Cách làm thức ăn an toàn cho bé

lochambacon

Thành viên
Tham gia
18/12/2016
Bài viết
8
Nếu bạn muốn kiểm soát chế độ ăn uống của con, hãy tự tay làm thức ăn cho bé thay vì mua đồ làm sẵn. Thức ăn đóng hộp thường chứa nhiều natri và đường – thêm vào đó, loại thức ăn này cũng có giá thành khá cao trên thị trường hiện nay. Khi tự làm thức ăn cho bé bạn sẽ có thể tự chọn các loại thực phẩm mà bé yêu thích rồi chế biến thành các món ăn hấp dẫn.Và chỉ có thức ăn do bạn làm thì mới đảm bảo được độ dinh dưỡng và an toàn cho bé!
carrots-potatoes-peas-baby-food.jpg


Phần 1: Chọn nguyên liệu.

aid1330600-900px-make-sure-you-are-giving-your-guinea-pigs-the-right-food-step-6.jpg


1. Sử dụng các loại hoa quả sạch và chín.

Chúng ta cũng biết rằng hoa quả chín có độ dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các thời điểm khác và tất nhiên nó cũng hấp dẫn hơn. Chính vì bạn không thể thêm đường, muối hay các loại gia vị khác vào loại thực phẩm này cho nên việc chọn hoa quả đã chín là rất quan trọng. Các bạn nên chọn các sản phẩm có màu sắc sáng sủa và chín mọng nhưng không quá mềm hay bị thâm tím. Để xác định chính xác các loại hoa quả,rau,.., vẫn còn tươi, hãy làm theo các hướng dẫn sau đây:

· Chợ nông sản là một địa điểm thích hợp để tìm thực phẩm sạch và tươi ngon bởi ở đây, người ta chỉ cung cấp các loại hoa quả và rau ở thời vụ đó.

· Bạn có thể sử dụng các loại hoa quả và rau đông lạnh hoặc đóng hộp nhưng thực phẩm tươi sạch vẫn là lựa chọn tốt hơn cả bởi vì các loại thực phẩm đóng hộp thường có thêm chất bảo quản. Nhớ đọc kĩ nhãn hiệu sản phẩm trước khi quyết định mua đồ đóng hộp.

aid1330600-900px-make-sure-you-are-giving-your-guinea-pigs-the-right-food-step-2.jpg


2. Chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Nhiều loại hoa quả và rau củ được phun thuốc trừ sâu và các loại hóa chất khác trước khi thu hoạch. Vì vậy, bạn nên mua thực phẩm ở nơi có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sự an toàn cho thức ăn của bé.

· Một số loại củ quả thường dễ bị nhiễm bẩn hơn các loại khác. Chẳng hạn như táo thường bị phun thuốc trừ sâu nhiều hơn các sản phẩm khác, vì thế bạn nên chọn những nơi đảm bảo an toàn khi mua loại quả này, ngược lại, lê thường ít bị phun thuốc hơn các loại khác.

aid1330600-900px-make-baby-food-step-2bullet1.jpg


3. Nắm chắc các loại thực phẩm mà bé có thể ăn được.

Một vài bé đã có thể bắt đầu ăn dặm vào khoảng 4 tháng tuổi, trong khi những bé khác mất nhiều thời gian hơn. Hãy trao đổi với các bác sĩ nhi khoa về việc cho con bạn bắt đầu ăn dặm và khi bé đã sẵn sàng thì không nên bắt đầu với quá nhiều món ăn cùng một lúc mà nên chuyển đổi dần dần để bé làm quen với các loại thực phầm mới.

  • Các bé chuyển từ chế độ sữa mẹ hay sữa bột sang ăn dặm có thể ăn các loại hoa quả và rau củ xay nhuyễn như chuối, bí đỏ, khoai lang, táo,…
aid1330600-900px-make-sure-you-are-giving-your-guinea-pigs-the-right-food-step-3.jpg


· Các bé đang ăn dặm trong độ tuổi từ 4 đến 8 tháng có thể ăn các loại rau quả, thịt, các loại hạt và ngũ cốc được xay nhuyễn hoặc nấu nhừ.

aid1330600-900px-make-baby-food-step-3bullet2.jpg


· Trao đổi với bác sĩ về thời điểm thêm các loại thức ăn xay nhuyễn vào thực đơn của bé. Điểm này rất quan trọng bởi các bé chỉ có thể ăn các loại thực phẩm này khi đã phát triển một số kĩ năng nhất định.

aid1330600-900px-make-baby-food-step-3bullet3.jpg


aid1330600-900px-make-baby-food-step-4-version-2.jpg


4. Nắm chắc các loại thức ăn mà bé không thể hấp thụ.

Các bé dưới một năm tuổi không nên ăn một số loại thực phẩm nhất định vì chúng có thể gây ra dị ứng hay gây các loại bệnh khác.
Một số loại thực phẩm bạn không nên cho bé ăn trước khi tròn một tuổi.

· Các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng.

