa trên gtrình lớp Pre IELTS của ACET và các sách đang có trên thị trg. Mà cái này chúng ta có thể tự kiếm đc nên ko cần phải đến lớp để các thầy cô photo cho
Ngoài ra, việc ktra đầu vào ở các lớp học bên ngoài ko đc tốt như ACET cho nên trong lớp có nhiều trình độ khác nhau, điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và hoc.
TÓm lại, mình thấy đi học thêm có một số ích lợi là học ở trên lớp vì có thầy cô nên sẽ có thêm 1 ít động lực + làm bài trên lớp -> tự chữ vào đầu đc 1 ít + tiếp xúc với examiner, học đc 1 ít tips. Ngoài ra…hình như hết rùi. À, có cái này mình thấy đúng , đấy là đi học thêm thì giải quyết dc khâu “yên tâm” Nói vậy thôi nhưng mình thấy để thi đc tốt IELTS, tự học là cách tốt nhất và đảm bảo nhất.
Tiếp theo về vấn đề học thêm nhé.
Q5: Làm thế nào để thi đc vào lớp học mà mình mong muốn ở trung tâm ? (cụ thể hơn là các lớp 6,7 và pre ở ACET hoặc các lớp IELTS ở bên ngoài) Như tớ đã nói ở trên, tớ theo trường phái “tự học” (sau khi đã bỏ khá nhiều tiền để đi học thêm ) Nhưng nếu bạn vẫn muốn đi học thêm thì việc tiếp theo hiển nhiên là đăng kí thi đầu vào. (so sánh giữa các nơi khác nhau, chất lượng, học phí tớ sẽ ko bàn đến vì tớ ko học ở nhiều nơi nên cũng ko biết nhiều, với cả hay dở nhiều khi còn tuỳ từng ng học cảm nhận nữa) À, tớ ở HN nên chi? biết về các địa chỉ của HN thôi nhé.
Tớ ko học các thầy cô VN nên ko biết ktra đầu vào thế nào, có điều tớ thây như cô Đức thì có vẻ nhận rất dễ. Hôm tớ gọi điện hỏi thử, cô bảo là nếu cháu học ĐH NT, NN, hoặc đã thi IELTS rồi thì khỏi phải làm bài ktra đầu vào. Cụ thể bài ktra thế nào thì nhờ bạn nào đã thi rồi nói cho mọi ng biết nhé .
Về các trung tâm và chỗ học của thầy cô nc ngoài: Tớ ko học BC nên ko biết về chỗ này. Các thầy cô khác thì tớ có thử Mr Andy và 1 cô giáo ở lò Tạ quang bửu thì thấy đề ở đây giống với đề của ACET (ngữ pháp + viết luận) Nhưng đánh giá dễ hơn, ở chỗ Mr. Andy tớ đc cho thẳng vào lớp IELTS và còn đc khen tới tấp nữa, sang ACET thì….thê thảm
Đề kiểm tra ở ACET gồm có 1 bài ngữ pháp 60 câu và 3 bài luận. Đề viết của 3 bài luận hình như mới đổi. Bạn nào mới thi thì cho mọi ng biết luôn nhé, hình như chỉ có 2 đề, mối đề 3 topic thui. Để vào đc lớp AE6 tớ nghĩ chắc cũng phải đạt điểm ngữ pháp từ 35- 40 trở lên (thật ra nếu bạn ko đc mức đó thì cũng ko nên cố xin vào lớp cao làm gì vì bài NP khá dễ, điểm thấp dưới mức đó là bị mất căn bản rồi, nên học lại NP trc đã) Theo tớ thấy + tham khảo ý kiến nhiều bạn khác, thì họ đánh giá chủ yếu trên bài viết và đoạn phỏng vấn sau bài viết,cho nên cần đặc biệt cố gắng cái này.
Bài viết khá dài nên bạn không cần phải viết hết nhưng để vào đc lớp cao thì PHẢI biết viết theo kiêu Academic. Cụ thể, tối thiểu nên có những thứ sau đây:
+ Đoạn văn có topic sentence và supporting sentences. Viết đơn giản và ngắn gọn thôi.
+ KHÔNG sử dụng các từ và cách diễn đạt informal. VD Hạn chế sử dụng personal pronouns như I, we, you, … Tuyệt đối ko dùng don’t, can’t, won’t.. và các từ viết tắt, “.etc” , “…”
+ KHÔNG bắt đầu câu bằng “And, Or, But, So, Because”.
+ Cố gắng nhét 1 vài từ academic vào và tránh các từ quá đơn giản như “good, bad, low, high”.. VD : có thể thay “a lot of” = “a number of, a variety of, numerous, a great deal of” hoặc thay “good” = positive (có 1 list từ formal để thay thế cho common words, tớ sẽ post sau nhé)
