Cấu trúc vốn (Capital Structure)

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
28d1613c-66ab-4b03-b1b1-c34bb583cbee.jpg

Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.


Nguồn gốc ra đời và mối quan hệ của cấu trúc vốn với lãi suât chiết khấu

Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau).

Cấu trúc vốn có quan hệ gần gũi với một khái niệm khác của tài chính là lãi suất chiết khấu. Do việc tính toán tài chính có quan điểm coi mức rủi ro giữa vốn sở hữu và vốn vay khác nhau, tỉ lệ nguồn hình thành trong cấu trúc vốn sẽ làm thay đổi nhận thức của giới đầu tư về mức rủi ro của một doanh nghiệp. Chẳng hạn một doanh nghiệp có quá ít vốn chủ sở hữu và quá nhiều vốn vay thì rủi ro thường sẽ cao hơn nhiều do giới kinh doanh đánh giá về sức ép chi trả các trách nhiệm tài chính có thể có tác động tiêu cực lên các quyết định quản lý của Ban giám đốc và tình trạng tài chính công ty.

Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hoạt động kinh doanh cũng là việc phức tạp, do tính chất ngành nghề và thời điểm, đối tượng nghiên cứu. Kết luận hiếm khi thỏa mãn hoàn toàn cộng đồng kinh doanh và học thuật. Một trong những nghiên cứu nổi tiếng về cấu trúc vốn là hai định đề của Modigliani và Miller về ảnh hưởng trong hai trường hợp là không có thuế thu nhập doanh nghiệp và trường hợp kia là có thuế tồn tại.
nguồn:sưu tầm
 
×
Quay lại
Top