Cách để hàn gắn trái tim tan vỡ

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Bình phục sau một cuộc chia tay có thể là việc khó khăn vì bạn sẽ chìm đắm trong những cảm xúc hỗn độn. Bạn có thể cố gắng ra khỏi gi.ường và sinh hoạt bình thường khi trái tim đang tan nát.

Để chữa lành một trái tim đau khổ, bạn có thể tự chăm sóc bản thân và tìm tới bạn bè, gia đình và chuyên gia trị liệu hoặc tư vấn. Ngoài ra, bạn có thể học cách buông bỏ tình cũ để có thể bước tiếp và tập trung vào việc cải thiện tâm trạng.


I. Buông bỏ tình cũ


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-1.jpg


1. Tránh liên lạc với người đó. Cho bản thân thời gian và không gian cần thiết để phục hồi sau khi chia tay. Tránh nói chuyện hoặc nhắn tin với người ấy. Xóa họ khỏi mạng xã hội để có khoảng cách với họ.

Để họ biết rằng bạn cần thời gian và không gian, nhờ đó, họ sẽ không liên lạc với bạn. Hãy nói “Em cần thời gian cho bản thân. Em sẽ rất biết ơn nếu anh không liên lạc với em trong lúc em đang ổn định cảm xúc của mình”.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-2.jpg


2. Loại bỏ những đồ vật hoặc kỉ vật của người đó. Không lưu giữ những món đồ thuộc về họ hoặc khiến bạn nhớ tới họ. Hãy chấp nhận rằng bạn cần bỏ chúng đi để chữa lành trái tim đau khổ của mình.

Ví dụ, bạn có thể sắp xếp cho người đó tới dọn đồ khỏi chỗ ở của bạn bạn có thể nhờ bạn bè tới trông thay cho mình, và đem quyên góp cho hội từ thiện những món quà người đó đã tặng bạn.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-3.jpg


3. Cân nhắc tới một mối quan hệ lấp chỗ trống. Dù kiểu tình cảm lấp chỗ trống thường được cho là đem lại bất lợi cho cả đôi bên, bạn vẫn có thể nhận được chút lợi ích thực sự từ việc gặp gỡ người khác sau khi chia tay. Hẹn hò có thể giúp bạn cảm thấy mình có giá trị hơn và dễ quên đi tình cũ hơn. Bạn cũng có thể cảm thấy bớt lo lắng và trở nên độc lập hơn nếu sớm hẹn hò trở lại sau một cuộc chia tay.

Bạn có thể đồng ý cho bạn bè hoặc người thân mai mối. Hoặc hãy thử hẹn hò trên mạng để có cơ hội gặp gỡ những người mới.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-4.jpg


4. Chờ tới khi bạn đã sẵn sàng để ở bên một người khác. Nếu bạn cảm thấy mình đang quá mong manh và dễ tổn thương khi hẹn hò với ai đó với trái tim đau khổ, hãy chờ tới khi bản thân đã sẵn sàng. Thay vào đó, tập trung vào việc chăm sóc bản thân và dành thời gian cho bạn bè cũng như gia đình. Hãy để ý tới nhu cầu và sự phát triển của chính mình. Sau đó, theo đuổi một mối quan hệ mới khi đã sẵn sàng

Có thể bạn sẽ cần chút thời gian để trái tim lành lặn trở lại và cảm thấy đủ cởi mở để hẹn hò với người khác. Hãy kiên nhẫn với bản thân và đừng cố tự ép mình phải vượt qua cảm xúc ngay lập tức.

II. Chăm sóc bản thân


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-5.jpg


1. Viết ra những suy nghĩ và cảm giác của mình vào nhật ký. Thể hiện những gì bạn đang cảm thấy lên trang giấy. Đừng nên tự tạo áp lực về việc chỉnh sửa hoặc rà soát lại những điều đã viết. Bạn chỉ cần xả cảm xúc và tâm trạng ra thôi. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn về trái tim tan vỡ của mình và dần ổn định được suy nghĩ.

Bạn có thể dùng những đề tài như: “Những vấn đề tồn tại trong mối quan hệ đó là gì?”, “Làm sao mình biết được rằng bọn mình rồi sẽ chia tay?”, “Mình đang cảm thấy như thế nào lúc này?”


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-6.jpg


2. Tập trung vào một sở thích. Có thể bạn thích hội họa hoặc đọc sách, hoặc bạn có đam mê với nghề mộc, đan lát hoặc chơi thể thao. Thay vì để cảm xúc lất át, hãy tập trung vào một hoạt động mà bạn thấy thích làm. Việc này sẽ giúp bạn thư giãn và tập trung vào hiện tại thay vì mắc kẹt trong ký ức về mối tình đã qua.

Tham gia các lớp dạy năng khiếu mà bạn thích, ví dụ như hội họa hoặc đan lát. Ngoài ra, bạn có thể ghi danh vào các đội thể thao như bóng chuyền hoặc bóng rổ, nhờ đó, bạn có thể tập trung vào những điều mình yêu thích.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-7.jpg


3. Mỗi ngày vận động một chút. Luyện tập và đổ mồ hôi sẽ là một cách tuyệt vời để cảm thấy bớt ủ ê và buồn rầu sau khi chia tay người yêu. Hãy thử chạy bộ hoặc đi bộ. Mỗi ngày bạn nên tập thể thao khoảng 30 phút. Tham gia các lớp thể hình mỗi tuần vài lần.

