Chia sẻ các bài viết hay về học IELTS của TT Excelsior

manuv871

Thành viên
Tham gia
12/9/2015
Bài viết
9
Topic này sẽ chia sẻ với mọi người kinh nghiệm học IELTS, từ chia sẻ tài liệu cho tới các bài viết phân tích lỗi sai thường gặp và hướng dẫn học và làm bài thi IELTS. Các bài viết chia sẻ này là do giảng viên của Excelsior viết từ kinh nghiệm giảng dạy và học tập của bản thân. Nếu mọi người có phản hồi hoặc câu hỏi gì cho từng bài chia sẻ có thể inbox cho Excelsior hoặc reply vào topic nhé.

Bài viết đầu tiên sẽ chia sẻ về những lưu ý cơ bản nhất của bài IELTS Writing - Kỹ năng khoai nhất trong bài thi IELTS.

GIỚI THIỆU VỀ IELTS WRITING VÀ CHIẾN LƯỢC HỌC IELTS WRITING

Đối với những ai đã biết ít nhiều về bài thi IELTS, thì hẳn các bạn đều nắm được cấu trúc bài thi IELTS Academic Writing bao gồm 2 phần trong vòng 60 phút. Writing task 1 sẽ phải viết tối thiểu 150 từ miêu tả biểu đồ, bảng biểu hoặc sơ đồ. Task 2 tối thiểu 250 từ, trong đó người viết phải viết một bài luận ngắn đưa ra ý kiến của cá nhân về một vấn đề chung. Khá nhiều sách hướng dẫn IELTS writing task 2 được viết theo các chủ đề chung và đã từng gặp trong các bài thi ielts như pollution, crime, employment hay media.

Như vậy, task 1 sẽ chủ yếu tập trung vào việc phân tích số liệu biểu đồ, còn task 2 phản ánh ý kiến chủ quan và khả năng biện luận bằng tiếng Anh của người viết. Cần lưu ý rằng điểm cốt lõi của việc đánh giá bài viết là khả năng sử dụng tiếng Anh thành thục, nghĩa là sử dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh, cấu trúc câu mạch lạc và đúng ngữ pháp. Nói vậy là để chia sẻ 1 chiến lược mà một số bạn đã từng chia sẻ là học thuộc bài mẫu theo từng chủ đề và lắp ghép nó vào trong đề bài cụ thể khi đi thi. Mình không phản đối cách học này, vì bằng chứng là có bạn đã được 7.0 writing nhờ vào đó. Nhưng mình lưu ý rằng, tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ của chúng ta, nên khả năng lắp ghép câu từ được học thuộc vào đề bài mới không hề đơn giản như “piece of cake”.

Có 2 vấn đề lớn nhất về writing mình nhận thấy ở nhiều người là (i) không có ý tưởng, hay gọi nôm na là “không biết viết gì bây giờ” và (ii) có ý tưởng nhưng không biết viết như thế nào. Vấn đề (i) là vấn đề về năng lực tư duy và động não hoặc không có kiến thức đa dạng. Vấn đề thứ (ii) nằm trong phạm vi khả năng sử dụng ngôn ngữ.

Mình sẽ phân tích 2 vấn đề này dựa trên tiêu chí chấm bài ielts writing đã được công bố. Bài thi sẽ được chấm theo 4 tiêu chí như sau:

Task response: bài viết giải quyết được tất cả các vấn đề mà đề bài yêu cầu. Bài viết có dàn ý, bố cục rõ ràng. Các ý được trình bày sáng rõ và thuyết phục. Đây cũng chính là vấn đề tư duy, bởi lẽ khi người viết không có ý tưởng thì chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng viết luẩn quẩn lan man, hoặc lạc đề

Coherence và cohesion: bài viết phải đảm bảo chặt chẽ, có mối liên kết với nhau và logic. Các ý được nêu trong bài viết phải nhất quán và có tính tiếp nối. Tiêu chí này vừa gắn với vấn đề tư duy sắp xếp bố cục, mà cũng liên quan đến khả năng sử dụng các phương thức nối câu, nối ý trong tiếng Anh.

