Bong võng mạc ở người cận thị P1

Mắt Việt Nga

Thành viên
Tham gia
16/4/2012
Bài viết
4
NGUY CƠ BONG VÕNG MẠC Ở NGƯỜI CẬN THỊ - PHẦN 1
Khi bị cận thị sẽ có những biểu hiện thay đổi về bệnh lý và sinh lý của mắt như: khi độ dài của mắt gia tăng sẽ dẫn đến việc làm căng giác mạc của mắt và làm cho giác mạc ngày càng mỏng hơn ở vùng ngoại biên. Việc giảm lưu thông máu ở mắt khi bị cận thị dẫn đến việc giảm lượng oxy và các chất dinh dưỡng cấp cho giác mạc mắt. Đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện thượng thoái hóa võng mạc khác nhau ở vùng ngoại biên.

Dạng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa võng mạc đó là hiện tượng bục võng mạc. Ở bệnh nhân bị bục võng mạc có nguy cơ xuất hiện một trong các căn bệnh trầm trọng nhất đó là bệnh bong võng mạc. Bệnh nhân trong một thời gian dài không thấy phàn nàn gì về mắt, chính điều này đã tạo cơ hội cho những diễn biến mang tính thoái hóa ở các vị trí ngoại biên. Đến khi xuất hiện hiện tượng bong võng mạc sẽ có sự suy giảm thị lực một cách đột ngột hoặc mất khả năng nhìn, không ít các trường hợp không thể nào phục hồi được chức năng nhìn của mắt.

Biện pháp chủ yếu trong việc ngăn chặn căn bệnh này là: Phải có sự chuẩn đoán và điều trị kịp thời hiện tượng bục và bị giãn mỏng của võng mạc mắt. Để làm điều đó cần phải có sự khám kiểm tra hết sức cẩn thận đáy mắt sau khi làm giãn đồng tử cùng với việc sử dụng thiết bị chuyên dụng.
Khám kiểm tra võng mạc và chỉ định điều trị căn bệnh này sẽ do Bác sĩ chuyên khoa mắt, chuyên gia về võng mạc đảm nhiệm. Trong điều kiện như vậy Bác sĩ chuyên khoa mới có được một bức tranh tổng thể về đáy mắt, từ đó mới đánh giá đúng kích thước và độ nông sâu của tổn thương nói trên.

Hiện tượng bục và giãn mỏng võng mạc không chỉ xuất hiện ở những người bị cận thị, nó còn thường xuyên được bắt gặp ở những người độ tuổi trung niên và người đã luống tuổi, tùy thuộc vào sự rối loạn tuần hoàn máu theo tuổi tác ở những người có tật viễn thị, cũng như ở người có thị lực bình thường, nhưng ít hơn một chút so với sự xuất hiện ở những người có tật cận thị.

Theo thống kê thì cận thị ở chỉ số từ 3->6D thì các nguyên nhân chính các hiện tượng thoái hóa võng mạc khác nhau ở vùng ngoại biên thường bắt gặp nhiều hơn so với cận thị ở mức độ thấp, thậm chí cả ở mức độ cao. Điều hết sức quan trọng là phải khám kiểm tra bệnh nhân có bệnh đục thủy tinh thể tiến triển bởi vì cuộc phẫu thuật diễn ra nhằm loại bỏ thủy tinh thể đã bị đục ra khỏi mắt sẽ tạo cơ hội lớn cho việc bong võng mạc khi đã có hiện tượng bục võng mạc mà chưa được điều trị.

Bục võng mạc đôi khi xảy ra bằng hiện tượng “ bừng sáng” “ như ánh sáng chớp” phía trước mắt. Tuy nhiên các hiện tượng thường bắt gặp hơn cả được gọi là “ bục võng mạc thầm lặng” là điều mà bệnh nhân không cảm nhận thấy ( trong trường hợp này hiện tượng bục võng mạc sẽ kèm theo bong võng mạc kiểu cận lâm sàng).

Khi xuất hiện hiện tượng bục và giãn mỏng võng mạc người ta đã tiến hành điều trị kiểu quang đông laze võng mạc để ngăn ngừa bệnh phát triển. Nhờ sự tác động của tia Laze đặc biệt lên võng mạc ở mép xung quanh vết bục, do đó vùng bục ( có sẹo) của võng mạc đã được “ dính kết liền với nhau” và ngăn không cho dịch mắt thâm nhập vào bên dưới cũng như vào vị trí bong của võng mạc.
( còn nữa)

Biên tập: Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga
Để được tư vấn kỹ hơn xin liên hệ về số máy 04 3793 1969 hoặc 0962 97 6869
 
×
Quay lại
Top