Bông hồng ngày 13 tháng 10 dành cho ai?

kenzizi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2010
Bài viết
1.232
(Dân trí) - Bông hồng ngày 13 tháng 10 dành tặng Doanh nhân, nhưng Doanh nhân - anh chị là ai và ai trong số đó xứng đáng nhận Bông hồng xã hội trao tặng và tôn vinh - câu hỏi không dễ trả lời trong thực tiễn kinh doanh của chúng ta.
Người kinh doanh có phải là Doanh nhân không? Có nhiều người kinh doanh chỉ chuyên đầu cơ, mua đi bán lại, tìm kẽ hở của thị trường và chính sách để làm giàu cho mình, xã hội chẳng được lợi gì từ hoạt động kinh doanh này.

Người chủ doanh nghiệp có phải là Doanh nhân không? Có nhiều chủ doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng, buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, thuê lao động thì trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm.

NguyenLienPhuong_2f3e4.jpg
Doanh nhân Nguyễn Liên Phương - tác giả bài viết

1. Chúng tôi định nghĩa Doanh nhân là người trả lương và đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho người lao động. Tiêu chuẩn nghe rất đơn giản nhưng thực hiện được không dễ trong bối cảnh hôm nay. Doanh nhân nào thực hiện được đầy đủ tiêu chí này xứng đáng được xã hội tôn vinh.

Hiên tại chúng ta không có nhiều Doanh nhân đạt được tiêu chí này. Nếu yêu cầu mọi Doanh nhân đều phải đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động, thì nhiều người sẽ không còn là Doanh nhân nữa, vì doanh nghiệp của họ sẽ phá sản.

Ở các nước phát triển, việc tạo ra đủ việc làm cho người dân là trách nhiệm to lớn và nặng nề nhất của các chính phủ và giới doanh nghiệp. Tạo việc làm luôn đồng thời với trách nhiệm thực hiện các loại bảo hiểm cho người lao động. Nhiều chính phủ đã sụp đổ chỉ vì không tạo thêm được việc làm mới và làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.

Ở Việt Nam chúng ta, qua hơn 20 năm Đổi mới, có hàng trăn nghìn doanh nghiệp được thành lập, nhưng có rất nhiều chủ doanh nghiệp chỉ tâm niệm một điều: Kinh doanh là để làm giàu, rất it người hiểu được vế thứ hai rất quan trọng của một xã hội phát triển: Kinh doanh là góp phần thực hiện trách nhiệm với xã hội, mà trách nhiệm lớn nhất là tạo ra việc làm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm với người lao động.

2. Doanh nhân còn là người tạo dựng được thương hiệu có giá trị. Doanh nghiệp nào cũng có thương hiệu, nhưng không phải thương hiệu nào cũng có giá trị. Thương hiệu có giá trị là những thương hiệu được gắn trên hàng hóa và dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiện có nhiều doanh nghiệp chỉ có cái tên, còn giá trị thương hiệu thì không có, vì doanh nghiệp đang mải miết bán hàng thuê, làm gia công lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài. Trong chuỗi giá trị thiết kế - công nghệ - thương hiệu - thị trường, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không có gì cả, chỉ có sức lao động, tức chỉ có mồ hôi cuả người công nhân, nên ráo mồ hôi là hết tiền.

Nền kinh tế gia công lắp ráp là nền kinh tế rất bé nhỏ, chỉ biết đi theo thiên hạ. Chắc chắn chúng ta không muốn có nhiều Doanh nhân tham gia mô hình kinh tế gia công này.

3. Doanh nhân còn là người đem hàng hóa và dịch vụ với thương hiệu Việt Nam cạnh tranh thắng lợi trên thị trường hội nhập toàn cầu. Đây là tiêu chuẩn cao nhất của một Doanh nhân.

Chúng ta còn rất hiếm Doanh nhân đạt được tiêu chuẩn này. Đi ra thị trường thế giới, chúng ta chỉ thấy hàng hóa "Made in Vietnam", chứ chưa thấy hàng hóa mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp Việt Nam. Hàng hóa chỉ có "Made in Vietnam" là hàng hóa của anh làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài.