· Mật ong

· Thức ăn đóng hộp quá hạn sử dụng

· Thực phẩm đóng chai như các loại rau quả muối,…

· Thực phẩm từ đồ hộp bị móp méo, rỉ sét,…

Phần 2: Chuẩn bị thức ăn cho bé

aid1330600-900px-make-baby-food-step-5-version-2.jpg


1. Rửa kĩ và gọt vỏ các loại củ quả.

Bạn có thể sử dụng máy rửa hoa quả để rửa qua lớp ngoài của các loại củ quả đặc biệt khi bạn không biết chắc chắn nguồn gốc của sản phẩm. Nếu rửa bằng tay, hãy đảm bảo rằng lớp bụi và cặn bẩn của sản phẩm đã được loại bỏ hoàn toàn. Đối với các loại củ quả có vỏ, hãy dùng dao gọt để nạo lớp vỏ đi vì các bé chưa thể ăn phần vỏ quá dai.

aid1330600-900px-make-baby-food-step-6-version-2.jpg


2. Cắt thực phẩm ra thành từng miếng nhỏ.

Để củ quả được chín đều trong quá trinh hấp, bạn cần cắt chúng ta thành từng miếng có kích thước vừa phải. Nhớ chọn một chiếc dao sắc để cắt các loại thực phẩm như: bí đỏ, khoai lang,….một cách dễ dàng hơn.

· Chuối và các loại thực phẩm mềm khác có thể xay nhuyễn trực tiếp mà không cần hấp.

· Hãy đảm bảo thớt và dao mà bạn dùng đã được rửa sạch sẽ. Và nhớ rửa kĩ chúng với nước ấm và xà phòng sau khi chế biến mỗi loại thức ăn khác nhau.

aid1330600-900px-make-baby-food-step-7.jpg


3. Hấp thực phẩm.

Đặt số của quả đã thái lên một cái giá hấp rồi thêm một ít nước vào nồi hấp. Sau đó đậy kín nồi và đặt lên bếp và nấu với lửa to. Sau 5 - 10 phút, khi thức ăn đã mềm thì tắt lửa là nhắc nồi xuống.

· Dùng một cái dao sạch đâm nhẹ để thử xem thức ăn đã mềm chưa.

· Hãy hấp phần củ quả cho bé lâu hơn bình thường để khi xay chúng sẽ có thể hoàn toàn mềm nhuyễn.

· Chỉ dùng nước sạch để hấp thực phẩm; đừng thêm bơ, muối, đường hay bất kì gia vị nào bởi bé có thể sẽ không hấp thụ được chúng.

aid1330600-900px-make-baby-food-step-8.jpg


4. Xay thực phẩm.

Bỏ phần thức ăn đã được ninh mềm vào máy chế biến thực phẩm và chờ cho đến khi chúng hoàn toàn mềm nhuyễn. Nếu bạn không có máy chế biến thực phẩm, bạn có thể dùng máy sinh tố, máy nghiền thức ăn hay dụng cụ nghiền khoai tây.

· Nếu bé của bạn nhỏ hơn 6 tháng tuổi thì thức ăn phải được xay nhừ còn nếu bé lớn hơn thì có thể ăn thức ăn nghiền sơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng trước khi quyết định chế biến phần ăn cho bé như thế nào!

aid1330600-900px-make-baby-food-step-8bullet1.jpg


aid1330600-900px-make-baby-food-step-9.jpg


5. Nấu chín thịt trước khi xay.

Nếu bạn muốn cho bé ăn các loại thịt như thịt gà hay cá nhớ nấu thật chín để diệt các loại vi khuẩn. Thịt thường chín ở 71 °C trong khi thịt gà chín ở 74 °C và cá chín ở 63 °C , vì vậy, bạn có thể dùng nhiệt kế để đảm bảo đúng nhiệt độ chín của từng loại thịt.

  • Thịt có thể xay nghiền như các loại thức ăn khác và bạn cũng có thể trộn chúng với cà chua hay các loại rau khác để tạo những món ăn bổ dưỡng hơn.
aid1330600-900px-make-baby-food-step-10.jpg


6. Lọc thức ăn qua rây để loại bỏ phần vón cục.

Bước cuối cùng này sẽ đảm bảo rằng phần thức ăn bạn làm phù hợp với cơ thể của bé.


Phần 3: Bảo quản và hâm nóng thức ăn cho bé
aid1330600-900px-make-baby-food-step-11.jpg


1. Bảo quản thức ăn cho bé trong lọ sứ.

Chia phần thức ăn và đậy kín để đảm bảo thức ăn được tươi và không bị nhiễm khuẩn. Cất chúng vào trong tủ lạnh trong khoảng 2 ngày trước khi dùng ( Đối với thịt và cá chỉ cần 1 ngày)

· Nếu bạn cất thức ăn trong máy ướp lạnh, nên dùng thùng ướp an toàn, sạch sẽ thì thức ăn có thể được bảo quản đến 1 tháng.

· Luôn luôn dán nhãn về loại thức ăn và ngày chế biến lên lọ đựng.

2. Hâm nóng thức ăn cho bé kĩ càng.

Bạn nên hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 74 °C

  • Không để thức ăn tự rã đông ở nhiệt độ bình thường bởi sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.
Theo WikiHow
Khánh Linh - Kenhsinhvien.vn dịch
 
làm thức ăn cho bé an toàn thi các mẹ cứ chon thực phẩm tươi sach nhé
 
làm cho bé ăn cứ thỉnh thoảng làm các món từ thiên nhiên là rất tốt cho sức khỏe của bé đó
 
×
Quay lại
Top