Chuyện thật về nói dối

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855



I love you, đâu dễ gì mà nói ra được. Nếu ai xổ ra một tràng thật nhanh, thì mức độ chân thật càng thấp.
Chuyện buồn chuyện vui
Lê Hùng Lĩnh (CĐ Phát thanh Truyền hình, TP.HCM) kể về một hồ cá trong ngày cá tháng Tư năm trước: “Một cô bạn gọi điện thoại rủ đi cà phê, mình chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, liền đến ngay chỗ hẹn và ngồi đợi. Một hồi lâu mới biết mình bị lừa. Khi mình kêu trời thì phục vụ quán cũng tủm tỉm cười, vì năm nào quán cũng trở thành... hồ chứa cá”.
Cá tháng Tư cũng có thể là ngày bạn thất tình như anh chàng Nguyên Hùng (sinh viên năm I, khoa tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng). Lần đó, anh chàng nhắn tin thông báo với cô bạn mà mình để ý là mình gặp tai nạn giao thông, đang nằm trong bệnh viện. Dù nhà trọ cách xa trường đến 7km nhưng cô bạn cũng tất bật chạy đến nơi. Tìm hoài không thấy Hùng, gọi điện thì Hùng tắt máy, cô bạn ấy chỉ biết đứng trước cửa bệnh viện và khóc. Lúc ấy, Hùng xuất hiện và bảo rằng muốn thử lòng bạn ấy nhân dịp ngày 1/4. Và, Hùng bị bạn gái nói lời chia tay luôn từ đó…
Ngày Cá tháng Tư năm 2010, Công Tấn (lớp 12 Anh Chuyên Ngoại Ngữ, Hà Nội) theo kế hoạch phải về thăm nhà ở Phú Thọ. Tuy nhiên, có chút thay đổi vào giờ chót, anh chàng ở lại, hẹn hò người ấy đi chơi. Dù trời khá lạnh, Tấn vẫn đứng chờ ở chỗ hẹn suốt buổi, gọi điện cho ấy thì cô bạn cười giòn tan: “Đừng lừa tớ nữa, tớ không ra đâu!” Thanh minh thế nào cô bạn cũng không tin. Tấn đành lủi thủi đi về.
“Thuốc” chống bị câu
Để trở thành người - tránh - lừa - chuyên - nghiệp, thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lí - Giáo dục, ĐH SP TP.HCM)đã chỉ các bạn cách nhận biết đối phương đang nói dối bằng các dấu hiện phổ biến sau:
Dấu hiệu phi ngôn ngữ
- Che miệng khi nói. Do họ tự biết cái miệng xinh xinh của mình đang làm điều xấu, nên họ vô thức che miệng bằng vật gì đó (tay, cuốn tập, chiếc gối) hay bằng cách thường xuyên quẹt mũi.
- Nhìn chếch sang phải, lên trên. Người nói dối thường không nhìn thẳng và sợ nhìn vào mắt nhau. Đồng thời họ sẽ hay nhìn lên, chếch sang phải một chút để tập trung tư duy cho việc tưởng tượng ra tình tiết tiếp theo của câu chuyện không hề có.
- Nhiều động tác thừa. Nghịch tóc, sờ cổ, đan vặn bàn tay… là động tác thường đi kèm với lời nói dối. Thậm chí khuôn mặt sẽ biến sắc vì họ đang không thoải mái và bối rối.
- Cười cười. Người nói đùa thường ít có khả năng tỏ ra tự nhiên, cứ phải cười cười suốt thôi.
Không phải người nói dối nào cũng sở hữa trọn bộ dấu hiệu trên, thường là có 1 -2 trong 4 biểu hiện này.
Những dấu hiệu khác
- Nội dung trái với bình thường. Mỗi người chỉ có một nét tính cách và nét nói chuyện thôi, nếu điều nói ra đột ngột trái ngược với điều thường ngày, buộc chúng ta phải kiểm chứng lại.
- Nói ra quá dễ dàng. Ví dụ: I love you, đâu dễ gì mà nói ra được. Nếu ai xổ ra một tràn thật nhanh, thì mức độ chân thật càng thấp.
Chúng tớ đã làm một cuộc khảo sát mini với hơn 50 teen để bình chọn top 4 những cách nói dối lỗi mốt nhất:
- Nối dối về tai nạn, bệnh tật của mình, của người quen
- Hẹn hò giả
- Tỏ tình
- Treo status thất tình
Dự báo lời nói dối hot nhất “mùa cá” năm 2012:
“Cá tháng Tư năm nay trường mình cho nghỉ học đấy!” Thì đúng rồi, Cá tháng Tư năm nay là chủ nhật mà.
 
đọc để lấy kinh nghiệm năm nay khỏi bị lừa :KSV@05:
 
ko pit nên thanks hay ko nữa, 1-4 nào cũng là mình đi lừa mọi ng thui chớ chưa có ai lừa nổi mình, hehe
đọc xong pài này chắc số lg con mồi sẽ giảm n' lắm, hihi
dù sao kũng thanks cái!
 
×
Quay lại
Top