Bí quyết vàng quản lý cảm xúc

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Bạn chưa bao giờ gào khóc khi bực bội, thất vọng?
Bạn chưa bao giờ lớn tiếng, la lối với một ai đó?
Bạn chưa bao giờ muốn… đấm ai đó một cái khi đang nóng nảy?
Bạn chưa bao giờ cãi nhau với người khác?
Bạn chưa bao giờ buồn đến nỗi phải ước rằng “mình chưa từng có mặt trên cõi đời này?”
Bạn là thiên thần?

Chẳng có thiên thần nào giữa cuộc sống này cả.và ai cũng có ít nhất một lần “giận quá mất khôn”, để rồi sau đó rơi vào tình trạng nuối tiếc, dày vò, ân hận chỉ vì một lời nói, một hành động mất kiểm soát của mình. Thế nên, để hạn chế những lần “ăn năn” như vậy, teen hãy tham khảo một số bí quyết vàng dưới đây để kiểm soát tốt cảm xúc của mình nhé!


Tránh xa nguyên nhân gây xúc động
Dĩ nhiên, sự xúc động ở đây mang ý nghĩa tiêu cực, đó là sự giận dữ, nóng nảy, bực tức, khó chịu,… Thế nên, khi xảy ra tình huống gây nên sự xúc động này, tốt nhất bạn hãy tránh xa nó ra, bởi sự giận giữ có thể được ví như ngọn lửa, mà những nguyên nhân đó thì chẳng khác gì xăng, dầu, càng “xáp” vào nhau thì hậu quả càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy tránh xa để bạn có thời gian tĩnh tâm, cho cái đầu được “lạnh” trở lại để sau đó có thể sáng suốt mà “xử lý”. Bất kỳ lời nói hay hành động lúc nóng nảy đều là “kém khôn” đó bạn ạ.

Dĩ nhiên, sau khi “thoát xác” khỏi nơi có nguyên nhân đó, bạn vẫn còn đang ở trong tâm trạng bực dọc, thế nên, một số cách cổ điển được gợi ý để tạm thời xoa dịu là: uống thật nhiều nước (cho trôi đi cục tức), kiếm cái gì đó mềm mềm (gấu bông, gối ôm,…) để đấm đá cho thỏa, hét thật to, nói chuyện một mình, kiếm phim hài hoặc truyện cười để tìm lại nụ cười đang sắp “tắt”,…

Trong trường hợp không có đường để tránh, “xăng, lửa” sát bên nhau, hãy áp dụng nguyên tắc “im lặng là vàng” để tránh làm tổn thương nhau bằng những từ ngữ có tính sát thương thể xác và tinh thần ngang tầm chất… phóng xạ nhé!



Uốn lưỡi 7 lần trước khi… xổ cơn tức
Những cơn bực tức, giận dữ không dễ gì mà tan biến nên rất cần được giải quyết một cách triệt để để không còn dư âm trong lòng mỗi người. Giây phút “face to face” với ngọn nguồn cơn bực tức, bạn đừng hành động theo kiểu nói cho hả, chửi cho sướng, mắng cho đã,…mà hãy tập trung vào vấn đề chính theo sườn bài sau:
- Tại sao lại làm như thế?
- Hãy giải thích về chuyện đã xảy ra
- Giải quyết chuyện này như thế nào?
Những lời nói được phát ra trong thời điểm này cũng phải là những lời nói chọn lọc và tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ gây “sát thương” cho trái tim đối tượng hoặc những từ mang tính chất “tục… ngữ” nhé!


Một số nguyên tắc khi nói chuyện lúc căng thẳng

Không cướp lời và lắng nghe hết phần trình bày của người kia để có thể hiểu được ngọn nguồn câu chuyện, dù có thể sẽ có những điều được nói ra khiến bạn bực thêm nhưng “nhẫn một chút sóng yên bể lặng”.

Nói chuyện để giải quyết vấn đề chứ không phải để phát sinh thêm rắc rối! Điều này không phải ai cũng làm được ngay nhưng nếu bạn thực sự muốn giải quyết được vấn đề thì hãy sáng suốt tập trung vào vấn đề chính mà không lôi kéo những chuyện đã xảy ra trong quá khứ vào, vì như vậy, sẽ chỉ dồn nhau vào chân tường mà thôi!

Sự chấp nhận nhau sẽ đồng nghĩa với việc tha thứ và bỏ qua những chuyện đã qua và cùng nhau đề ra những nguyên tắc ứng xử, giao tiếp để không lặp lại những hiểu lầm gây nên sự xúc động. Đây là một nguyên tắc hơi khó thực hiện với một số người vì hầu như ai cũng có cái “tôi” to như… quả núi và ai cũng luôn muốn là người đúng. Vì vậy, hãy “xỏ chân vào chiếc giày của nhau”, tức là đặt mình vào hoàn cảnh, địa vị của người khác để có thề hiểu và đồng cảm cũng như chấp nhận nhau. Có như vậy, những tình huống hiểu lầm sẽ không xảy ra và những cảm xúc tiêu cực cũng không có cơ hội nhen nhóm bùng phát.

Đừng để ngọn lửa nóng giận thiêu đốt tình cảm của nhau nhé!
 
em thì toàn tự mình giải quyết " tức giận " của mình :KSV@17:
 
^^ im lặng là vàng, chả cần phải bực tức hay xả vào ai :)
 
Những lúc bực bội vì chuyện j đó, mh hay đi bộ linh tinh sau đó thì hết :d
 
mình rất nóng tính nhất là khi có xung đột, chắc mình phải thực hiện các cách này thôi, nhưng chỉ sợ khi bực lên lại quên hết thì cũng bằng nhau
 
Đôi khi cần giải tỏa cảm xúc chứ để ức chế thì nguy to.
 
×
Quay lại
Top