Nếu đạt đc những thứ này tớ nghĩ bài luận của các bạn sẽ đc đánh giá ko tệ đâu. Còn nhiều hơn thì chắc là ko cần học ACET rùi À, nếu bạn nào muốn biết cụ thể hơn về viết văn theo kiểu academic thì có thể đọc quyển “Academic Essay” của Gabi Duigu- bìa đỏ, giá 18k thì phải, cũng ko dài lắm đâu
Phần phỏng vấn thường ng ta sẽ hỏi bạn học tiếng Anh bao lâu rồi, bạn cần bao nhiêu điểm, bạn học như thế nào, có học với ng nc ngoài bao giờ chưa.. Mình thấy có 1 mẹo mọi ng hay mách nhau là nói với ng ta bạn sắp thi , để đc xếp vào lớp cao hơn. Nhưng mẹo này có lẽ nên kết hợp với việc bạn hạ thấp mục tiêu của bạn xuống. VD nói bạn chỉ cần 6.0 thôi + xin xỏ -> có thể đc vào học lớp 7 hoặc pre (nhưng mà ko chắc đúng 100% đâu nhé)
Tớ học lớp 6 và 7 của ACET thì thấy lớp 7 học tốt hơn lớp 6 rất nhiều, dạy viết rất ổn. Lớp Pre thì xem giáo trình thấy chủ yếu là bài tập từ trong các sách và học đc thêm 1 số tips của thầy cô nữa. Có lẽ nếu để học thì lớp 7 là học đc nhiều nhất. Tuy nhiên, tớ muốn nhắc lại điều này 1 lần nữa, tips này để dùng cho những bạn ở mấp mé khoảng lớp AE5, 6, cố gắng xin thêm 1 lớp thì tiết kiệm đc tiền hơn (thực sự hồi xưa học tớ thấy lớp 6 khá chán nhưng mà ko học lớp 6 thì ko đc vào lớp 7 ) Còn với những bạn mà chỉ ở mức lớp 3,4 thì tớ nghĩ ko nên vào lớp cao quá, khó theo đc lắm, mà tự nhiên làm cho mình mệt mỏi.
Phew..hết phần về việc học thêm rùi nhé. Tạm thời tớ chỉ nghĩ ra thế này thôi. Các bạn có thêm câu hỏi gì thì post rồi mọi ng cùng thảo luận nhé. Phần tiếp theo tớ sẽ viết về việc tự học và sách vở nha
Q6: Tự học và sách vở.
Về việc tự học ở nhà, số giờ cần thiết tớ đã nêu ra ở trên, học như thế nào thì rất khó nói, có điều tớ nghĩ các bạn nên duy trì học cả 4 kĩ năng một cách đều đặn. Tức là không nên học một lèo mấy ngày toàn Listening, xong rồi lại học một mạch toàn Reading. Cố gắng mỗi ngày 1 tiếng L, 1 tiếng R sẽ tốt hơn.
Vậy học ở nhà thì học sách gì bây giờ? Sai lầm của tớ là vì ko biết tham khảo ở đâu, đọc trên mạng thì trăm ngàn ý kiến khác nhau, nên ko đánh giá đc độ khó dễ, hay dở của sách. Nhiều khi làm đc khoảng vài bài rồi thấy dễ quá, bỏ làm quyển khác, hoặc làm xong quyển khó rồi thì làm sang 1 quyển khác dễ hơn Và tốn tiền mua về cả những quyển mà theo tớ là chán phèo
Sách luyện IELTS có 2 loại, luyện skill và luyện đề. Tớ thấy rất nhiều bạn bắt đầu bằng bộ Cam. Không phải là ko tốt nhưng Cam là một loại tập hợp đề , trừ phi bạn chỉ còn 1,2 tuần nữa còn không nên bắt đầu bằng sách luyện đề mà nên luyện skill trước đã. Khi nào gần đến ngày thi hãy làm đề và cố gắng làm trong đk như thi thật. Đây là lời khuyên của nhiều thầy cô ở ACET , nó sẽ cho hiệu quả tốt hơn .
Tớ sẽ cố gắng giới thiệu sơ qua về nội dung của các sách luyện IELTS đang thịnh hành, và đánh giá nó phù hợp với trình độ nào. Có điều, tất cả những nxét ở dưới đây đều là đánh giá của riêng tớ, nếu có gì chưa đc chính xác, mong các bạn khác bổ sung giúp tớ nhé Ngoài ra tớ cũng mong sự giúp đỡ của các bạn trong phần này nữa, vì tớ chỉ viết về những quyển tớ đã làm thôi, những quyển chưa làm thì ko dám comment gì hết.
Tớ sẽ sắp xếp sách theo thứ tự từ dễ đến khó, cũng là thứ tự nên học trước- sau nhé. Mong là phần này sẽ giúp các bạn chọn sách dễ hơn.
Đầu tiên là cách sách để luyện skill nhé.
A. GIAI ĐOẠN ĐẦU
1. Step up to IELTS – TGiả: Vanessa Jakeman & Clare Mc Dowell