Nếu bạn gặp khó khăn khi tập luyện, hãy rủ bạn bè đi cùng để cả hai cùng có thêm động lực. Bạn cũng có thể rủ họ cùng chạy bộ hoặc đi bộ.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-8.jpg


4. Thử các bài tập thở sâu. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy bồn chồn hoặc căng thẳng do cuộc chia tay, hãy thử thực hiện các bài tập luyện thở sâu để được bình tĩnh và thư giãn. Tìm một nơi yên tĩnh và riêng tư để tập thở. Sau đó, bắt đầu hít vào và thở ra chậm rãi vài phút mỗi lần.

Bạn cũng có thể tham gia một lớp chuyên về hít thở sâu để cảm thấy bình tâm và thư thái hơn.

Rất nhiều lớp dạy yoga sẽ khuyến khích bạn thở sâu. Bạn có thể tham gia các lớp yoga tập trung vào những động tác chậm và thư thái.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-9.jpg


5. Sử dụng những câu nói khẳng định tích cực. Chúng sẽ giúp bạn duy trì một cách nhìn đời lạc quan, ngay cả khi bạn cảm thấy đau khổ hoặc quá tải. Hãy thử nhẩm những câu khẳng định tích cực vào mỗi sáng thức giấc hoặc mỗi tối trước khi đi ngủ. Tập trung vào những câu khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ và tràn đầy sức sống.

Ví dụ, bạn có thể nói: “Mình sẽ ổn thôi” hoặc “Mình mạnh mẽ và vững vàng”. Bạn cũng có thể dùng những câu như: “Mình sẽ vượt qua chuyện này” hoặc “Mình sẽ vươn lên”.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-10.jpg


6. Tránh các hành vi huỷ hoại bản thân. Khi đang đau khổ, bạn rất dễ vướng vào các hành vi nguy hiểm. Tuy nhiên, hãy cố gắng không thực hiện những việc gây tổn hại cho bản thân cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, ví dụ như uống rượu bia quá nhiều hoặc lạm dụng các chất kích thích. Ngoài ra, tránh liên lạc với người cũ thường xuyên hoặc tự cô lập bản thân. Những hành vi đó sẽ chỉ khiến bạn và những người xung quanh thêm tổn thương.

Nếu bạn cảm thấy muốn thực hiện những hành động tự huỷ hoại bản thân, hãy tìm tới bạn bè hoặc người thân.

Ngay lập tức tìm sự giúp đỡ hoặc gọi cấp cứu nếu bạn đang định tự gây hại tới cơ thể mình.

III. Tìm tới người khác


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-11.jpg


1. Dành thời gian với bạn thân hoặc người thân trong gia đình. Tìm tới bạn bè và gia đình để được động viên trong lúc đang đau khổ. Liên lạc với hội bạn thân và tổ chức ăn tối cùng nhau hoặc sắp xếp đi chơi. Gọi cho người thân và dành cho họ thời gian xứng đáng.

Thông thường, khi ở cạnh những người quan tâm tới bạn, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và đỡ cô đơn hơn.

Không tự cô lập bản thân khỏi mọi người. Thậm chí chỉ cần tìm tới một người bạn thôi, bạn cũng sẽ thấy khác hẳn.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-12.jpg


2. Đề nghị giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. Giúp đỡ người khác có thể sẽ khiến bạn thấy đỡ cô đơn và lạc lõng hơn. Mang đồ ăn tới thăm một người bạn bị ốm hoặc đưa người thân đi khám bệnh. Hãy ở bên một người bạn đang cần được giúp đỡ.

Bạn có thể làm tình nguyện ở một tổ chức hoặc hội tự thiện địa phương để giúp đỡ người khác.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-13.jpg


3. Nuôi thú cưng. Thú cưng có thể giúp bạn quên đi trái tim tan vỡ của mình. Chúng còn là những người bạn tuyệt vời và nguồn động viên hàng ngày cho bạn. Hãy tới các trạm cứu hộ động vật hoặc cửa hàng bán thú cưng để nhận nuôi.

Nếu bạn chưa sẵn sàng với việc nuôi thú cưng toàn thời gian, bạn có thể nhận công việc chăm sóc tạm thời ở các trạm cứu hộ động vật hoặc chăm giúp bạn bè.

Đảm bảo bạn đã sẵn sàng chăm sóc thú cưng trước khi nhận chúng về nuôi. Bạn sẽ cần dành thời gian và tiền để mua thực phẩm và chăm sóc cho thú cưng.


cach-han-gan-trai-tim-tan-vo-14.jpg


4. Gặp chuyên gia trị liệu hoặc chuyên viên tư vấn. Nếu bạn thật sự gặp khó khăn trong việc ổn định cảm xúc và tâm lý, hãy tìm tới các chuyên gia. Bạn có thể tìm tới một nhà trị liệu ở gần nơi sinh sống để trò chuyện. Liên hệ với chuyên viên tư vấn tại trường hoặc thông qua bác sĩ của mình. Lên lịch gặp với họ và bày tỏ cảm xúc của mình.

Bạn cũng có thể tìm tới những chuyên gia trị liệu để được tư vấn qua mạng, bạn sẽ trò chuyện với họ thông qua các phần mềm tán gẫu hoặc gọi điện video.

Nếu bạn biết bất kì ai trong gia đình hoặc bạn bè hiện đang gặp gỡ chuyên gia trị liệu hoặc tư vấn, bạn có thể nhờ họ giới thiệu. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được gặp gỡ một chuyên gia mà bạn biết chắc là họ lành nghề và thân thiện.
Dịch bởi Kênh sinh viên
Nguồn: Wikihow
 
×
Quay lại
Top