Lexical resource: vốn từ sử dụng trong bài viết phong phú, có tính học thuật và hợp ngữ cảnh. Đây cũng là vấn đề về năng lực sử dụng ngôn ngữ, trau dồi vốn từ vựng.

Grammatical range and accuracy: câu đúng ngữ pháp; chấm phẩy dùng đúng chỗ, và dùng đa dạng các loại câu. Tương tự như lexical resource, tiêu chí này tập trung vào năng lực ngôn ngữ của người viết.

Phân tích này cho thấy việc đạt được điểm 6.0 ielts sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố. Việc bắt tay vào học hẳn là sẽ khá ngợp với mọi người. Việc có người kèm cặp và giảng giải chắc chắn rất quan trọng cho writing skills để giúp phát hiện ra chỗ sai và chỉnh sửa. Nhưng đồng thời, điều kiện tiên quyết theo mình là sự kiên trì và không nóng vội đốt cháy giai đoạn của người học.

Thứ nhất là vốn từ vựng và ngữ pháp không thể cải thiện trong một sớm một chiều. Thứ hai, tập writing sẽ không phải là yêu cầu người học ngay lập tức tập viết cả bài, mà sẽ đòi hỏi chia nhỏ thành từng phần, từng giai đoạn để luyện tập làm quen.

Những bài viết hướng dẫn IELTS writing của mình sau này sẽ đi theo hướng đó. Mình sẽ chỉ cho các bạn từng bước để xây dựng bài viết. Chắc chắn dành thời gian để tập từng chút một sẽ đem lại cho bạn kêt quả mong muốn.
 
Nhận diện lỗi sai trong bài thi IELTS Writing

Trong post lần trước, mình đã nêu ra các tiêu chí chấm điểm được áp dụng đối với bài thi ielts writing bao gồm task response, coherence and cohesion, lexical resources và grammatical range and accuracy. Để mô tả cụ thể hơn 4 tiêu chí này, mình sẽ sử dụng bài thi mẫu được nêu trong bộ sách Cambridge ielts để minh hoạ.

Some people think that a sense of competition in children should be encouraged. Others believe that children who are taught to cooperate become more useful adults.
Discuss both these views and give your own opinion.

Nowadays, purpose of education being changed in Korea. There are some people who think that the competition in children should be made, also others believe that children who are taught to cooperate as well as become more useful adults. There are advantages and disadvantages for both of the arguments.

To begin with, what is good if a sense of competition in children is made? They could develop themselves more and more as they learn and study a lot to win from the competition. To prove this, in Korea, it is popular, even common now, to have a tutor who comes to student’s house to teach extra pieces of study with paying a lot of money. They learn faster than what they learn at school. Furthermore, during the vacations, students study abroad to learn English for a month, it is one of the greatest plus point to go to famous well known highschool. Moreover, there are four big school exam and two national examination to test student’s level of studies. Generally, only the highest 40% can go to high quality high school and colleges. Children learn as much as they can, to win the competition to obtain good quality schools.
On the other hand, as they are busy to enter the schools and study individually with their own tutors, there are problems. They become selfish. They become careless and don’t help others a lot if it is about studies. There will be no cooperation for them. Then, why are there companies for many people to work in? Each of them are clever, however, there are weak parts and strong parts for each person. To cooperate is to improve this part. People talk and listen to what others thinking of and learn. That could be also a great opportunity to learn instead of learning alone with one teacher.

In conclusion, I strongly agree with that children should be taught to cooperate rather than compete. Nobody is perfect. People learn together, work together to develop each other. Therefore, I want parents and teachers to educate children concentrating on cooperation, not compete and ranking them
Comments: Although the answer considers the main issue in the question, it deals much more with the aspect “competition” than it does with “cooperation”. Some of the supporting arguments are overdeveloped and diver the reader away from the argument. However, the main points are relevant and the writer’s points of view are generally clear.
The argument has logical progression and there is some good use of linking expressions, though the use of rhetorical questions to signal topic change is not very skillful. There are also examples of overusing markers, and of errors in referencing.
The candidate tries to use a range of language, but there are regular errors in word choice and word form, and this occasionally causes problems for the reader. Similarly, a range of structures is attempted, but not always with good control of punctuation or grammar. However, the meaning is generally clear.

