Chỉ cần nói "xe mượn" là không bị phạt

Bestcat

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/3/2012
Bài viết
87
Nếu CSGT kiểm tra, chỉ cần trình bày miệng rằng "xe mượn", sẽ không bị phạt.Đó là khẳng định của Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII - Bộ Công an).
1352724848-xe_chinh_chu4.jpg

Xe đi trên đường bị kiểm tra, chỉ cần nói miệng rằng "xe mượn", là không bị phạt - Thiếu tượng Đỗ Đình Nghị khẳng định.
Theo đó, tại cuộc họp báo chiều nay tại trụ sở Bộ Công an, tướng Nghị cho biết: "Chúng tôi vừa có công điện 141 chỉ đạo lực lượng công an các địa phương chỉ đạo CSGT, hiện tại, trong quá trình tuần tra kiểm soát, nếu phát hiện người điều khiển phương tiện có giấy đăng ký không trùng với GPLX. Người đi xe chỉ cần nói rằng, đó là xe đi mượn, sẽ không bị xử phạt lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện."
Do vậy, từ nay, khi bị kiểm tra trên đường, nếu không ai tự nhận rằng "xe tôi mua chưa sang tên đổi chủ", sẽ không có ai bị phạt vì lỗi mua bán xe không sang tên đổi chủ cả và được chấp nhận tiếp tục lưu thông. Chỉ xử phạt những lỗi khác nếu mắc phải. Cũng không có chuyện bắt người dân đi đường phải mang theo sổ hộ khẩu hay giấy tờ gì khác so với trước đây.

Tuy nhiên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VII nhấn mạnh, "đó chỉ là trường hợp bị kiểm tra ngoài đường." Còn nếu trong quá trình cơ quan chức năng rà soát hồ sơ, hoặc qua nghiệp vụ điều tra, phát hiện xe mua bán không sang tên đổi chủ, sẽ xử phạt.
Cũng theo tướng Nghị, mấy ngày qua, một số địa phương hiểu sai về quy định này gây tâm lý hoang mang cho người dân. Vì vậy Thiếu tướng khẳng định "hiện tại không có ai bị xử lý lỗi này khi đi trên đường cả."
Một số phóng viên nêu câu hỏi có nên lùi thời gian áp dụng quy định này, giống như từng có một số quy định như xử lý xe ba bánh từng lùi. Tướng Nghị cho rằng, đây là quy định cũ, đã có từ năm 1995, và thực tế đã áp dụng chứ không phải như những quy định mới để tính chuyện lùi thời gian thực hiện. Vấn đề là trong quá trình thực thi sẽ cân nhắc, tính toán để không làm khó cho người dân.
Cũng tham gia cuộc họp báo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt (Cục C67 - Bộ Công an) cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 30 - 40% là xe mua bán chưa sang tên đổi chủ. Trong đó, còn nhiều trường hợp vướng mắc trong thủ tục, giấy tờ. Nhưng theo quy định thủ tục chuyển quyền sở hữu phương tiện, không có trường hợp nào là không thể giải quyết được.
1352724987-xe_chinh_chu2.jpg

Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: "Mọi trường hợp đều sẽ được giải quyết chuyển quyền sở hữu, miễn có đăng ký và không vi phạm pháp luật."
Tướng Tuyên cho rằng, có thể có những trường hợp khó khăn hơn như người bán đã chết, mất giấy tờ mua bán, đã qua tay nhiều chủ... thậm chí chỉ còn mỗi xe và đăng ký xe. Nhưng Bộ công an vẫn đang nghiên cứu để thuận lợi hơn cho họ.
Và theo tướng Tuyên, mọi trường hợp đều sẽ giải quyết sang tên đổi chủ được hết trừ trường hợp xe vi phạm pháp luật.
Một tâm lý khiến người dân ngại sang tên đổi chủbởi cho rằng tiền phí quá cao. Người đứng đầu Cục C67 cho biết, Bộ Công an vẫn đang phối hợp với một số cơ quan trong đó có Bộ Tài chính nghiên cứu để giảm mức phí này.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên kết luận, các nước trên thế giới cũng đều đã áp dụng quy định này từ lâu. Việt Nam cũng có nhưng nay mới siết chặt. Điều này nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước và là quy định hoàn toàn đúng đắn. Việc siết chặt quy định, tăng mức xử phạt là để khuyến khích người dân ý thức hơn về chấp hành pháp luật.
"Chưa nói đến những xe trước đây. Với Nghị định 71, từ thời điểm này ai cũng có ý thức làm thủ tục sang tên đổi chủ khi mua bán xe, đã là một dấu hiệu tích cực." - Tướng Tuyên chia sẻ.

*TheoTinMoi

 
×
Quay lại
Top