Các bệnh về mắt và các phương pháp điều trị

itmantb

Banned
Tham gia
2/11/2010
Bài viết
0
Đừng coi thường khi mắt mờ hoặc đỏ, rất có thể bạn đang là nạn nhân của 1 trong 5 căn thường gặp nhất của mắt.

1- Cận thị
Bắt bệnh: Đó đơn giản là khi bạn không thể hoặc khó có thể nhìn thấy vật ở xa. Nguyên nhân chưa được xác định, song rất có thể do mắt phải làm việc nhiều quá.
Đối tượng: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn, nếu bố hoặc mẹ bạn bị cận thị.
Giải pháp: Đeo kính hoặc kính áp tròng. Cũng có thể chữa khỏi vĩnh viễn bằng cách phẫu thuật lasik. Tuy nhiên, chỉ cho kết quả với những đối tượng cụ thể. Ngoài ra, biện pháp NeuroVision - loạt các bài tập tương tác dựa trên máy tính cũng có thể hạ cấp độ cận thị.


2- Bệnh về võng mạch
Bắt bệnh: Có hai vấn đề về võng mạc đặc biệt nghiêm trọng là tách võng mạc và màng lưới do tiểu đường. Khi võng mạc bị tách ra khỏi các lớp bên ngoài của mắt, thị lực sẽ yếu dần hoặc mất hoàn toàn.
Nguyên nhân của chứng tách võng mạc là do dịch lỏng tràn vào các hố hoặc nước mắt trong võng mạc, chia tách nó khỏi các lớp phía dưới. Các đốm đen sưng phồng và các đốm sáng loé là triệu chứng của bệnh.
Khi mắt thấy có bóng đen, thị lực mờ hoặc mù hẳn thì bệnh đã đến hồi nguy cấp. Bệnh màng lưới do tiểu đường là hậu quả do bệnh tiểu đường huỷ hoại các mạch máu li ti bên trong võng mạc, dẫn đến mù loà.
Đối tượng: Phụ nữ từng phẫu thuật đục nhãn mắt hoặc gia đình có tiền sử về bệnh võng mạc và phụ nữ bị cận thị nặng rất dễ bị tách võng mạc. Bệnh màng lưới chỉ có thể xảy ra với những người bị tiểu đường.
Giải pháp: Phẫu thuật, dùng đá lạnh chữa bệnh hoặc laser photocoagulation được dùng để điều trị bệnh tách võng mạc. Laser photocoagulation và phẫu thuật vitrectomy thường dùng trong điều trị màng lưới do tiểu đường.


3-Tăng nhãn áp
Bắt bệnh: Thường xảy ra khi có sự gia tăng về áp lực dịch lỏng trong nhãn cầu, phá huỷ dây thần kinh thị giác, có thể dẫn đến mù loà. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và rút thoát chất dịch lỏng trong nhãn cầu.
Có loại tăng nhãn áp: Góc độ mở và góc độ đóng. Tăng nhãn áp góc độ mở không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã đến giai đoạn cuối. Ngược lại, người bị tăng nhãn áp, góc độ đóng có thể thấy mắt đau, đỏ, đau đầu, buồn nôn và nôn, thị lực mở hoặc thấy hào quang khi nhìn.
Đối tượng: Người trung niên hoặc người già.
Giải pháp: Nhỏ thuốc mắt hoặc uống thuốc viên, phẫu thuật hoặc chiếu tia laser.


4- Đục nhân mắt
Bắt bệnh: Đó là khi thuỷ tinh thể của mắt bị vẩn đục, ngăn ánh sáng vừa đủ vào mắt và do đó ảnh hưởng đến thị lực. Đây là hậu quả của quá trình lão hoá, thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, dùng thuốc trong thời gian dài và do các bệnh khác.
Triệu chứng cơ bản nhất là do thị lực mờ và không thể cải thiện dù đã dùng đủ các loại kính hoặc độ cận tăng lên.
Đối tượng: Thường là phụ nữ trên 55 tuổi dễ mắc bệnh hơn, song những người trẻ cũng không nên chủ quan.
Giải pháp: Phẫu thuật Phacoemulsication có thể chữa khỏi vĩnh viễn.


5- Bệnh có liên quan đến tuyến giáp
Bắt bệnh: Thyroid Eye Disease (TED) là bệnh về mắt do tuyến giáp chịu trách nhiệm điều khiển trao đổi chất của cơ thể gây nên. Bệnh nhân (TED) thường thấy hoa mắt, nhãn cầu lồi ra, mí mắt sưng vù và thị lực mờ hoặc nhìn một hoá hai.
Đôi khi, mắt đỏ, chảy nước mắt và cảm giác có sạn trong mắt cũng sẽ xuất hiện.
Đối tượng: Phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới.
Giải pháp: Phẫu thuật giảm bớt sức ép để nhãn cầu bớt lồi. Phẫu thuật làm cho lác mắt để chữa chứng nhìn một hoá hai và phẫu thuật rút bớt mí để giảm sưng và chữa hoa mắt.

NHỮNG AI CẦN PHẢI KHÁM MẮT TOÀN DIỆN?


Những người có thị lực tốt: kể cả thị lực của bạn là 10/ 10 bạn vẫn nên đi khám định kỳ ít nhất 01 lần trong 01 năm. Tại Bệnh viện Mắt chúng tôi những chuyên gia nhãn khoa người Nga đầy kinh nghiệm đến từ “Tổ hợp khoa học kỹ thuật đa ngành “Vi phẫu mắt” MNTK Fyodorov” sẽ giúp bạn chuẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm nhất và loại trừ sự phát triển của nó.
Những người đang bị giảm thị lực:Nếu chỉ dùng kính và điều chỉnh công suất của kính thì chưa đủ mà cần giải quyết tần số các chứng bệnh đã phát sinh. Mắt nhìn kém đi đó là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh sắp xuất hiện như: cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thể thủy tinh (TTT), Glô-côm và bong võng mạc…Vì thế cần phải được khám và chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Những ai đeo kính áp tròng: Những bệnh nhân đeo kính áp tròng có thể gặp các biến chứng như xước, loét và viêm giác mạc…Quá trình viêm loét này sẽ dẫn tới việc hình thành các mạch máu ở giác mạc. Đó là nguyên nhân gây giảm thị lực.


Những phụ nữ có kế hoạch sinh con: Những phụ nữ có kế hoạch sinh con bị cận thị nặng hoặc bị tổn thương võng mạc cần khám định kỳ trước và trong thời gian mang thai. Tại đây các chuyên gia nhãn khoa của chúng tôi sẽ chuẩn đoán và sử dụng những phương pháp điều trị dự phòng bằng Quang đông La-de nhằm hạn chế tối đa biến chứng bong võng mạc.


Những người trên 40 tuổi: Những người ở độ tuổi này thường hay gặp các bệnh như bệnh Glô-côm, đục TTT, lão thị, tổn hại võng mạc ở người bị bệnh tiểu đường...


BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ VIỆT-NGA
Địa chỉ: Nhà C2, Làng quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04. 37558688 - 04. 37931517
Website: www.matvietnga.com | Email: matvietnga@gmail.com

Đặt hẹn khám: https://matvietnga.com/vietnga/order.html
 
×
Quay lại
Top