Dàn ý của bài viết này có thể được tóm tắt như sau:

Quan điểm chính: Phân tích lý do trẻ em nên được học cách làm việc nhóm và hợp tác hay là ganh đua với nhau.
Lý do Trẻ em nên ganh đua: cạnh tranh giúp cho trẻ em học được nhiều hơn và nhanh hơn. Ví dụ như sức ép học tập tại Hàn Quốc khiến trẻ em phải cố gắng hơn
Lý do trẻ em nên học cách hợp tác: cạnh tranh khiến trẻ em trở nên ích kỷ và không biết giúp người khác. Lắng nghe cũng là một cách để học hỏi từ những người xung quanh.

Cambridge IELTS chỉ đưa ra band score 6 và comments của giám khảo. Phần phân tích dưới đây sẽ nhìn nhận kỹ hơn từ góc độ cuả 4 tiêu chí chấm điểm.
Task response: Bài viết này đã phân tích được cả 2 luận điểm, và các ý chính đưa ra trong từng phần khá rõ. Tuy nhiên, trong khi tác giả ủng hộ quan điểm “cooperate” nhưng phần phân tích về “competition” lại nhiều ý và thuyết phục hơn. Đề bài yêu cầu đưa ra luận điểm cá nhân, thì có nghĩa tác giả phải làm nổi bật và thuyết phục người đọc về luận điểm của mình. Do đó, bố cục của bài viết có vấn đề, khiến người đọc bị hẫng trong phần kết.

Coherence and cohesion: Phần comment của người chấm đã chỉ ra rằng người viết đã dùng được các từ liên kết câu. Các ý được sắp xếp gắn kết với nhau khá chặt ché và phát triển một cách logic. Ví dụ, do children chỉ biết cạnh tranh sẽ trở nên ích ký và chỉ biết làm việc một mình; do đó mất đi cơ hội học hỏi từ người khác.

Lexical resource: người viết đã cố gắng để tránh lặp từ. Ví dụ, thay đổi cách nói về “encourage a sense of competition” Tuy nhiên, từ “made” được sử dụng lại hoàn toàn sai nghĩa. Hoặc “selfish” và “careless” cũng được dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, khá nhiều từ được sử dụng sai nghĩa, sai ngữ cảnh. Người viết dùng khá nhiều lần từ “a lot”, và “big”, nhưng hai từ này mang tính văn nói nhiều hơn là văn viết.

Grammatical range and accuracy: người viết đã sử dụng khá nhiều câu phức, nối câu để tránh nhàm chán. Tuy nhiên chia động từ, punctuation sai rất nhiều.

Từ ví dụ này, các bạn có thể thấy, một bài viết IELTS sẽ phải dựa trên rất nhiều từ những kỹ năng cơ bản. Việc sắp xếp bố cục không hợp lý của bài viết này là một trong những lỗi tổng thể và dễ nhận ra nhất. Các post sau, mình sẽ bắt đầu phân tích cụ thể vào các thành tố chính để hoàn thành một bài viết nghị luận.
 
Tiếp nối các bài viết về kinh nghiệm học IELTS của Trung tâm Excelsior - Số 57 Ngõ Xã Đàn 2 - Đống Đa - Hà Nội

SỬ DỤNG CÂU VĂN ĐÚNG MỤC ĐÍCH VÀ MẠCH LẠC

Như đã chia sẻ, ngoài task response thì cohesion và coherence trong bài viết cũng là 1 tiêu chí vô cùng quan trọng. Dù là task 1 hay 2 đi nữa, việc đảm bảo đoạn văn mạch lạc và rõ ràng là điều bắt buộc. Đảm bảo đoạn văn mạch lạc và gắn kết có nhiều cách, khó mà có thể nói hết ở 1 entry. Mình sẽ viết dần dần mỗi lúc một chút để mọi người tham khảo.

Đối với những người chưa có nền tảng tiếng Anh vững vàng, thì việc đâm đầu vào làm các bài viết mẫu mà không có định hướng sẽ khó có thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh xây dựng ý tưởng, thì việc tiếp theo phải làm là học cách viết câu sao cho đúng và hợp ngữ cảnh. Mình không khuyến khích cách học đốt cháy giai đoạn, mà nhấn mạnh việc tập luyện các kỹ năng cơ bản từ những bước đầu tiên.