Quyển này chia bài theo topic, có 16 topic tất cả. Mỗi bài đều có các bài tập để luyện tất cả các kĩ năng. Sử dụng quyển này để làm quen với IELTS khá tốt, ngoài ra nó cũng bổ sung đc 1 số vocab theo chủ đề. Bài tập không khó lắm. Thích hợp với các bạn trình độ ở tầm 5.0- 6.0
2. Action Plan for IELTS – TGiả: Vanessa Jakeman & Clare Mc Dowell
Quyển này chia theo từng phần luyện kĩ năng riêng. Dùng để làm quen với IELTS khá tốt vì bài tập đc chia theo các dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong đề nên làm hết thì cũng có thể có đc cái nhìn tổng thể về bài thi. KHông nhiều bài tập lắm (tớ làm trong khoảng nửa tuần thì xong) và bài tập cũng không khó lắm. Thích hợp với các bạn trình độ ở tầm 5.0-6.0
3. Prepare for IELTS + IELTS preparation – của Insearch
Bộ này có 2 cuốn luyện skill (R + W và L + S) và 2 cuốn Test (Academic+ general) mỗi cuốn gồm 5 bài. Bài tập rất cơ bản, vd phần nghe thì bắt đầu từ nghe số trở đi. Nhưng cũng không khó lắm. Đặc biệt là quyển Test , khá dễ, tớ làm hồi mới học toàn đc tầm 37-38 , cho nên theo tớ ko cần mua quyển Test, học 2 quyển luyện skill là đc rồi. Nhưng có phần Speaking mẫu trong cuốn Test khá hay, có thể học đc nhiều, tớ thấy chỉ nên mua đĩa của rieêg phần đó thôi. Thích hợp với các bạn ở trình độ từ 5.5-6.5
4. Cambridge Grammar for IELTS – Tgiả Diana Hopkins & Pauline Cullen
Highly recommend quyển này. Có 20 bài về 20 vấn đề NP khác nhau, 1 điểm hay là ng ta highlight những cấu trúc NP có ích trong IELTS, đặc biệt là dùng cho bài viết . Sau mỗi bài có bài tập luyện các kĩ năng và vừa để ôn lại NP của bài . Dùng để ôn lại NP rất tốt. Thích hợp với các bạn ở trình độ từ 6.0 – 6.5
B. GIAI ĐOẠN CHUYÊN SÂU
Phần này mình xin giới thiệu tới các bạn 3 cuốn sách mà mình cho rằng nó không thể thiếu cho những ai muốn đạt band 6.5 – 8.0
Các cuốn sách được viết bởi 2 examiner với hơn 5 năm kinh nghiệm, tuyển tập những kiến thức cần thiết nhất cho dân luyện học thi IELTS
1. IELTS SPEAKING (2007 MAT CLARK – THE NEW ORIENTAL)
2. IELTS SPEAKING (2007 MARK ALLEN – THE NEW ORIENTAL)
3. IELTS WRITING (2007 THE NEW ORIENTAL)
Nếu học được 60% kiến thức trong sách thì việc đạt band 7.0 hoàn toàn không quá khó khăn nhất là 2 skills khó luyện tập nhất: Speaking & Writing. Hiện cả 3 cuốn sách đều chưa có trên thị trường sách việt nam. Mình biết một địa chỉ mà nhiều người hay đặt mua. Các bạn có thể vào link sau để xem nội dung sách và cách đặt mua sách:
https://infotechms.wordpress.com/kinh-nghiem-hoc-thi-ielts/


Nguồn vietclub.wordpress.com
 
Bạnthử đến trung tâm REA ở chỗ Đốc Ngữ xem học được không, trước đây tớ học ở lớpsupporting miễn phí ở đó vào sang t3 hàng tuần, học về speaking andpronunciation, học vui và hay lắm, giáo viên dạy phát âm và nói hay nhưng màluyện nói và phát âm nhiều nên hơi vất vả đó. Giờ hình như ko phải học sáng thứ 3 nữa đâu, cậu thử điện thoại đếntrung tâm đó hỏi xem sao, chắc là cũng có thông tin trên website của trung tâmđó.:KSV@03::KSV@12:
 
Mọi người ơi, đã có lịch khai giảng tháng 1 rồinhé, nhanh chân dăng kí giúp trung tâm phát lộc đầu năm mới nào ^^
[/COLOR][/B][URL="https://i1021.photobucket.com/albums/af332/thunam0103/Lichkhaigiangthang1ver.jpg%5b/IMG"][B]https://i1021.photobucket.com/albums/af332/thunam0103/Lichkhaigiangthang1ver.jpg[/IMG[/B][/URL][B][COLOR=#3366FF]][/COLOR][/B]
[FONT=Times New Roman]

[/FONT]
 
×
Quay lại
Top