Vì sao sau hơn 20 năm Đổi mới, đất nước mở cửa hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, chúng ta chưa có nhiều Doanh nhân có khả năng đem hàng hóa và dịch vụ với thương hiệu Việt Nam đi cạnh tranh với thế giới?

Câu trả lời không phải ở chỗ chúng ta thiếu tiền, vì chúng ta hiện có nhiều Doanh nhân có rất nhiều tiền. Cũng không phải chúng ta thiếu cơ chế, vì Nhà nước tạo mọi điều kiện thuân lợi cho các Doanh nhân hội nhập quốc tế.

Câu trả lời nằm ở chỗ các Doanh nhân Việt Nam hiện nay nhìn chung rất thiếu khát vọng vươn lên cạnh tranh với thiên hạ.

Người Việt Nam chúng ta rất khao khát làm giàu, có lẽ vì chúng ta đã từng quá nghèo. Nhưng khi chúng ta bắt đầu giàu hơn những người xung quanh, thì chúng ta lại dừng lại để hưởng thụ cái giàu của mình. Tâm lý trông lên thì chưa bằng ai, nhưng trông xuống cũng chưa ai bằng mình, đang phổ biến trong không it Doanh mhân Việt thời nay.

Con đường xây dựng một thương hiệu ở tầm quốc tế có rất nhiều chông gai, gian khổ, và trong nhiều trường hợp Doanh nhân phải đối mặt với nỗi cô đơn cùng cực chỉ có họ mới tự thấu hiểu. Chính vì lẽ đó có rất it người trong giới Doanh Nhân Việt, dù rất tài năng, dám hy sinh cho khát vọng lớn lao ấy.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa kinh tế, nếu môt dân tộc không có những thương hiệu sánh vai cùng với thương hiệu của các dân tôc khác, thì dân tộc ấy rất bé nhỏ. Đây cũng là trách nhiệm hết sức to lớn, vô cùng khó khăn nhưng cúng rất vinh quang của đội ngũ Doanh nhân Việt Nam trước dân tộc và thời đại.

Bông hồng ngày 13 tháng 10 dành cho ai thể hiện cách nhìn của mỗi người Việt Nam hôm nay. Lựa chọn người để tặng những Bông hồng, chính là chúng ta lựa chọn đội ngũ những người lính xung kích trên mặt trân xây dựng một đất nước Việt Nam phú cường, chính là gửi gắm niềm tin và khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong mỏi.

Nguyễn Liên Phương
Giám đốc Học viện Doanh Nhân LP Việt Nam
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Định nghĩa "doanh nhân" theo tác giả bài viết là tư duy theo kiểu xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đúng là một nước theo XHCN nhưng chỉ đang trong thời kỳ quá độ và bài học từ thời bao cấp đã chứng thực rõ hình thức kinh doanh "mọi người cùng hưởng lợi" là nền tảng của nền kinh tế trì trệ suốt 11 năm sau giải phóng.

Kinh tế là cái gì đó phải gần với tư bản nên tư duy của doanh nhân phải là cái gì đó mang dáng dấp tư sản. Điều này có thể khiến họ đi ngược lại với đạo đức xã hội một lúc nào đó. Nhưng VN đã chọn phát triển kinh tế thị trường thì phải biết chấp nhận. Bắt doanh nghiệp phải đặt lợi ích người lao động lên hàng đầu và vẽ ra hình ảnh doanh nhân như những nhà từ thiện là mơ mộng, là tư duy nửa vời.

Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả chúng ta cần phải nâng tầm thương hiệu VN nhưng cần nhớ rằng: Trước khi Trung Quốc bùng nổ kinh tế, nó chỉ là một công xưởng thế giới không hơn. Thương hiệu Trung Quốc ngày nay vẫn rất tệ hại trong mắt cộng đồng quốc tế nhưng với quy mô kinh tế họ đạt được thì đó vẫn là bước đi đúng đắn.

Chúng ta chưa giỏi trong việc tạo dựng thương hiệu như Nhật thì hãy hài lòng là một thằng Trung Quốc gia công.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top