Buôn chuyện về người khác có thể cho thấy khao khát cảm thấy mình có giá trị

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
What Does Picking on Charlie Say About Us?
Gossiping about others may point to our desperate desire to feel worthy
Published on March 29, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature


Khi chúng ta buôn chuyện về 1 ai đó, nó có khả năng nói lên nhiều điều về chúng ta hơn là về họ.

Mục đích của việc buôn chuyện về 1 ai đó quá khác biệt với chúng ta là gì?

Jonathan Haidt, nhà khoa học về tâm lý học đạo đức, cho rằng việc buôn chuyện có thể củng cố những quy tắc đạo đức quan trọng cho 1 xã hội duy trì trật tự. Hãy tưởng tượng có 1 ai đó hành xử xấu, nhưng chí có 1 ít người thấy anh ta hành xử như vậy. Buôn chuyện về anh ta có khả năng vạch trần anh ta trước những người khác, và do đó làm anh ta ít thực hiện hành vi xấu đó trở lại. 1 lợi ích có liên quan từ buôn chuyện, là nó củng cố những quy tắc đạo đức ngay cả trong số những người đang buôn chuyện. Có thể đoán chừng, 1 người buôn chuyện về việc làm xấu xa của 1 ai đó sẽ ít có khả năng vi phạm những quy tắc đạo đức.

Tôn trọng luận điểm của Haidt, tôi nghi ngờ rằng những lời giải thích ít nhân đức hơn nằm bên dưới hầu hết những cuộc buôn chuyên trên thế giới. Hãy xem xét điều này: dù đúng là chúng ta chủ yếu buôn chuyện về những sự vi phạm đạo đức, nhưng không phải tính cực đoan của những sự vi phạm, mà thay vào đó là bản sắc của những người vi phạm quyết định số lượng (nhiều như thế nào) và chất lượng (ví dụ, tính hiểm ác) của cuộc buôn chuyện xảy ra sau đó. Cụ thể, những vi phạm đạo đức bởi “người giàu có và nổi tiếng” thu hút hầu hết người buôn chuyện. Tin tức mới về Joe, sinh viên bị bắt với gói ma túy hoặc Buck lái xe buýt là đồng tính sẽ không thu hút nhiều người buôn chuyện. Nhưng nếu những hành động tương tự bị vi phạm bởi Roger Federer hoặc Tom Hanks, khi đó mọi người sẽ theo dõi nhiều hơn.

Có ít nhất 2 lý do giải thích tại sao chúng ta hăng hái buôn chuyện về người giàu và nổi tiếng.

1.Tất cả chúng ta thích cảm thấy như thể chúng ta có quan hệ với người đang kiểm soát những nguồn lực. Điều này có thể hiểu được từ quan điểm tiến hóa: những người tiếp cận được với người giàu và nổi tiếng nhiều hơn về tự nhiên sẽ có nhiều khả năng sống sót qua những hoàn cảnh thảm khốc (1 đợt hạn hán). Buôn chuyện về người giàu và nổi tiếng làm chúng ta cảm thấy như thể chúng ta biết họ tốt hơn, và do đó tiếp cận được với những nguồn lực của họ dù chúng ta thực sự không.

2.Chúng ta thích dìm hàng những người “trên” chúng ta, vì làm như vậy khiến chúng ta cảm thấy mình nhiều giá trị hơn.

Trong bài trước, tôi đã thảo luận làm thế nào mà những so sánh xã hội là hữu ích vì chúng nói cho chúng ta biết những mục tiêu nào là đáng để theo đuổi và những thế giới quan nào là có giá trị. Những so sánh xã hội cũng có thể phục vụ mục đích khác: chúng nói cho chúng ta biết chúng ta nên đánh giá về bản thân chúng ta nhiều như thế nào. Hầu hết chúng ta liên kết giá trị bản thân với những thành tựu của chúng ta – chúng ta càng hoàn thành nhiều nhiệm vụ, giá trị bản thân chúng ta càng cao. Tuy nhiên, làm thế nào chúng ta đánh giá những thành tựu của chúng ta? Ví dụ, 1 người chạt trên 1 hòn đảo từ khi sinh ra không có cách nào biết được liệu chạy 100m trong 10 giây là 1 thời gian tốt hay không. Để đưa ra đánh giá, anh ta cần so sánh thời gian của mình với thời gian của người chạy khác.

Tương tự như vậy, nếu giá trị bản thân của bạn phụ thuộc vào sự giàu có và nổi tiếng của bạn thì khi đó độ lớn của sự giàu có và nổi tiếng của bạn không có ý nghĩa gì đối với giá trị bản thân của bạn trừ khi bạn biết người khác có bao nhiêu tiền và sự nổi tiếng, như 1 số nghiên cứu gần đây của Hsee và cộng sự của ông. Do đó, khi giá trị bản thân của chúng ta bị đe dọa, 1 cách dễ dàng để chống đỡ nó là bằng cách tham gia vào những so sánh xuống (những so sánh với những người kém chúng ta). 1 cách khác là dìm hàng những người có nhiều hơn chúng ta. Nó là động cơ vị kỷ nằm bên dưới rất nhiều cuộc buôn chuyện về người giàu và nổi tiếng. Chúng ta chọn họ để nâng cao hình ảnh bản thân của chúng ta.

Ngay cả nếu ý định buôn chuyện của 1 người là cao thượng (ví dụ, chúng ta thực sự muốn củng cố những quy tắc đạo đức, hoặ chúng ta thực sự muốn giúp người mà chúng ta đang buôn chuyện về họ), tôi sẽ đưa ra ý kiến là có 1 thành phần đáng tiếc trong hầu hết tất cả những hành động buôn chuyện: nó giả định rằng chúng ta có đủ tư cách nói về những điều người khác nên và có thể làm. Do đó, khi chúng ta buôn chuyện, chúng ta cảm thấy quá tự tin rằng, nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh của Britney Spear, chúng ta sẽ không cạo đầu như cô í. Nhưng, nghiên cứu về “khoảng cách thấu cảm” (the empathy gap) của Ariely, Loewenstein và những người khác đã cho thấy, những lý luận của chúng ta về những gì chúng ta sẽ và có thể đã làm trong hoàn cảnh khác là sai lầm đáng kinh ngạc, thành kiến có lợi cho việc mô tả về bản thân chúng ta dưới ánh sáng tích cực nhất.

Vậy, lần tới khi bạn phát hiện thấy bản thân đang buôn chuyện, bạn có thể muốn suy nghĩ về lý do tại sao bạn làm vậy. Có phải bạn buôn chuyện vì bạn muốn làm bản thân cảm thấy tốt hơn bằng cách dìm hàng người khác? Hoặc bạn làm vậy vì những lý do cao thượng hơn? 1 sự thẩm tra nghiêm chỉnh vào câu hỏi đó có thể tiết lộ 1 câu trả lời làm bạn bất ngờ - và giúp bạn trưởng thành.



Nguồn: Psychologytoday
 
×
Quay lại
Top