Chăm sóc răng miệng đúng cách

Cuonlennho

"Cuộc đời yên ổn, năm tháng bình yên."
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/3/2010
Bài viết
1.776
Nhiều người cho rằng vệ sinh răng miệng chỉ là chải răng thường xuyên. Điều này đúng nhưng chưa chưa đủ. Bên cạnh việc đánh răng hàng ngày, chúng ta cần chú ý lựa chọn bàn chải, kem đánh răng thích hợp và cả chế độ ăn uống nữa. Ngoài ra, mọi người cần biết những vấn đề thường xảy ra với răng miệng để có hướng khắc phục kịp thời.

Đánh răng thường xuyên

1. Bàn chải đánh răng lí tưởng
Trên thị trường hiện có vô số kiểu dáng và mẫu mã bàn chải đánh răng khác nhau. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc bàn chải kiểu dáng đơn giản hoặc thon nhỏ. Một bàn chải với đầu đánh dài khoảng 2,5cm là lí tưởng cho người trưởng thành. Lông bàn chải bằng nilon cứng tốt hơn sợi tự nhiên bởi vì chúng hợp vệ sinh hơn và bảo quản tốt hơn. Bàn chải cỡ trung bình là tốt nhất bởi chúng rất ít gây tổn thương đến nướu lợi.
Bạn thường xuyên thay bàn chải như thế nào?
Nhìn chung, lông bàn chải sẽ bị tòe trong vòng 4 đến 6 tuần, Đây chính là lúc bàn chải cần phải thay.
Bạn có thường xuyên đánh răng không?
Lí tưởng nhất là chải răng ngay sau mỗi bữa ăn. Và chải răng trước khi đi ngủ cũng quan trọng nhất bởi vì trong suốt giấc ngủ, lượng nước bọt tiết ra ít và 1 số thức ăn còn lưu lại ở miệng là nguyên nhân gây hại cho răng.

2. Kem đánh răng
Kem đánh răng là chất bổ sung giúp đánh răng sạch hơn và làm sáng bóng bề mặt răng. Thành phần chính của kem đánh răng là chất làm trầy nhẹ, xà phòng, chất làm sạch, chất tạo màu và hương liệu. Bên cạnh đó, kem đánh răng còn có các loại muối amoni, chất diệp lục, flour và đinh hương được sử dụng với các lượng khác nhau. Gia trị của kem đánh răng chứa flour là ngăn cản bệnh mục xương mà hiện nay đã được xác đinh rõ ràng. Nếu trên thị trường không còn các loại kem đánh răng nữa thì muối và sodium bicarbonat của nước soda là rất rẻ và có thể thay thế kem đánh răng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc lấy nước cốt chanh cọ xát lên răng là rất tệ bởi nó có thể làm hỏng răng.

3. Chỉ nha khoa
bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được các kẽ răng. Và chỉ nha khoa là phương thức tốt nhất để làm sạch khu vực khó tiếp cận này. Chỉ nha khoa có bôi sáp và không bôi đều được. Quấn chỉ quanh hai ngón tay rồi nhẹ nhàng kéo lên kéo xuống giữa các răng, cẩn thận để tránh làm tổn thương lợi. Tốt nhất là bạn nên nhờ nha sĩ hướng dẫn kỹ thuật dùng chỉ nha khoa.

4. Bác sĩ nha khoa và vệ sinh răng miệng
Để có 1 hàm răng chắc khoẻ bạn nên thường xuyên đến gặp nha sĩ. Vai trò của bác sĩ nha khoa là bảo đảm cho răng miệng khỏi tình trạng bị sâu và ứ đọng. Công việc bao gồm đánh bóng, lấy cao răng, hàn những chỗ bị vỡ trên răng và tiến hành những kỹ thuật chính xác nếu cần thiết. Việc này đảm bảo trong miệng sẽ không còn chỗ hổng nào để thức ăn “trú ngụ” và gây ra những vấn đề về răng miệng. Hơn nữa, bác sĩ nha khoa còn hướng dẫn bạn nhứng cách vệ sinh miệng. 6 tháng/1 lần là khoảng thời gian thích hợp để gặp nha sĩ.

Chế độ ăn uống và răng

1. Flour
Việc cung cấp đủ Canxi, Photpho, Flour và các Vitamin A,C và D là rất cần thiết. Hầu hết chúng có trong một chế độ ăn cân bằng thông thường. Chỉ có Flour là hay bị thiếu và cần được bổ sung. Răng được cung cấp đầy đủ Flour sẽ ít bị sâu hay mục.

2. Carbonhydrate
Chất này có quan hệ mật thiết giữa bệnh sau răng và sự hấp thụ các loại Carbonhydrate nguyên chất như Flour, đờng và những loại Carbonhydrate khác được dùng để tẩy trắng, tạo vị ngọt và làm ít xơ. Carbonhydrate nguyên chất rất dễ bám vào răng trong thời gian dài. Chúng dễ bị các vi khuẩn trong miệng làm biến đổi thành axit và các axit này là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sâu răng. Cách tốt nhất là bạn nên trung thành với các loại thực phẩm chứa chất béo tự nhiên, thịt, ngũ cốc, cá, trứng, rau, hoa quả và bơ. Việc dùng Sacarin để thay thế đường mía cũng không làm sâu răng.

3. Các loại thực phẩm khác
Việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có chứa axit khác như thói quen uống nhiều các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả cũng có liên quan tới sự ăn mòn răng. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên rằng nên tráng miệng sau bữa ăn bằng những loại thực phẩm có xơ như cà rốt và các loại salad khác để cọ xát nhẹ trên răng và đánh bật các mảng bám.

Những vấn đề răng miệng thường gặp

1. Sâu răng
Sâu răng là một bệnh ở phần cứng của răng làm răng bị phân huỷ. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng là giảm thiểu thói quen ăn ngọt. Việc đánh răng thường xuyên không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ sâu răng mà còn ngăn không cho các mảng bám dày hơn trên răng.

2. răng
Những mảng vi khuẩn dưới dạng răng hình thành rất nhanh trên bề mặt răng. Mảng bám vi khuẩn chỉ là một trong những tác nhân gây sâu răng. Các vùng quanh răng như hố răng hay kẽ răng - chỗ bàn chải không tiếp cận được là những nơi răng có thể ung dung tồn tại nếu bạn không chải răng thường xuyên.
Các chất Flour phát huy tác dụng khá tốt trong việc ngăn ngừa răng bị sâu. Vì thế, những ai sống ở khu vực có mức độ Flour trong nước tối ưu sẽ ít bị sâu răng hơn. Ứng dụng ưu điểm ấy, 80-90% các loại kem đánh răng hiện nay trên thị trường đều có chứa Flour.

3. Viêm nướu, lợi
Viêm nướu lợi hay viêm nha chu là một trong những bệnh thường gặp nhất trên thế giới. Bệnh nhân đôi khi có thể không chú ý tới việc lợi bị chảy máu, đặc biệt khi đánh răng. Hơi thở có mùi phần lớn đều xuất phát từ căn bệnh này. Ở bệnh này, việc vệ sinh răng miệng và làm sạch các kẽ răng là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
 
×
Quay lại
Top