Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Cây nêu ngày Tết[/FONT]
Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức chép rằng: "Bữa Trừ Tịch ở trước cửa lớn mọi nhà đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre bên trong đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa tượng trưng cho năm mới và loại trừ những điều xấu trong năm cũ. Tới ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch thì hạ nêu. Trong thời gian treo nêu, người ta kiêng vay mượn, đòi, trả nợ.[/FONT]

[/FONT]
image_31219_20091228141406_ND.jpg
Cây nêu ngày Tết

[/FONT] Ngày nay, tục dựng nêu ngày Tết xuất hiện rất ít. Chúng ta chỉ còn bắt gặp ở những nơi đền, chùa, đình và trong các bài viết, ví như câu: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh".

Đến ngày Tết, sau khi dựng nêu, người ta treo lên cây các loại khánh, chuông. Những thứ này là hiện thân của Phật Bà Quan Âm, có ý nghĩa xua đuổi quỷ dữ và mang lại tài lộc, bình an cho gia đình.

Cây nêu thường được làm bằng tre vì cây tre thể hiện rõ nét sự hài hòa cương - nhu, biểu trưng cho tính kiên định, dẻo dai… là đặc trưng cho phẩm chất cao đẹp của dân tộc. Vì vậy, trồng nêu ngày Tết còn mang ý nghĩa tôn vinh dân tộc.

Tục thờ cúng tổ tiên
Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên đã trở thành truyền thống và được coi như quốc đạo. Người ta tin rằng người chết vẫn sống ở thế giới vĩnh hằng. Chính vì vậy, nhà nào cũng lập bàn thờ, nhà thờ họ để thờ cúng những người thân đã khuất, để cầu âm đức và mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu.

Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn cả những dịp trọng đại như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, khi làm ăn, thi cử… người ta đều khấn vái, kính cáo tổ tiên.

Tục thờ cúng trời đất thời phong kiến thì chỉ có vua chúa, quan lại mới được mở đàn cúng tế. Nhưng đến ngày nay ở miền Trung, miền Nam người dân cũng tự lập đàn cúng tế ngoài trời.

Ngoài thờ cúng tổ tiên, thần thánh, người Việt còn thờ các vị anh hùng, lãnh tụ dân tộc như vua Hùng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Bác Hồ...

[/FONT]Ngày nay, các gia đình theo đạo Thiên chúa giáo cũng có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người Việt Nam đều thờ tổ tiên và đều có bàn thờ gia tiên. Thờ cúng tổ tiên đã như một thứ quốc đạo đi vào truyền thống đạo lý của dân tộc Việt.[/FONT]

(Theo TuoitreOnline)[/FONT]
 
×
Quay lại
Top