Có khá nhiều các loại mẫu câu phục vụ cho nhiều loại mục đích khác nhau, như facts, opinion, possibility, prediction, result, explanation, recommendation, example, solution hay criticism.

Ví dụ: The sun rises in the East. (A fact)

If the Government does not start to address the adverse impacts of climate change, the country will soon suffer from severe natural disasters such as floods and draught (Prediction and examples)

While education has been on the top agenda of the State, it has yet to be made accessible to all (Criticism/opinion)

It is important that the use of portables while driving should be banned in order to curb the rising number of traffic accidents. (proposal/solution)

The ubiquity of the Internet access has led to the rapid increase in the number of Internet users in Viet Nam (result/explanation)

The measures are not feasible (criticism/statement)

Đối với người trình độ chưa cao, việc học viết từ abc như thế này sẽ có vẻ diễn ra rất chậm và bạn cảm thấy không có tiến triển. Nhưng trên thực tế những người thành thạo viết lách họ đã quá quen với các mẫu câu nên họ không nhận thấy điều này. Học từ cách đặt câu sẽ giúp bạn làm quen tự nhiên với ngôn ngữ, để nó thấm dần vào mình, cũng giống như trẻ con đi học đặt câu tiếng Việt. Đương nhiên bạn sẽ không mất nhiều thời gian như trẻ con, vì bạn đã có tư duy ngôn ngữ nhất định rồi.

Sau khi đã đặt được từng câu dựa trên mục đích sử dụng, bước tiếp theo là dần chắp nối câu lại thành ý. Tiêu chí coherence và cohesion cũng sẽ đánh giá bạn ở khả năng dùng đa dạng cac dạng thức câu theo ngữ cảnh. Bước này do đó vô cùng quan trọng. Bạn sẽ chắp nối 2 câu đơn lại để tạo thành 1 ý phức hợp.

Ví dụ: The use of portables while driving, which is on the rise in most cities, should be banned in order to curb the rising number of traffic accidents.

Ở câu này, bạn đã dùng tới 3 loại functions là facts (on the rise..), solution (should be banned) và explanation (in order to…)

The measure are not feasible if the Government fails to test them in the first place

Bạn đã dùng 2 functions là statement/criticism/result, và hypothesis

While Internet penetration in Vietnam has been on the rise, the most common Internet usage found among the youth is reading newspaper íntead of researching and studying.

2 functions được sử dụng gồm facts (internet penetration…), “most common… found… is) và examples (instead of)

Việc tích hợp được đa công dụng của câu văn giúp cho câu văn của bạn không bị rời rạc và đủ thông tin cho người đọc. Đương nhiên việc ghép nối các công dụng của câu văn sẽ cần đến những công cụ quan trọng là từ nối, câu nối và mệnh đề nối. Chi tiết cho các nội dung này sẽ được chia sẻ trong các entry sau.
 
cho mình hỏi 1 câu ko liên quan lắm là ielts listening làm như thế nào.làm sao để làm đk mấy bài nghe?mình nghe cơ mà ko hiểu họ nói j hết cũng ko biết nên lấy key như mọi người nói như thế nào cả?
 
Bên mình thường áp dụng phương pháp Listening for dictation để học viên luyện tập listening for details. Nếu bạn đang ở level thấp thì nên tập với các bài listening chậm trước để hiểu từ từ, không nên ngay lập tức nghe luôn các bài ielts listening tests. Nghe và dictate để làm quen với việc nhận dạng từ. Dictate tức là bạn nghe và chép lại đoạn audio của người ta. Đương nhiên là phải nghe đi nghe lại nhiều lần. Đoạn nào nghe mãi không ra thì mở transcript ra so sánh với những gì mình nghe được, và nghe lại nhìn theo transcript. Còn các biện pháp bổ trợ khác là xem phim không có phụ đề, bật audio tiếng Anh bất kỳ khi nào có thể.
 
