Châu Văn Liêm

vận _tải_ efreight

Thành viên
Tham gia
16/2/2012
Bài viết
5
Châu Văn Liêm: Người sáng lập An Nam Cộng sản Đảng
Ngày cập nhật: 23/07/2006 09:12
Châu Văn Liêm còn có tên khác là Việt sinh ngày 29-6-1902 ở xóm Rạch Tra, xã Thới Thạnh, quận Ô Môn,
tỉnh Cần Thơ. Cha mẹ đều nghèo khó, nhưng ông sáng trí lại rất chăm học, được cấp học bổng năm 20
tuổi học ở Long Xuyên. Thầy Châu Văn Liêm là một nhà giáo trẻ, dạy giỏi lại rất yêu quý học trò, nên năm nào học trò của thầy cũng đậu tiểu học cao nhất vùng.

Sớm giác ngộ cách mạng, nhiệt thành yêu nước, năm 1926, thầy Châu Văn Liêm vận động các trường tổ chức lễ truy điệu và bãi khóa để tang cụ Phan Châu Trinh. Từ những hoạt động yêu nước hăng hái, Châu Văn Liêm đã được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và được bầu vào Ban Thường vụ Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng đồng chí hội. Ông được phân công dìu dắt giác ngộ lớp thanh niên trí thức lúc bấy giờ mà tiêu biểu là các ông Ung Văn Khiêm, Trần Văn Thạnh và Nguyễn Văn Cung - những người vừa bị đuổi học ở trường Collège sau vụ để tang và bãi khóa tháng 4-1926.

Tháng 6-1929, ông được cử làm đại biểu Kỳ bộ Nam kỳ đi dự đại hội ở Hương Cảng, rồi trở về nước với nhiệm vụ cải tổ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội để thành lập một tổ chức cách mạng mới đó là An Nam Cộng sản Đảng. Có thể nói, ông là một trong những người sáng lập ra tổ chức cộng sản đầu tiên ở Nam kỳ tức tổ chức An Nam Cộng sản Đảng. Sau đó, Châu Văn Liêm cùng đồng chí Nguyễn Thiệu được cử thay mặt An Nam Cộng sản Đảng dự hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là ngày lịch sử 3-2-1930 (Hội nghị này gồm có 5 đại biểu là Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu và Nguyễn Ái Quốc do Nguyễn Ái Quốc đại diện Quốc tế Cộng sản chủ trì).

Dự hội nghị thành lập Đảng CSVN về nước, Châu Văn Liêm bắt tay vào các hoạt động của Đảng ở Nam kỳ. Tháng 4-1930, Châu Văn Liêm về Đức Hòa công tác, ông lần lượt gặp thầy giáo Võ Văn Mong và bà Trương Thị Sáu (tức là Nguyễn An Ninh) để liên hệ vận động quần chúng trong vùng. Ông lãnh đạo cuộc mít-tinh lớn ở Đức Hòa đòi giảm sưu thuế. Hàng ngàn người từ Đức Hòa kéo về Chợ Lớn. Tại Đức Hòa ông chọn mô đất cao trình bày các yêu sách của dân chúng. Cò Tây cùng đám mã tà kéo đến đàn áp. Châu Văn Liêm bình tĩnh đương đầu với cò Tây, nói với hắn bằng tiếng Pháp. Thằng cò biết ông là người cầm đầu liền rút súng bắn ông chết tại trận, hôm đó là ngày 4-5-1930, Châu Văn Liêm là chiến sĩ cộng sản đầu tiên hy sinh ở Nam kỳ, là tấm gương bất diệt của Thành đồng Tổ quốc kiên cường.

Ghi nhớ công ơn của Châu Văn Liêm trường trung học thời Tây mang tên Collège ở Cần Thơ đã được vinh dự mang tên nhà cách mạng Châu Văn Liêm. Ở Cần Thơ còn có đại lộ lớn mang tên ông, ở TP.HCM và nhiều tỉnh khác đều có trường hoặc đường mang tên Châu Văn Liêm. Những chi tiết trên, phần nào cho thấy nhân dân miền Nam rất yêu quý và ghi nhớ công ơn của Châu Văn Liêm - một nhà cách mạng tiền bối của đất Nam kỳ bất khuất.

THÁI GIA THƯ
Nguồn: https://www.baobinhduong.org.v
 
×
Quay lại
Top