Chiến sự tàn phá những vùng đa dạng sinh học nhất

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Thông tin sau đây như một lời cảnh báo với các nhà chính trị hiếu chiến, với mọi người trên trái đất: Trên 80 phần trăm vùng có sự đa dạng sinh học nhất thế giới từ năm 1950-2000 đều là vùng xảy ra xung đột võ trang và những địa điểm không an toàn trên thế giới. Một công trình nghiên cứu mới đây của Tạp chí Conservation Biology đã cho thấy như vậy.

Bản nghiên cứu đã so sánh 34 điểm nóng về tính đa dạng sinh học được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế Conservation International (CI) quy định. Sở dĩ những vùng này được coi là cần ưu tiên bảo tồn hàng đầu vì đây là nơi cư trú của ít nhất 42 phần trăm động vật có xương sống và trên một nửa số loài thực vật của toàn thế giới.
2004tanphasinhthai.jpeg






Cái kho chứa đựng sự sống giàu có nhất trên Trái đất cũng lại là khu vực xung đột gay gắt nhất của con người, có thể kể lại cho chúng ta cả về sự đa dạng sinh học trên thế giới lẫn câu chuyện con người đã sinh sống dựa vào thiên nhiên như thế nào – ông Russell A. Mittereier, Chủ tịch CI và một trong những tác giả bản nghiên cứu nói – hàng triệu người nghèo nhất thế giới đã sống tại những điểm nóng này, hoàn toàn dựa vào hệ sinh thái để sống còn. Do vậy nghĩa vụ tinh thần của chúng ta, cũng như trách nhiệm chính trị và trách nhiệm xã hội là bảo vệ những nơi này cùng tất cả nguồn tài nguyên và dịch vụ chúng cung cấp”.

Trên 90 phần trăm cuộc xung đột võ trang lớn – nghĩa là những cuộc làm từ 1.000 người chết trở lên - xảy ra tại những nước có 1 trong số 34 điểm nóng về đa dạng sinh học, trong số đó 81 phần trăm xảy ra ở các vùng có hệ sinh vật đặc hữu. Trong nửa thế kỷ qua, tổng số 23 vùng lâm vào cuộc chiến.

Những thí dụ điển hình về xung đột với thiên nhiên phải kể đến trước hết là cuộc chiến tranh ở Việt Nam, khi chất độc da cam đã phá huỷ lớp bao phủ rừng và vùng ngập mặn ven biển, đến việc khai thác gỗ với tính chất huỷ diệt để lấy tiền phục vụ chiến tranh tại Liberia, Campuchia và CHDC Congo. Trong những cuộc xung đột này, nguồn tài nguyên sinh học bị ảnh hưởng nặng nề và người dân không còn đất sống.

Hậu quả không giới hạn ở thời gian chiến tranh còn xảy ra mà cả trước và sau đó, kéo dài đến ngày nay. Từ việc chuẩn bị chiến tranh đến sau khi ngừng chiến, vùng đa dạng sinh học vẫn tiếp tục bị tàn phá nặng nề.

Đã đến lúc các chính phủ và những tổ chức quốc tế phải phối hợp hành động để nghiên cứu việc lập ra những chiến lược và thực hiện các dự án thông qua các chương trình cụ thể dành riêng cho những khu vực bị chiến tranh tàn phá nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học toàn cầu, khôi phục, duy trì và phát triển các hệ sinh thái lành mạnh. Dĩ nhiên, để thực hiện chiến lược này, nguồn kinh phí không hề nhỏ!
 
Mình ghét chiến tranh!
Mà tình hình giữa campuchia và Thái Lan cũng đang căng thẳng quá!
 
Mình ghét chiến tranh!
Mà tình hình giữa campuchia và Thái Lan cũng đang căng thẳng quá!

Trên 80 phần trăm vùng có sự đa dạng sinh học nhất thế giới từ năm 1950-2000 đều là vùng xảy ra xung đột võ trang và những địa điểm không an toàn trên thế giới.

Những thí dụ điển hình về xung đột với thiên nhiên phải kể đến trước hết là cuộc chiến tranh ở Việt Nam, khi chất độc da cam đã phá huỷ lớp bao phủ rừng và vùng ngập mặn ven biển, đến việc khai thác gỗ với tính chất huỷ diệt để lấy tiền phục vụ chiến tranh tại Liberia, Campuchia và CHDC Congo. Trong những cuộc xung đột này, nguồn tài nguyên sinh học bị ảnh hưởng nặng nề và người dân không còn đất sống.
Khôg ai thih chiến trah cả,cậu ạh...Vì chiến trah,đồng nghĩa với chết chóc...
Và chiến trah Việt Nam mih.đã là một ví dụ về tàn phá môi trường..:KSV@17:
 
×
Quay lại
Top