Chia sẻ cảm xúc về người cha . . .

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Nếu chúng ta nghĩ đến Mẹ là nghĩ đến hình ảnh dịu dàng, bao dung, và tận tụy,
Mẹ là bóng mát che chở cho con những buổi trưa hè,
Mẹ là ánh sáng trong đêm thâu khi con lạc bước,
Mẹ là bầu sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn từng ngày...
...thì Cha chính là hình ảnh của một cột trụ vững chắc trong gia đình.
Cha là "mái" của một căn nhà.
Người ta có lối ví von: "Con không cha như nhà không nóc".
Đối với người Á Đông, người Cha trong gia đình thường đóng một vai trò gia trưởng và nghiêm khắc.
Đi đâu xa về, con cái thường xà vào lòng Mẹ để tìm một chút an ủi và vỗ về, chứ ít ai dám xà vào lòng Cha dù trong lòng rất muốn nũng nịu và nhõng nhẽo với Cha mình.
Bên ngoài lớp vỏ nghiêm nghị, nghiêm khắc và cũng có thể gọi là lạnh lùng đó, trong lòng Cha lúc nào cũng nghĩ về con và lo lắng cho tương lai của con cái.
Cha ít khi biểu lộ tình cảm ra ngoài, có khi Cha lại còn che giấu tình cảm cả với con cái chỉ vì sợ con "lờn mặt".
Cha thường bày tỏ nỗi lòng lo lắng cho con thông qua Mẹ. Cha có thể chịu nhiều cực khổ để mong mỏi đàn con có được cơm no áo ấm và được che chở như trong câu ca dao:



"Còn Cha gót đỏ như son
Đến khi Cha mất, gót con dính bùn"


(Ns. st)

Bố tôi...


Từ 5 năm qua, hễ cứ tới ngày Father Day là tôi lại ru rú một mình để gặm nhấm những kỷ niệm về Bố. Lần đầu tiên tôi có cảm giác tủi thân của một đứa trẻ không có bố là ngày Father Day năm đầu tiên khi Bố qua đời.


Hình ảnh Bố cao lớn, nụ cười hiền nhưng nghiêm nghị lại vụt sáng trong ký ức tôi mỗi khi ai đó hỏi về Bố. Dường như những lời dạy dỗ ân cần của Bố vẫn còn vang vẳng bên tai mà đôi lúc tôi tưởng mình vừa được nghe tiếng Người bên cạnh một lần nữa...

Những năm tháng lớn lên trong vòng tay của Bố, vì là con gái rượu nên tôi đã được Bố chiều chuộng dạy dỗ đặc biệt nhất trong nhà. Hễ cứ anh chị nào nhăn nhó ganh tỵ, Bố lại cười hiền xoa dịu "nó là em út mà con...". Bố là người chỉ cho tôi từ cách nấu nồi cơm đầu tiên trong đời, đến bát canh đơn giản mà bố có lần đùa rằng tôi đã đổ lộn chén thuốc bắc chứ không phải nước mắm vào nồi canh làm tôi tưởng thật và sợ bị mẹ cằn nhằn. Rồi những giọt bia đầu tiên Bố cho tôi nếm thử để tôi hiểu tại sao Bố thích có một chai bia vào bữa ăn cho ngon miệng. Thậm chí khi sang mỹ, vì biết tôi thích ăn trái quất (tắc) loại chua ở VN nên Bố đã cố công tìm kiếm và trồng sau vườn để có trái cho tôi ăn thỏa thích mặc dù Mẹ cằn nhằn "ăn nhiều mất máu..."


Tôi lớn dần và dường như xa cách Bố hơn vào những năm tháng ở học đường. Lúc ấy, trái tim tôi dường như "quên" mất Bố vì những rung động đầu đời. Tôi vô tình, tôi xa cách, tôi không còn là út ít của bố khi ước mơ của tôi đã hoàn toàn khác hẳn với mong ước của Bố chờ đợi nơi tôi. Để rồi một ngày khi tình yêu đầu đời của tôi vụt khỏi tầm tay, tôi chợt nhận ra Bố vẫn luôn ở bên cạnh con gái út của Bố. Ngày mà tôi ngồi ủ rũ bên cạnh quan tài của người tôi yêu nhất trong đời, Bố đã đến cầu nguyện cho anh và hôn lên trán tôi rồi bước đi vội vàng để tôi không kịp nhận ra những giọt nước mắt xót thương. Sau này, mẹ kể lại rằng Bố đã khóc cho nỗi đau của con gái mình. Tôi chỉ còn biết ngồi im lặng...


Dù kiếp này có qua đi, kiếp sau tôi vẫn mong được làm con út của Bố.


(Ns. st)

Viết về Cha nhân ngày Hiền Phụ - chủ nhật thứ 3 của tháng thứ 6

Thực tình mà nói nếu ai hỏi tôi giữa cha và mẹ, tôi sẽ thương ai hơn? Chắc chắn tôi sẽ trả lời là tôi thương mẹ tôi hơn vì ngay từ nhỏ hình ảnh của người cha luôn làm cho tôi có một gì đó sợ hơn là thương.

Nói về người cha, thi ca Việt Nam từ ngàn xưa đã đúc kết lại biết bao câu bất hủ như: Công cha như núi Thái Sơn; Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương; Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, cho lý tưởng và cho tương lai…

Tuy nhiên, để nói hay viết nhiều về người cha thì nhiều người không mấy hứng thú để viết, để nói vì nghĩ đến hình ảnh người cha là người ta nghĩ đến một gương mặt cương nghị, nghiêm khắc và hoàn toàn trái ngược với hình ảnh của người mẹ. Chính tôi cũng có những kinh nghiệm tương tự như vậy với người cha sinh thành ra tôi.


Không rõ tự khi nào tôi bắt đầu quen dần với từ Cha, Ba hay Bố (tiếng Việt), Father, Dad (tiếng Anh), Padre, Papá (tiếng Tây Ban Nha), Pa’i (tiếng Guarani) và trong nhiều ngôn ngữ khác để gọi người đã sinh thành ra mình trong thân xác hay trong tinh thần.

Newsun
Tổng hợp từ Internet​

ChaYeu-QuocVuong.jpg
 
×
Quay lại
Top