Tiếp tục các bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi IELTS writing của Trung tâm Excelsior

Lập dàn ý cho bài viết là một việc mà mọi người thường hay bỏ qua hoặc nếu có bắt tay vào lập dàn ý thì cũng làm rất ẩu. Ví dụ, đối với writing task 1, ngay lập tức thí sinh thường lao vào tìm xem main feature của graph/table là gì, mà quên mất những việc căn bản cần phải làm như sau:
- Đặt câu hỏi "what", "when" và "where" - tức là phải hiểu chart và graph đang nói về cái gì, và unit of measurement của nó là gì. Có sự nhầm lẫn thường gặp giữa "percent" và "percentage" cho nên nếu không nghiên cứu kỹ unit of measurement, thì người viết dễ bị nhầm căn bản về subject của bài viết, và kéo theo đó là cả bài đều "chém gió" lệch trọng tâm. Việc trả lời câu hỏi what còn giúp bạn nhận ra mình phải phân tích subject theo những khía cạnh nào. Với những trường hợp đơn giản chi có 1 graph hoặc line chart chỉ có 1-2 line thì đơn giản. Nhưng với những bài thi khó hơn với 1 chart, 1 table thì nếu bạn không trả lời câu hỏi what cho cẩn thận sẽ dẫn đến nhầm lẫn khi phân tích. 2 câu hỏi còn lại when và where khá đơn giản, và thường có luôn trong bài viết.
- Sau khi xác định được các thông tin cơ bản, bạn sẽ bắt tay vào nghiên cứu main feature. Với line chart, bạn phải nhìn xem xu hướng chung là gì, điểm đầu và điểm cuối, khi nào tăng nhanh tăng chậm. Với bar chart thì phải nhìn xem cao nhất là gì, thấp nhất là gì. Với table thì cần gióng số lớn nhất và nhỏ nhất theo cả hàng ngang và dọc. Nếu đề bài cho dữ liệu theo thời gian thì ngoài việc tìm ra xu hướng theo thời gian, thì cũng nên chia ra làm các giai đoạn với xu hướng giống nhau để phân tích.
- Vậy chọn ra bao nhiêu main feature là đủ? Nếu các bạn đọc kỹ văn mẫu sẽ thấy họ không tham mô tả nhiều. Maximum là 3-4 main feature. Hãy thử tưởng tượng mỗi feature bạn sử dụng 1 câu statement và 1 câu đưa ra số liệu dẫn chứng, như vậy với 4 feature đã là 8 câu, cùng với 1 câu intro và 1 câu conclusion là bạn đã thừa đủ 150 từ.
- Việc tiếp theo cần làm là sắp xếp các main feature theo từng đoạn (thông thường là chỉ 2 đoạn body text). Đoạn đầu tiên luôn luôn là trend mang tính chung, phổ quát và nổi bật. Đoạn thứ 2 có tính chất đi sâu vào các feature, ví dụ như mức độ tăng thay đổi theo từng giai đoạn, hay đặc biệt là correlation hoặc gap/difference giữa các biến số. Ví dụ đề bài line graph về number of book read by boys and girls per year. Thì đoạn 1 sẽ dành để nói về xu hướng chung trong số lượng sách thay đổi theo từng năm, còn đoạn 2 sẽ mô tả về chênh lệch giữa số sách boys and girls read over the years.
- Conclusion: task 1 không bắt buộc có conclusion, nhưng việc có câu tóm lại cả bài sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn. Conclusion sẽ bao gồm 2 phần, mỗi phần là tóm tắt của một đoạn body text bên trên. Lưu ý sử dụng từ nối phù hợp, ví dụ nếu có tính đối sánh thì dùng however hay meanwhile; còn nếu ý chính của 2 đoạn mang tính bổ sung cho nhau thì dùng furthermore hay moreover, tùy theo ngữ cảnh.

Việc lập dàn ý này sẽ giúp bài văn của bạn mạch lạc và sáng tỏ hơn nhiều. Bạn nên tập cho mình tư duy này ngay khi nhìn thấy đề bài, tránh tình trạng viết lan man và tệ nhất là lạc đề. Chúc các bạn học tốt!
 
×
Quay lại
Top